Dân khóc ròng khi rút tiền từ thẻ ATM

Dân khóc ròng khi rút tiền từ thẻ ATM

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:47
0
Máy hết tiền, đang bảo dưỡng, tạm thời ngừng giao dịch... là những "sự cố" thường thấy ở các cây ATM thời điểm này.

Thực hiện chủ trương của nhà nước về việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, các ngân hàng thương mại đã nỗ lực không ngừng để đưa dịch vụ thẻ trở thành một phương tiện thanh toán đến đại đa số khách hàng. Dịch vụ thẻ không những là một công cụ hữu hiệu để trả lương mà còn để thực hiện các dịch vụ gia tăng, là cầu nối giữa khách hàng và dịch vụ ngân hàng, trở thành một công cụ thanh toán tiện ích đối với ngày càng nhiều người dân Việt Nam.

Bất động sản - Dân khóc ròng khi rút tiền từ thẻ ATM

Nhiều khách hàng gặp sự cố khi rút tiền tại cây ATM

Sau một thời gian khuyến mại, quảng bá để có đầu thẻ lên tới con số hàng chục triệu, tạo sự thuận lợi bằng dịch vụ liên kết các mạng của ngân hàng trong hệ thống cây ATM thì các ngân hàng bắt đầu đồng loạt đòi gia tăng quyền lợi. Khách hàng rút tiền ngoại mạng phải trả phí và loại phí này luôn nhăm nhe tăng. Ngay cả việc rút tiền nội mạng, các ngân hàng cũng đề xuất thu phí. Một số chuyên gia cho rằng, với khoản tiền không nhỏ khách hàng để trong tài khoản thì ngân hàng cũng đã được sử dụng vốn không phải trả lãi. Do vậy, việc thu phí nội mạng khi rút tiền tại ATM là không hợp lý.

Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn cho rằng mình chịu nhiều thiệt thòi trong phong trào sử dụng ATM. Giám đốc một ngân hàng cho rằng: Một cây ATM để được hoạt động đều đặn, ngân hàng phải nạp trung bình 1 tỷ đồng/ngày. Do vậy, nếu không được thu phí nội mạng khi rút tiền tại ATM thì ngân hàng không thể có tiền để bù chi phí. Thực tế, để triển khai dịch vụ thẻ và hệ thống ATM, các ngân hàng phải đầu tư các khoản chi phí lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng về hạ tầng kỹ thuật, chi phí nghiệp vụ, nhân sự trong suốt 10 năm qua nhằm tạo thói quen sử dụng phương tiện thanh toán hiện đại cho người dân.

Bên cạnh việc cung cấp các dịch vụ cơ bản tại ATM như rút tiền, truy vấn thông tin, các ngân hàng đã không ngừng cập nhật thêm nhiều tiện ích như chuyển khoản, thanh toán cước phí điện thoại, phí bảo hiểm, tiền mua hàng hóa/dịch vụ, thanh toán trực tuyến.

"Do vậy, căn cứ trên chi phí thực tế thị trường, theo Luật các tổ chức tín dụng, quy định của Ngân hàng Nhà nước và thông lệ quốc tế, các ngân hàng được quyền thu phí đối với các dịch vụ cung cấp cho khách hàng cũng như các dịch vụ gia tăng trên ATM", giám đốc trung tâm thẻ một NHTM nói.

Tuy nhiên, đứng trước tình hình nền kinh tế vẫn đang gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến đời sống của người dân trong năm 2012, Ngân hàng Nhà nước chủ trương vẫn tiếp tục chưa thu phí giao dịch rút tiền ATM nội mạng, chưa tăng phí giao dịch ATM ngoại mạng. Do vậy, các ngân hàng vẫn chưa thu phí rút tiền mặt nội mạng và giữ nguyên mức phí giao dịch ATM ngoại mạng.

Cuộc "đấu tranh" vì quyền lợi này vẫn đang âm thầm, trong khi chờ thời gian được tiến hành thu phí, các ngân hàng lại hạn chế bớt quyền lợi của khách hàng. Anh Lê Nam Thành (Láng Hạ- Ba Đình- Hà Nội) phản ánh: "Tôi cần rút tiền trong thẻ ATM, nhưng đi gần 10 cây ATM đều không rút được tiền. Cây thì báo hết tiền, cây thì bảo dưỡng, cây thì báo ngừng giao dịch… Cuối cùng, tôi phải vào trụ sở của ngân hàng rút tiền trực tiếp và phải chịu phí. Đúng là tiện ích chẳng thấy đâu chỉ thấy bực mình". Không ít khách hàng còn phàn nàn, chính sách của Nhà nước hạn chế sử dụng tiền mặt, nhưng nếu các cây ATM cứ tiếp diễn tình trạng không rút được tiền sẽ khiến người dân không tin tưởng vào dịch vụ mà quay về sử dụng tiền mặt. Như thế, tất cả những gì toàn hệ thống ngân hàng cố gắng sẽ chỉ còn là con số 0.

Lý giải về những "sự cố" liên quan đến các cây ATM, không ít người đồn đoán, vì chưa được thu phí nên các ngân hàng cố tình không nạp tiền vào cây ATM.

Đứng trước một vấn đề không đạt như mong muốn, con người ta có thể đưa ra nhiều giả thiết tiêu cực. Vì lẽ đó, để khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ ATM, đón nhận tiện ích của ngân hàng, các ngân hàng đừng vì lợi ích cục bộ, hay chính sách chưa kịp thay đổi mà làm mất lòng tin của người dân.

Nguyệt Hà


Cùng chuyên mục

Thị trường khách sạn tại Hà Nội đang trong trạng thái tốt

Thứ 3, 30/04/2024 | 20:22
Du lịch khởi sắc đã tạo đà cho thị trường khách sạn. Theo ông Matthew Powell, hoạt động của các khách sạn ở Hà Nội đã về gần mức trước đại dịch Covid-19.

Hà Nội: Hiện trạng tuyến đường dài 325m được khởi động lại sau 12 năm

Thứ 2, 29/04/2024 | 16:55
Tuyến đường Phương Mai - sông Lừ (quận Đống Đa, Tp.Hà Nội) dài 325m với mức đầu tư 225 tỷ đồng đang khởi động lại sau 12 năm.

Thanh Hóa: Thu ngân sách những tháng đầu năm tăng mạnh

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:31
Các khoản thu từ đất chiếm tỷ trọng lớn, và có mức tăng ấn tượng đã giúp thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thanh Hóa đạt kết quả ấn tượng.

Toàn cảnh dự án của Tân Hoàng Minh bỗng dưng đổi tên

Chủ nhật, 28/04/2024 | 10:06
Dự án D’.Palais de Louis được Tập đoàn Tân Hoàng Minh với quy mô 27 tầng cao và 4 tầng hầm, tổng cộng có 242 căn hộ cao cấp bất ngờ đổi tên thành Hanoi Signature.

Tp.HCM: Mặt bằng bán lẻ nhộn nhịp trở lại, kỳ vọng hồi phục kinh tế

Chủ nhật, 28/04/2024 | 07:00
Sự đổ bộ của các thương hiệu xa xỉ đã giúp giá cho thuê mặt bằng bán lẻ ở các trung tâm thương mại tại Tp.HCM ngày càng tăng.
     
Nổi bật trong ngày

Tp.HCM: Doanh thu du lịch dịp lễ 30/4 và 1/5 ước đạt 3.235 tỷ đồng

Thứ 5, 02/05/2024 | 05:56
Ngày 30/4, Sở Du lịch Tp.HCM cho biết doanh thu dịp lễ 30/4 - 1/5 của ngành du lịch thành phố ước đạt 3.235 tỷ đồng, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Giá vàng 2/5: Vàng SJC giảm về 84,7 triệu đồng/lượng

Thứ 5, 02/05/2024 | 10:17
Sáng 2/5, giá kim loại quý trong nước đồng loạt giảm từ 200 - 600 ngàn đồng/lượng, ngay sau kỳ nghỉ lễ dài ngày kết thúc.