Đằng sau tuyên bố từ bỏ 'chính sách xoay trục châu Á' của TT Trump

Đằng sau tuyên bố từ bỏ 'chính sách xoay trục châu Á' của TT Trump

Thứ 3, 28/03/2017 | 19:57
0
Việc chính quyền Tổng thống Trump tuyên bố chấm dứt chính sách “xoay trục” tới khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, theo Giáo sư Carl Thayer chỉ là sự thay đổi thuật ngữ mà thôi.

Phóng viên báo Người Đưa Tin đã có cuộc phỏng vấn độc quyền Giáo sư Carl Thayer (Học viện Quốc phòng Úc), để cùng mổ xẻ về tuyên bố chấm dứt chính sách “xoay trục” sang khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Tổng thống Trump. 

Theo ông, tại sao chính quyền Tổng thống Donald Trump lại tuyên bố chấm dứt chính sách tái cân bằng hay còn gọi là chính sách “xoay trục châu Á” vào thời điểm này?

Như tôi đã từng nói nhiều lần từ năm ngoái, chính sách "xoay trục" sang châu Á của Mỹ sẽ không còn hiệu lực, một khi Chính quyền ông Obama kết thúc nhiệm kỳ.

Bất kể là ai lên làm Tổng thống Mỹ, thuật ngữ “tái cân bằng” sẽ bị thay thế bởi một ngôn từ khác, nhằm phản ánh những ưu tiên mới của người kế nhiệm.

Và đó chính là lúc diễn ra chuyến thăm châu Á lần đầu tiên trên cương vị Ngoại trưởng của ông Rex Tillerson. Bà Susan Thornton, quyền trợ lý Ngoại trưởng, phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương đã tuyên bố, thuật ngữ “tái cân bằng” giờ đây là cụm từ của quá khứ cùng với chính quyền cũ. Bà cũng nói rằng Chính quyền ông Trump sẽ có đối sách riêng của mình.

Việc không dùng thuật ngữ “tái cân bằng” không phải do áp lực từ bất kỳ quốc gia nào. Tổng thống Trump giờ đang có đối sách kiểu “hòa bình thông qua sức mạnh” (hoặc hiểu là sức mạnh mềm) bằng cách tăng ngân sách quốc phòng thêm 10%, hay tăng cường năng lực Hải quân Mỹ.

Hiện chính phủ của ông Trump đang xây dựng Chiến lược An ninh Quốc gia của Hoa Kỳ để trình lên Quốc hội. Rất có thể chính quyền Tổng thống Trump sẽ công bố một thuật từ chính sách mới dành cho khu vực châu Á cùng lúc với thời điểm công bố bản Chiến lược này.

Tiêu điểm - Đằng sau tuyên bố từ bỏ 'chính sách xoay trục châu Á' của TT Trump

 Ông Carl Thayer (Học viện Quốc phòng Úc). Ảnh: Việt Tuấn

Theo ông, nên hiểu thế nào sự kiện này trong bối cảnh ông Trump có thể sắp có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến trong tháng 4/2017?

Chính quyền ông Trump chắc chắn sẽ không sử dụng lại thuật ngữ “tái cân bằng” hay “xoay trục” bởi lẽ, đó là những cụm từ của thời ông Obama. Thực ra, việc loại bỏ thuật ngữ đó không hề làm suy giảm thế lực của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Vấn đề nhượng bộ chủ yếu của ông Trump đã làm với Trung Quốc chính là tái khẳng định sự ủng hộ của Mỹ với chính sách “Một Trung Quốc”, coi nó là điều kiện tiên quyết khi ông điện đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình.

Chúng ta cũng lưu ý Tổng thống Trump gần đây không còn đề cập, hay nhắc lại việc coi Trung Quốc là “kẻ thao túng tiền tệ” nữa, cũng như ông Trump chưa hề có hành động gì để áp thuế cao lên hàng hóa của Trung Quốc xuất sang Mỹ.

Vấn đề là, Tổng thống Trump cần sự hợp tác của Trung Quốc để giải quyết vấn đề Triều Tiên, được xem là mối quan ngại lớn nhất cho an ninh của Mỹ trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Cuộc gặp của ông Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình tại Mar-a-Lago trong tháng tới sẽ tạo tâm thế linh hoạt, uyển chuyển cho họ.

Tổng thống Trump sẽ giành lợi thế bằng sự chủ động (cuộc gặp gỡ) này bởi qua đó, cả thế giới và người dân Mỹ sẽ có cái nhìn tích cực hơn vào nhiệm kỳ Tổng thống của ông. Hợp tác Mỹ-Trung là cần thiết cho ổn định và an ninh khu vực và cả thế giới.

Vậy việc chấm dứt chính sách “tái cân bằng Châu Á” của Mỹ sẽ tác động thế nào tới các quốc gia được coi là đồng minh của Mỹ trong khu vực, như Hàn Quốc, Nhật Bản, hoặc như Philippines, Thái Lan, Singapore ?

Rõ ràng là Chính quyền Tổng thống Trump đang dành ưu tiên với các đồng minh Đông Bắc Á là Nhật Bản và Hàn Quốc. Đây là điều cần thiết để xử lý được vấn đề Triều Tiên.

Chính quyền Tổng thống Trump sẽ cần vai trò của  Hàn Quốc và Nhật Bản khỏa lấp khoảng trống như là cách an ủi, hợp tác với nhau chặt chẽ theo thế chân vạc, cùng với Mỹ.

Singapore sẽ hoan nghênh các chính sách của Chính quyền Trump theo cái cách gọi là “hòa bình bằng sức mạnh/sức mạnh mềm” một khi mà Mỹ duy trì sự hiện diện và liên đới tới vấn đề thúc đẩy an ninh và ổn định tại khu vực Đông Á.

Là đối tác thương mại lớn của Mỹ, Singapore chịu ảnh hưởng lớn vào mối quan hệ hợp tác song phương Mỹ-Trung hiệu quả.

Xin chân thành cảm ơn ông! 

Xem thêm >> Đối thủ của Putin cùng hàng trăm người bị bắt vì biểu tình trái phép

Hà Nguyên

(Thực hiện)

Cùng tác giả

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.

Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:23
Ngày 23/4 tới, tại Hà Nội, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. Trước thềm sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Mỹ lên kế hoạch nhằm rót thêm 50 tỷ USD cho Ukraine trước thềm bầu cử

Thứ 7, 04/05/2024 | 11:05
Đây là nỗ lực mới nhất của Mỹ nhằm bảo vệ sự hỗ trợ của đồng minh dành cho Ukraine khỏi những thay đổi chính trị ở cả đôi bờ Đại Tây Dương.

Hải quân Mỹ được trang bị tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia mới nhất

Thứ 7, 04/05/2024 | 06:00
Các tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia nói chung có thể được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa chống hạm Harpoon và ngư lôi tùy theo cấu hình và yêu cầu.

Mỹ tung “cú đấm bồi”, quyết dồn dự án LNG của Nga vào đường cùng

Chủ nhật, 05/05/2024 | 06:00
Các lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào dự án Artic LNG 2 của Novatek – nhà sản xuất khí đốt tự nhiên độc lập lớn nhất của Nga – chỉ ngày càng tăng chứ không giảm.

Không thể ngăn bước tiến của Nga, Ukraine mất tuyến phòng thủ phía tây Avdeevka

Thứ 7, 04/05/2024 | 14:00
Xung đột Nga - Ukraine chưa có hồi kết. Thời tiết ấm áp và khô ráo sắp tới dự kiến sẽ khiến căng thẳng leo thang.

Thời điểm bước ngoặt của Nga hé lộ, khí tài Mỹ liệu có thể giúp Ukraine?

Thứ 7, 04/05/2024 | 10:00
Ukraine vẫn đối mặt với “thiếu hụt trầm trọng” hầu hết mọi thứ. Điều này khiến lực lượng Kiev gặp khó trong việc phản ứng trước các hoạt động của Nga.