Đạo luật mang dấu ấn Tổng thống Mỹ Biden: Cần thời gian để cảm nhận

Đạo luật mang dấu ấn Tổng thống Mỹ Biden: Cần thời gian để cảm nhận

Thứ 6, 18/08/2023 | 15:45
0
Đảng Cộng hòa sẽ không bao giờ thành công trong việc bãi bỏ đạo luật này, một khi Đảng Dân chủ vẫn kiểm soát Thượng viện Mỹ.

Tổng thống Joe Biden vừa đánh dấu kỷ niệm một năm ngày ban hành Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) bao gồm các sáng kiến về khí hậu, thuế và chăm sóc sức khỏe, nằm trong chương trình nghị sự “Bidenomics” rộng lớn hơn của nhà lãnh đạo Mỹ.

Phát biểu tại Phòng phía Đông của Nhà Trắng hôm 16/8, ông Biden gọi IRA là “một trong những luật quan trọng nhất từng được ban hành”, nhưng cũng thừa nhận rằng cái tên này là một sai lầm: Sự thành công của IRA, đạo luật hàng đầu mang dấu ấn của ông, không nên được đo lường bằng tác động của nó đối với lạm phát.

Việc ban hành IRA, cùng với Đạo luật Đầu tư cơ sở hạ tầng và Việc làm trị giá 1.200 tỷ USD – bao gồm tài trợ cho việc mở rộng mạng lưới sạc xe điện, đã mang lại cho ông Biden danh hiệu “Tổng thống khí hậu” trên toàn cầu, theo MarketWatch.

Trong khi đó, Đảng Cộng hòa đang lên kế hoạch cắt giảm chi tiêu của IRA cho các sáng kiến môi trường, nếu họ giành được đa số trong cuộc bầu cử vào năm tới. Phe Cộng hòa đang muốn tập trung thúc đẩy độc lập năng lượng của Mỹ trong lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt, cũng như sự phát triển của khu vực tư nhân đối với năng lượng tái tạo như điện gió và điện mặt trời.

Hiện nay, trong tâm trí của một số ít người Mỹ có hiểu biết về IRA, đạo luật của Tổng thống Biden thường được gắn với quá trình khử cacbon.

Ông Biden hy vọng sẽ tái đắc cử trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm tới, và tuần này, ông và chính quyền của mình đã đánh dấu kỷ niệm một năm ban hành IRA bằng cách đi vòng quanh nước Mỹ để quảng bá những lợi ích mà nó mang lại. Vậy đạo luật này đã thực sự có tác động gì?

Cái tên không nói lên tất cả

Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) được đặt tên như vậy nhằm thu hút sự ủng hộ của các cử tri. Khi đạo luật được ban hành vào tháng 8/2022 là khi nhiều người Mỹ đang lo lắng về tình trạng lạm phát cao kéo dài.

Ban đầu, ông Biden đã đưa các chính sách về khí hậu vào chương trình nghị sự “Build Back Better” (xây dựng lại tốt hơn) trị giá trị giá 3.500 tỷ USD của mình, nhưng nó đã sụp đổ vào tháng 12/2021 do sự phản đối ngay từ bên trong Đảng Dân chủ của ông. Sự hồi sinh của chương trình này – dưới hình thức của IRA, một chương trình nhỏ hơn nhiều – là một chiến thắng đáng ngạc nhiên cho Đảng Dân chủ.

Thế giới - Đạo luật mang dấu ấn Tổng thống Mỹ Biden: Cần thời gian để cảm nhận

Tổng thống Joe Biden vẫy tay khi ông có bài phát biểu tại Ingeteam Inc. ở Milwaukee, Wisconsin, ngày 15/8/2023. Ảnh: WPR

Trị giá 433 tỷ USD, IRA có 3 hợp phần chính: Cung cấp các khoản tín dụng thuế và tài trợ để khuyến khích các dự án năng lượng xanh; Mở rộng dịch vụ chăm sóc sức khỏe được chính phủ trợ cấp và giảm chi phí thuốc theo toa; và Huy động thêm nguồn vốn tư nhân thông qua thuế doanh nghiệp.

Không phải tất cả các điều khoản của IRA đều đã có hiệu lực. Các dự án lớn đủ điều kiện nhận hỗ trợ từ đạo luật cần có thời gian để lập kế hoạch và xây dựng, và chính quyền Biden vẫn đang làm việc để phát triển các quy tắc cho hàng chục chương trình mới. Nhưng các khoản đầu tư đã bắt đầu.

Hầu hết số tiền được chi trong khuôn khổ IRA đều hướng tới cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Dữ liệu ban đầu cho thấy các công ty sản xuất thiết bị năng lượng sạch (như tua-bin gió và tấm pin mặt trời) đang tăng cường sản xuất.

Hiệp hội Năng lượng Sạch Mỹ (ACP) cho biết, 83 nhà máy sản xuất đã được công bố kể từ khi IRA được thông qua. Hơn 50 nhà máy sẽ sản xuất thiết bị năng lượng mặt trời. Phần còn lại sẽ chế tạo các bộ phận tua-bin gió hoặc pin.

Tổng cộng, các dự án này thu hút đầu tư trị giá 270 tỷ USD, tương đương với 7 năm đầu tư năng lượng sạch trước đó cộng lại, theo ACP. Các công ty cũng đã công bố khoản đầu tư 53 tỷ USD vào các nhà máy sản xuất xe điện và các bộ phận của xe điện, như pin và bộ sạc, theo một khảo sát do ông Jay Turner, Phó Giáo sư về Nghiên cứu Môi trường tại Đại học Wellesley (Massachusetts, Mỹ), thực hiện.

Cần thời gian để cảm nhận

Vào thời điểm ông Biden nhậm chức Tổng thống Mỹ năm 2021, 50 tỷ USD đã được công bố đầu tư vào xe điện. IRA đã thúc đẩy những xu hướng hiện có này.

Nhiều khoản trợ cấp trong khuôn khổ IRA không có giới hạn trên, nghĩa là, tùy thuộc vào số lượng dự án được khu vực tư nhân đưa ra, chi tiêu cho khí hậu theo đạo luật này có thể dao động từ 369 tỷ USD (dự báo của chính phủ) đến hàng nghìn tỷ USD.

Một số khoản trợ cấp trong IRA được gắn với các mục tiêu phát thải, vì vậy các khoản tín dụng này có thể được phân bổ vào cuối những năm 2060, theo tính toán của công ty tư vấn năng lượng Wood Mackenzie.

Những ưu đãi đó sẽ có tác động mạnh mẽ đến khả năng đạt được các mục tiêu giảm phát thải của Mỹ. Nền kinh tế số 1 thế giới đã cam kết, trong Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu năm 2015, sẽ giảm 50-52% lượng phát thải khí nhà kính so với mức của năm 2005 vào năm 2023.

Một nghiên cứu được công bố hồi tháng 6 trên Tạp chí Science của Hiệp hội Mỹ vì sự tiến bộ khoa học (AAAS) dự đoán rằng, đến năm 2035, IRA sẽ chịu trách nhiệm giảm thiểu 43-48% lượng phát thải khí nhà kính so với mức năm 2005.

Thế giới - Đạo luật mang dấu ấn Tổng thống Mỹ Biden: Cần thời gian để cảm nhận (Hình 2).

Công nhân lắp đặt các tấm pin mặt trời trong giai đoạn hoàn thành mái nhà năng lượng mặt trời rộng 4 mẫu trên nóc cơ sở R&D của AltaSea tại Cảng Los Angeles, California, Mỹ, ngày 21/4/2023. Ảnh: Getty Images

Các chính sách khác của IRA cũng sẽ cần thời gian để cảm nhận. Đạo luật sẽ cho phép chương trình bảo hiểm y tế quốc gia Medicare (chủ yếu dành cho những người trên 65 tuổi) được thương lượng giá thuốc thấp hơn, cũng như đặt giới hạn cho chi phí của một số loại 

Nhưng điều khoản này đến năm 2026 mới có hiệu lực. Trong thời gian chờ đợi, các biện pháp khắc phục nhỏ hơn đã được tiến hành: IRA giới hạn ở mức 35 USD/tháng chi tiêu cho insulin (loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường) đối với những người thụ hưởng một số chương trình Medicare. Eli Lilly, một nhà sản xuất dược phẩm có trụ sở tại bang Indiana, đã tự nguyện hạ giá insulin của mình.

Hồi tháng 4, các thành viên Đảng Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu bãi bỏ IRA. Nỗ lực này sẽ không bao giờ thành công vì nó không thể vượt qua ải Thượng viện nơi Đảng Dân chủ đang kiểm soát.

Trên thực tế, các khu vực bỏ phiếu của Đảng Cộng hòa trên khắp nước Mỹ sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ đạo luật này. Nhiều dự án năng lượng sạch sẽ được chuyển đến các bang “đỏ” (nơi Đảng Cộng hòa chiếm ưu thế), có thể là các trang trại gió ở đồng bằng hoặc các trung tâm hydrogen ở Texas hoặc Utah.

Theo khảo sát của Phó Giáo sư Turner, 47,5 tỷ USD đầu tư xe điện đang hướng đến các “thành trì” của Đảng Cộng hòa, so với 6,7 tỷ USD dành cho các địa điểm do Đảng Dân chủ chi phối.

Điều đó có nghĩa là IRA vẫn có thể an toàn trước sự phản đối gay gắt của Đảng Cộng hòa. Tuy nhiên, những nỗ lực của Đảng Dân chủ nhằm thúc đẩy những thành tựu của đạo luật này hầu như không thành công.

Một cuộc thăm dò trong tháng này cho thấy 2/3 người Mỹ đã nghe thấy rất ít hoặc không biết gì về IRA.

Minh Đức (Theo The Economist, Market Watch)

Cuộc đua giành Thượng viện Mỹ: “Thông lệ đã chết”

Chủ nhật, 13/11/2022 | 11:15
Cuộc đua giành quyền kiểm soát Thượng viện trong cuộc bầu cử giữa kỳ Mỹ năm 2022 đã có đột phá bất ngờ và cho kết quả sớm hơn mong đợi.

Tổng thống Mỹ Biden chuẩn bị ký dự luật 430 tỷ USD về chống lạm phát

Thứ 7, 13/08/2022 | 10:06
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi gọi dự luật này là một đảm bảo cho sự phát triển của các gia đình và sự tồn tại của hành tinh.

Lạm phát lập kỷ lục ở Mỹ, áp lực đè nặng lên ông Biden

Thứ 7, 11/06/2022 | 10:10
Tổng thống Biden phản bác những lời chỉ trích rằng chính quyền của ông đã làm trầm trọng thêm lạm phát bằng cách quá hào phóng với việc phân bổ viện trợ chính phủ.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.
     
Nổi bật trong ngày

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.