Đạp đổ cổng, “nhậu” tại trụ sở VFF: Tình yêu bóng không nằm ở khoảng sân hơn 4 vạn người

Đạp đổ cổng, “nhậu” tại trụ sở VFF: Tình yêu bóng không nằm ở khoảng sân hơn 4 vạn người

Đào Lan Anh
Thứ 3, 11/12/2018 | 16:27
7
“Cuộc đời là một chiếc chăn hẹp, người này ấm thì người kia lạnh”. So sánh thì có phần khập khiễng, nhưng tôi thấy nó dường như đúng trong trường hợp mua vé bóng đá giải AFF Suzuki Cup 2018.

Số lượng vé có hạn còn người hâm mộ thì có lẽ không thể đếm xuể. Lẽ đương nhiên, người này có vé thì ai đó sẽ trắng tay… Nếu nghĩ vậy, người ta sẽ coi việc mua được vé hay không mua được vé trong các trận đấu giải AFF Cup 2018 là điều bình thường. Thế nhưng, sự thật lại trớ trêu thay.

Chiều hôm qua (10/12), tại trụ sở của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), nhiều người xưng là thương binh, ăn vận như thương binh hò nhau lái xe ba gác, đạp đổ cổng VFF rồi lao thẳng vào sảnh. Họ hùng hổ, quát tháo, thậm chí chửi bới, ra “yêu sách” được mua vé trận chung kết Việt Nam – Malaysia.

Không ai tiếp họ, chỉ có lực lượng an ninh vất vả “dẹp loạn”. Và thế là họ bày đồ ăn thức uống, túm tụm vài chục người “nhậu” ngay tại trụ sở của Liên đoàn.

Xi nhan Trái Phải - Đạp đổ cổng, “nhậu” tại trụ sở VFF: Tình yêu bóng không nằm ở khoảng sân hơn 4 vạn người

Hình ảnh những người xưng là thương binh, mặc trang phục của thương binh lái xe ba gác lao đổ cổng VFF.

Đây là cảnh tượng không phải “xưa nay chưa từng thấy”, bởi cách đây khoảng gần 6 năm, tầm tháng 5/2012, một “tiền cảnh” tương tự diễn ra ở trường PTCS Thực Nghiệm (Ba Đình).

Để tranh suất mua hồ sơ thi vào lớp 1 cho con vào ngôi trường danh tiếng nhưng học phí “bình dân”, rất nhiều các bậc phụ huynh xếp hàng dầm mưa trước cổng trường từ đêm hôm trước để chờ đến 6h sáng hôm sau được vào mua hồ sơ xin học lớp 1 cho con.

6h, khi nhân viên bảo vệ mở cửa, hàng trăm người đã xô đổ cửa sắt, thậm chí đục hàng rào cây để lọt vào trong với hi vọng được xếp hàng đầu để mua hồ sơ. Việc lập hàng rào, bắc loa kêu gọi phía nhà trường vô tác dụng.

Trở lại câu chuyện ở trụ sở VFF, hình ảnh những người đạp đổ cổng, ăn nhậu tại trụ sở VFF lan truyền trên mạng xã hội nhanh chóng mặt. Nhiều người thở dài ngao ngán về cách hành xử đó. Vì sao?

VFF dành một số lượng vé bán online để mọi người không cần chen chúc mua tại trụ sở, thông tin này được người hâm mộ đón nhận một cách tích cực. Nhưng “đời không như mơ” khi web bán vé của liên đoàn liên tục sập. Chiếc vé mua bằng đường online chỉ còn là… niềm mơ ước.

Rất nhiều người không mua được vé online cũng đang bức xúc không kém. Thế nhưng, tôi tin, không ai đồng tình với hành động “cào mặt ăn vạ” của những người kia. Chỉ riêng việc chen lấn, xô đẩy khi mua vé đã là sai. Lại còn “chốt hạ” bằng việc lao xe vào trụ sở một cách đầy “thách thức” thì càng không thể chấp nhận được.

Và kết quả là gì? Nếu như ở trường Thực Nghiệm, nhà trường bất lực thông báo hủy buổi bán hồ sơ thì tại trụ sở VFF, ngay sau khi kết thúc ngày mở bán vé đầu tiên trận chung kết lượt về AFF Suzuki Cup 2018, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam đã lập tức gửi công văn đến Bộ Tư lệnh Thủ đô cũng như Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội để ngăn chặn hành vi gây rối mất trật tự tại trụ sở của VFF.

Thêm nữa, VFF cũng thông báo, đơn vị này không tổ chức bán vé cho bất kỳ cá nhân nào kể từ ngày 11/12/2018 tại trụ sở Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.

Bóng đá vốn được mệnh danh là môn thể thao “Vua” bởi sức hút vô tận của nó. Ở Việt Nam, lâu lắm rồi, tình yêu, sự hâm mộ đối với bóng đá mới lại được thổi bùng lên. Đặc biệt kể từ kỳ tích của U23 Việt Nam tại giải U23 Châu Á.

Tình yêu, niềm tự hào và tinh thần dân tộc với bóng đá không chỉ nằm trong khoảng sân có sức chứa hơn 4 vạn người của SVĐ Mỹ Đình. Tình yêu ấy ở khắp các vùng miền của dải đất hình chữ S và biểu hiện một cách đầy tinh tế, văn minh.

Giành thắng lợi trận bán kết lượt về đá với ĐT Philippines, người hâm mộ Việt Nam như nổ tung mọi xúc cảm. Tôi thích cách nghệ sĩ Chiều Xuân mặc chiếc áo dài thanh lịch, một tay vác chiếc cờ đỏ sao vàng trên vai, một tay cầm túi xách, gương mặt rạng rỡ đi trên phố để ăn mừng chiến thắng của ĐT Việt Nam.

Thế nhưng, tôi buồn trước quang cảnh ngập ngụa rác thải ở nơi “chảo lửa” Mỹ Đình khi đã qua những giây phút “nóng” nhất; Ghét những cuộc “đi bão” để lại các cuộc ẩu đả, tai nạn giao thông…

Xin đừng “một phút huy hoàng rồi chợt tắt”. Cảm xúc vốn là khoảnh khắc. Hãy để nó là những khoảnh khắc đẹp.

Nếu có được tấm vé để xuất hiện trên sân, hãy coi đó là sự may mắn. Còn nếu không, đừng sân si mà cứ nghĩ “số phận đã an bài”. Sắm sửa một bữa cơm tươm tất, cả gia đình ngồi quanh chiếc vô tuyến cổ vũ ĐT Việt Nam thi đấu chẳng phải cũng rất tuyệt vời hay sao?

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

Xử lý nghiêm trường hợp quá khích, nhưng phải cải tổ cách làm việc của VFF

Thứ 3, 11/12/2018 | 14:45
Liên quan đến cảnh tượng hỗn loạn tại VFF, theo các chuyên gia pháp lý, cần xử lý nghiêm những trường hợp quá khích, gây rối loạn, nhưng bên cạnh đó cũng phải cải tổ cách làm việc của VFF.

Chủ tịch Hội cựu chiến binh Hà Nội: Không thể chấp nhận việc xưng thương binh, cố thủ đòi mua vé, ăn nhậu ở VFF

Thứ 3, 11/12/2018 | 13:03
Trao đổi với PV, Thiếu tướng Nguyễn Văn Nghinh - Chủ tịch Hội cựu chiến binh Hà Nội khẳng định, những hành vi tự ý xông vào của cựu chiến binh tại trụ sở VFF là hành động không thể chấp nhận được.
Cùng tác giả

CĐV hô “bay lên nào - bay ra ngoài”: Nên tuyên dương, hưởng ứng

Thứ 3, 14/01/2020 | 14:54
Câu cổ vũ đáng yêu, hài hước “bay lên nào là em bay ra ngoài” được vang lên khắp các sân bóng – nơi có sự góp mặt thi đấu của các cầu thủ đội tuyển bóng đá nam Việt Nam. Thế nhưng, sau nhiều lần xuất hiện, chúng bỗng trở thành một câu cổ vũ được cho là phản cảm.

Xử phạt nặng lái xe uống rượu bia: Cơn “địa chấn”... muộn

Thứ 7, 04/01/2020 | 14:28
Nghị định 100/2019/NĐ-CP về việc xử lý người uống rượu bia tham gia giao thông của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2020 đã tạo ra một cơn “địa chấn” đối với xã hội, đặc biệt là với dân bợm nhậu. Nhưng nó, lẽ ra phải thực hiện từ lâu rồi...

Chồng rượu bia tiếp khách: Vợ đay nghiến chỉ phản tác dụng

Thứ 4, 01/01/2020 | 18:00
Đàn ông vốn không phải là kẻ ngang ngạnh, không biết nghe lời. Quan trọng, người phụ nữ nói có “lọt” tai hay không? Nhất là trong chuyện rượu chè tiếp khách.

Những chiếc xe đưa đón học sinh hóa quan tài di động…

Thứ 7, 07/12/2019 | 07:00
Nói mê tín, năm nay có lẽ là năm vận hạn của những chiếc xe đưa đón học sinh. Nhưng nói một cách thực tế, tâm địa những người làm công việc đó không tốt, bị đưa ra ánh sáng.

Thấy gì sau vòng bảng Sea Games 30?

Thứ 6, 06/12/2019 | 14:03
Sau vòng bảng Sea Games 30, thứ chúng ta thấy được là bóng đá vẫn luôn hấp dẫn bởi sự bất ngờ. Và điều đáng bàn, là ĐT Việt Nam đã bản lĩnh vượt qua những kịch bản bất ngờ đó.
Cùng chuyên mục

Vinh của Vinh

Thứ 4, 31/01/2024 | 07:00
Có thể hơi chơi chữ chút, nhưng nó là như thế này, tôi muốn nói về cuốn “Vinh phố của tôi” của Phạm Thùy Vinh.

Trước tiền…

Thứ 2, 09/10/2023 | 07:00
Từ năm 1998, pháp lệnh chống tham nhũng đã được ban hành, và về danh nghĩa nó phải được thực hiện nghiêm túc từ hồi ấy.

Chơi mạng xã hội

Thứ 2, 25/09/2023 | 07:00
Vụ án bà Phương Hằng vừa chấm dứt với bà, còn một số người liên quan vẫn đang... chờ.

Quân hồi vô phèng

Thứ 4, 20/09/2023 | 07:37
Thú thực, cho đến bây giờ tôi vẫn không rõ lắm cái câu mà ngày xưa tôi thấy mẹ tôi hay dùng để mắng chúng tôi khi chúng tôi làm gì đấy mà cụ cho rằng vô tổ chức, vô kỷ luật, trên dưới lộn tùng phèo...

Lại nói về văn học trong nhà trường phổ thông

Thứ 7, 09/09/2023 | 07:07
Văn chương khi được đưa vào nhà trường phổ thông, buộc phải qua một quá trình lựa chọn vô cùng khắt khe...
     
Nổi bật trong ngày

Chuyện bảo tồn văn hóa và du lịch

Thứ 6, 26/04/2024 | 07:00
Thay vì nhà nước bỏ tiền ra để “giữ gìn, phát huy bản sắc” thì doanh nghiệp làm và người dân được thể hiện chính mình.

Có bao giờ bạn nghĩ: Nhiều kiến thức cũng là hạnh phúc?

Thứ 7, 27/04/2024 | 07:00
Quả thật, tôi không dám nghĩ, nếu mình bị tai nạn như người tài xế kia, thì cuộc đời sẽ đi về đâu? Đúng là sinh nghề tử nghiệp. Mấy ai chọn lựa được số mệnh của mình.