Dấu hiệu bệnh trĩ ngoại

Dấu hiệu bệnh trĩ ngoại

Thứ 4, 14/08/2019 | 12:57
0
Trĩ được xếp vào diện bệnh lành lành tính, diễn biến chậm với các triệu chứng lâm sàng có thể kéo dài đến hàng chục năm khiến nhiều người bệnh chủ quan và hầu hết đều chọn cách âm thầm chịu đựng.

Tuy nhiên, ít người biết rằng: Trĩ xử lý không đúng cách sẽ gây thiếu máu, viêm nhiễm hậu môn, thậm chí nhiễm trùng máu, ung thư trực tràng,…

Cần biết - Dấu hiệu bệnh trĩ ngoại

Bệnh có thể được điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm và can thiệp chữa trị đúng cách. Bạn đọc hoàn toàn làm được điều này nếu nắm chắc các dấu hiệu bệnh trĩ ngoại dưới đây.

Những dấu hiệu bệnh trĩ ngoại thường gặp

Bệnh trĩ ngoại hình thành do sự dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn, gây viêm sưng hoặc xuất huyết và tạo thành búi trĩ sa dần ra ngoài hậu môn tùy theo tình trạng bệnh. 

Bệnh trĩ ngoại thường có tỷ lệ mắc phải cao hơn ở những người có thói quen ăn uống không không cân bằng (ăn ít chất xơ, rau quả); bị táo bón kinh niên; công việc ít đi lại; phụ nữ mang thai; do di truyền... Người mắc bệnh trĩ mới đầu chỉ có cảm giác ngứa rát đôi chút, lâu dần sẽ đi ngoài ra máu và đau rát nhiều hơn.

Tùy theo cấp độ diễn biến của bệnh mà trĩ ngoại gây ra nhiều khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt thường ngày, thậm chí nguy cơ bị thiếu máy, apxe hậu môn, ung thư trực tràng là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Phát hiện sớm và điều trị bệnh trĩ ngoại đúng cách là chìa khóa giúp bệnh nhân bị trĩ ngoại nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó chịu này.

Cần biết - Dấu hiệu bệnh trĩ ngoại (Hình 2).

* Dưới đây là dấu hiệu bệnh trĩ ngoại thường được chẩn đoán lâm sàng trong quá trình điều trị thực tế:

- Trĩ độ 1: Ở hậu môn có hiện tượng đi ngoài ra máu, người bệnh sẽ phát hiện khi nhìn thấy máu ở giấy chùi vệ sinh hoặc thấy vài tia máu nhỏ dính lẫn trong phân. Nội soi niêm mạc thấy các nốt to nhỏ khác nhau, mềm và có màu đỏ; các búi trĩ nhỏ và không lòi ra bên ngoài hậu môn.

- Trĩ độ 2: Tình trạng chảy máu cùng với tiết dịch diễn ra nhiều ở hậu môn tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm, sưng và đau đớn; các búi trĩ to hơn và sa ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện nhưng có thể tự thu vào được. 

- Trĩ độ 3: Cảm giác khó chịu và đau đớn tăng lên, búi trĩ ngày càng sưng to hơn, niêm mạc dày lên, có màu hồng đậm và thô ráp. Các búi trĩ khi lòi ra khỏi hậu môn khi đại tiện và không thể tự thu vào được. Lúc này chỉ cần ho, đi bộ hoặc khom người cũng có thể khiến búi trĩ tự sa ra ngoài.

- Trĩ độ 4: Búi trĩ sa hẳn ra ngoài hậu môn và không thể dùng tay nhét vị trí ban đầu được nữa, tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến hoại tử, gây đau nhức và nghẹt búi trĩ.

Cần biết - Dấu hiệu bệnh trĩ ngoại (Hình 3).

Phương pháp điều trị trĩ ngoại an toàn, hiệu quả hiện nay

Bệnh trĩ không chỉ gây ra cảm giác khó chịu, không thoải mái, vướng víu, ngứa ngáy… ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống sinh hoạt, mà còn có thể biến chứng nguy hiểm gây thiếu máu, viêm nhiễm hậu môn, thậm chí nhiễm trùng máu, ung thư trực tràng rất nguy hiểm nếu không được điều trị sớm. 

Do đó, bạn đọc nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám xác định tình trạng bệnh hiện tại từ đó mới xác định được việc phẫu thuật có cần thiết hay không, đừng chần chờ kéo dài thời gian khiến bệnh thêm nặng, gây khó khăn trong quá trình điều trị về sau.

Tại các cơ sở y tế chuyên khoa, sau quá trình chẩn đoán lâm sàng và làm xét nghiệm cần thiết, các bác sĩ sẽ quyết định chẩn đoán trĩ ngoại và phương pháp điều trị như sau:

+ Điều trị nội khoa (dùng thuốc) nếu trĩ ở độ 1 và 2:

Chỉ định các loại thuốc Tây y dạng bôi, đặt hậu môn giúp giảm đau, chống viêm, tiêu sưng, loại bỏ các tác nhân gây bệnh. Kết hợp thuốc Đông y giúp giảm phù nề, giúp co hồi búi trĩ trong thời gian ngắn, nâng cao thể trạng, tránh tái phát.

+ Điều trị ngoại khoa (phẫu thuật) nếu trĩ ở độ 3 và 4:

Đối với những trường hợp mắc bệnh trĩ từ độ 3 trở lên, khi việc uống thuốc không có nhiều hiệu quả điều trị bệnh dứt điểm thì can thiệp ngoại khoa bằng chích xơ, thắt búi trĩ hoặc phẫu thuật là lựa chọn tối ưu nhất.

Sau khi tiến hành phẫu thuật, người bệnh được hỗ trợ điều trị bằng máy hồng ngoại sóng ngắn sẽ giúp hồi phục vị trí thương tổn hiệu quả, thông qua việc tại hiệu ứng nhiệt ở tần suất cao, có khả năng thẩm thấu cao với cả bên trong và bên ngoài các tổ chức mô của cơ thể, nhất là tại vị trí tổn thương sau thủ thuật. 

Bên cạnh đó, bản thân người bệnh cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cân bằng hợp lý, tăng cường chất xơ trong các bữa ăn hàng ngày, tránh dầu mỡ, kiêng cay nóng, chất kích thích,…Đặc biệt, không nên nhịn vệ sinh, không cố rặn khi đi nặng,…để giảm áp lực lên búi trĩ khiến tình trạng bệnh thêm nặng…

Bạn đọc thân mến! Bệnh trĩ có thể được chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và can thiệp đúng cách. Hãy chủ động đến khám chữa tại các cơ sở y tế để biết chính xác bệnh tình, tuyệt đối không tự ý mua thuốc về chữa hoặc chần chờ không khám để tránh khiến bệnh nặng hơn.

Nếu gặp bất cứ khó khăn trong quá trình tìm hiểu dấu hiệu bệnh trĩ ngoại cũng như phương pháp điều trị hiệu quả bệnh lý này, bạn đọc vui lòng liên hệ theo số Hotline: 03.59.56.52.52 – Website: chuabenhtri.vn  hoặc chat tại [tư vấn trực tuyến] để được hỗ trợ nhanh chóng, chính xác.

Nguyễn Trang

Tổng hợp các bệnh phụ khoa phổ biến và cách điều trị hiệu quả

Chủ nhật, 11/08/2019 | 11:00
Hơn 90% phụ nữ Việt Nam đã từng mắc bệnh phụ khoa ít nhất một lần trong đời là con số đáng báo động được công bố mới đây theo số liệu thống kê của Bộ Y tế.

Bệnh bạch cầu là gì? Phân loại và cách điều trị như thế nào?

Thứ 3, 06/08/2019 | 15:37
Bệnh bạch cầu là một căn bệnh rất nguy hiểm, khá phổ biến nhưng lại không được biết đến và quan tâm nhiều. Hiểu biết rõ sẽ giúp bạn có phương pháp điều trị đúng và kịp thời.

5 yếu tố quyết định bệnh nhân xạ trị sống được bao lâu?

Thứ 3, 23/07/2019 | 10:59
Xạ trị là một trong những loại phương pháp chủ yếu được áp dụng để điều trị ung thư giúp bệnh nhân kéo dài thời gian sống. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị cũng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả và thời gian sống của bệnh nhân như: tinh thần, thể trạng, phác đồ điều trị,....

Giải pháp kết hợp điều trị hiệu quả bệnh bạch biến

Thứ 6, 05/07/2019 | 17:31
Bệnh bạch biến là một bệnh vô căn mà da mắc phải không rõ nguồn gốc nguyên nhân và là một dạng rối loạn giảm sắc tố phổ biến, gây mất các tế bào melanocytes, dẫn đến các mảng da, tóc và niêm mạc bị giảm sắc tố.
Cùng chuyên mục

Emguarde - Giải pháp bảo vệ sức khỏe của mọi gia đình khỏi bức xạ điện từ

Thứ 6, 26/04/2024 | 16:08
Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, tuy nhiên sóng điện từ cũng đặt ra những lo ngại về tác động tiêu cực đến với sức khỏe của con người.
     
Nổi bật trong ngày

Thứ “xưa không ai dám ăn” nay thành đặc sản đắt đỏ 1,4 triệu đồng/kg

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:25
Để săn được loại đặc sản này, người dân Tây Ninh phải leo núi, dùng mồi để câu trong những hốc đá cheo leo.

Loại quả dại "xanh lét" trước rụng đầy gốc nay lên tầm đặc sản "một vốn bốn lời"

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:30
Từ loại quả mọc dại, người dân hái "ăn vui miệng", không ngờ khi chế biến lại thành một món ngon bất ngờ, giá cũng đắt đỏ 200.000 đồng/kg.

Loại quả dại "nhỏ xíu" trước rụng đầy gốc không ai nhặt nay "đắt như tôm tươi"

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:30
Từ loại quả dại ít người để ý nhưng với hương vị độc đáo nó bỗng trở thành thứ quà đặc biệt khiến nhiều người săn lùng dù đắt đỏ, có khi lên đến 120.000 đồng.

Người đàn ông bán con chim nặng 1,1kg với giá với giá 4,3 tỷ đồng

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:00
Một người đàn ông đã bán một con chim ưng với giá gần 4,3 tỷ đồng trong một cuộc đấu giá.

Anh nông dân bỏ túi 7 tỷ đồng nhờ trồng cây quen thuộc theo cách "chẳng giống ai"

Thứ 6, 26/04/2024 | 07:30
Khởi nghiệp tại quê hương, nông dân Nguyễn Hữu Tấn đã trồng loại cây quen thuộc "nhiều người mê", không ngờ mỗi năm sản lượng trên 200 tấn, tổng thu gần 7 tỷ đồng.