ĐBQH Phạm Tất Thắng: Ngành giáo dục phải có giải pháp để tuyển dụng được những người phù hợp

ĐBQH Phạm Tất Thắng: Ngành giáo dục phải có giải pháp để tuyển dụng được những người phù hợp

Hoàng Thị Bích
Thứ 4, 29/05/2019 | 06:10
2
Liên quan đến vụ gian lận điểm thi ở Sơn La đang gây xôn xao dư luận, ĐBQH Phạm Tất Thắng nêu quan điểm của mình xoay quanh vấn đề quản lý, giám sát con người ở các địa phương.

Những ngày qua, vụ việc gian lận điểm thi ở Sơn La tiếp tục nhận được sự quan tâm của dư luận, khi có bị can khai, trung bình mỗi trường hợp giúp rút bài, sửa nâng điểm có “giá” là một tỷ đồng. Xoay quanh vụ việc này, nhiều ý kiến cho rằng việc có thể đổi tiền lấy điểm sẽ gây ra nhiều hệ luỵ, cùng với đó trách nhiệm giám sát của địa phương trong việc này ở đâu khi để xảy ra vụ việc tiêu cực không đáng có?

Trước những ý kiến này, bên hành lang Quốc hội phóng viên báo điện tử Người Đưa Tin đã lắng nghe phân tích từ ĐBQH Phạm Tất Thắng (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội).

Xem video: ĐBQH Phạm Tất Thắng nói về gian lận thi cử ở Sơn La

ĐBQH Phạm Tất Thắng nói về gian lận thi cử ở Sơn La

Thưa đại biểu, có thông tin bị can khai mỗi trường hợp nâng điểm có “giá” 1 tỷ đồng/thí sinh, ông đánh giá thế nào về việc chỉ cần chi 1 tỷ mà có thể đỗ được đại học?

Mục tiêu của bất cứ kỳ thi nào, đặc biệt là kỳ thi THPT Quốc gia gắn với mục tiêu là xét tuyển cao đẳng đại học thì kỳ thi đó phải đảm bảo công bằng, chính xác, khách quan.

Còn việc có thể dùng yếu tố tác động ví dụ như quan hệ, tiền bạc để làm sai lệch, thay đổi kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia, đây là việc không được phép diễn ra. Phải đảm bảo được niềm tin của dư luận xã hội, của người dân đối với sự công bằng, chính xác, khách quan của kỳ thi này.  

Vậy ông đánh giá như thế nào về vai trò của chính quyền địa phương trong việc tổ chức thi, coi thi để tránh việc gian lận thi cử như trong kỳ thi vừa qua? 

Ở đây, đúng là cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước là bộ GD&ĐT, và chính quyền các địa phương. Bởi, hầu như việc tổ chức cụ thể là do ngành giáo dục của địa phương, dưới sự chỉ đạo của chính quyền địa phương. Cần có sự tăng cường trong công tác thanh kiểm tra ở các khâu của quá trình tổ chức thi.

Về mặt kỹ thuật, làm sao các khâu, công đoạn của quá trình tuyển sinh càng độc lập, càng khách quan, một người không thể tác động vào quá nhiều khâu. Càng tăng cường công tác thanh kiểm tra thì càng giúp cho kỳ thi diễn ra khách quan.

Thời gian tới, bộ GD&ĐT cần phải làm gì để không xảy ra tình trạng gian lận thi cử trong kỳ thi THPT Quốc gia 2019?

Kỳ thi năm 2018 đã có những sự cố mà báo chí và dư luận xã hội đã trao đổi rất nhiều, những bất cập đó đã được nhận diện, cơ quan quản lý nhà nước, bộ GD&ĐT, các địa phương cũng đã nhìn ra những bất cập đó, tìm hướng giải quyết.

Tuy nhiên, giải pháp kỹ thuật đã đưa ra, nhưng tôi cho rằng yếu tố con người, sự chỉ đạo quyết liệt từ cơ quan quản lý nhà nước, sự phối hợp chặt chẽ từ các địa phương, đặc biệt tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của những người trực tiếp làm thi càng phải được nâng cao. Tôi cho rằng, sự cố và hậu quả của kỳ thi năm 2018 là bài học hết sức nặng nề cho chính người làm công tác thi, cũng như các địa phương.

Tôi mong rằng, kỳ thi tới này diễn ra sẽ đảm bảo công bằng, chính xác, khách quan để vừa thực hiện đúng vai trò, trách nhiệm, chức năng của kỳ thi này, đồng thời không để những sự cố đáng tiếc bằng việc phải mất khá nhiều cán bộ trong kỳ thi này vào năm 2018.

Chính sách - ĐBQH Phạm Tất Thắng: Ngành giáo dục phải có giải pháp để tuyển dụng được những người phù hợp

ĐBQH Phạm Tất Thắng trao đổi bên hành lang Quốc hội.

Ông vừa nói đến yếu tố con người, vậy thì cần phải có những hoạch định như thế nào về yếu tố này?

Trước hết, về yếu tố con người kể cả về bình diện xã hội nói chung và ngành GD&ĐT nói riêng đều có những yêu cầu riêng. Đối với những người làm nhiệm vụ trong các hệ thống, đều yêu cầu tất cả cán bộ công chức, viên chức phải thực thi tốt đạo đức công vụ, phải làm đúng chức trách nhiệm vụ của mình, đề cao yếu tố đạo đức, phẩm chất…

Cho nên, ở đây nằm ở yếu tố cá nhân, có liên quan đến cả môi trường xã hội. Xã hội đa dạng có mặt tốt và xấu. Vấn đề của cơ quan quản lý là làm sao đề xuất có cơ chế để có thể tuyển dụng được người phù hợp nhất với công việc, cả về yếu tố chuyên môn, cả về đạo đức nghề nghiệp.

Cả hệ thống trong đó có ngành giáo dục cũng phải quan tâm để có những điều kiện làm việc tốt, để mỗi một cán bộ, công chức viên chức thực hiện tốt chức năng của mình.

Đồng thời, cần phải có chức năng giám sát, kiểm tra để kịp thời phát hiện những hành vi vi phạm từ lúc còn là biểu hiện, để có hình thức xử lý.

Khi đã có những vụ việc xảy ra thì cần xử lý, điều tra và có xử lý nghiêm khắc theo quy định của pháp luật.

Sau những vụ việc dư luận rất bất bình về ngành giáo dục, vậy theo ông việc này cho thấy điều gì?

Giáo dục là một bộ phận của xã hội, ngành giáo dục có yếu tố đặc thù, đòi hỏi xã hội, mỗi người trong ngành phải đề cao đạo đức nghề nghiệp. Công việc của họ là có trách nhiệm tạo ra một thế hệ công dân, lực lượng lao động cho tương lai. Nên xã hội đòi hỏi cao hơn đối với đội ngũ giáo viên.

Bên cạnh những việc tốt thì vẫn còn những hạt sạn, vi phạm và có lệch chuẩn trong một nhóm đội ngũ giáo viên nhất định. Ngành giáo dục phải có giải pháp để tuyển dụng được những người phù hợp. 

Xin cảm ơn ông!

Clip: Sơn La nhận 1 tỷ để sửa điểm, ĐBQH nói "có cho tôi 1 tỷ cũng không làm"

Thứ 2, 27/05/2019 | 12:02
Bên hành lang Quốc hội, các ĐBQH bày tỏ ngỡ ngàng trước con số tiền tỷ mà cán bộ sở GD&ĐT Sơn La khai nhận để sửa điểm cho thí sinh.

ĐBQH Nguyễn Thị Quyết Tâm: Cơ sở nào giảm biên chế Phó Chủ tịch, Phó Trưởng ban chuyên trách HĐND cấp tỉnh?

Thứ 6, 24/05/2019 | 19:26
ĐBQH Nguyễn Thị Quyết Tâm và một số đại biểu cũng đã bày tỏ ý kiến xoay quanh việc giảm số lượng Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, cấp huyện và giảm số lượng Phó Trưởng ban chuyên trách của HĐND cấp tỉnh. 

ĐBQH Dương Trung Quốc lên tiếng về quan điểm trái chiều xoay quanh luật Phòng chống tác hại rượu bia

Thứ 6, 24/05/2019 | 20:00
Chia sẻ về phát biểu gây tranh cãi tại nghị trường Quốc hội ngày 23/5 về luật Phòng, chống tác hại rượu, bia, ĐBQH Dương Trung Quốc nói: “Nhiều người bảo là tôi lobby, bảo vệ cho các doanh nghiệp rượu bia, tôi nghĩ rằng tại sao lại không lobby nếu việc lobby đó là chính đáng”.
Cùng tác giả

Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Thứ 5, 02/05/2024 | 18:16
Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của UBTVQH và Quốc hội. 

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội với ông Vương Đình Huệ

Thứ 5, 02/05/2024 | 18:08
Quốc hội thống nhất miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi làm nhiệm vụ ĐBQH khóa XV đối với ông Vương Đình Huệ.

Nhầm liều vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng phải nhập viện

Thứ 5, 02/05/2024 | 14:23
Bệnh nhi 6 tháng tuổi nhập viện trong tình trạng quấy khóc, nôn, đi tiểu nhiều, có dấu hiệu mất nước nặng do ngộ độc vitamin D.

Vụ nổ lò hơi: Bộ Y tế yêu cầu tập trung cấp cứu người bị nạn

Thứ 4, 01/05/2024 | 22:04
Liên quan đến vụ nổ lò hơi ở tỉnh Đồng Nai, Bộ Y tế yêu cầu phối hợp chặt chẽ với các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế tại khu vực phía Nam trong việc chuyển tuyến...

Giả mạo website Bộ TT&TT lừa người dân cài ứng dụng chứa mã độc

Thứ 4, 01/05/2024 | 10:54
Khi truy cập vào trang web "vietgcv [.] cc" giả mạo website Bộ TT&TT, người dùng bị dụ cài ứng dụng có chứa mã độc. 
Cùng chuyên mục

Đề xuất đưa Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS vào thực tiễn từ 1/7/2024

Thứ 5, 02/05/2024 | 15:56
Các Bộ, ngành liên quan đang đề xuất cho phép Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7, sớm hơn 6 tháng so với quyết định cũ.

Các trường hợp người sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất không được cấp "sổ đỏ"

Thứ 5, 02/05/2024 | 15:36
Quy định “các trường hợp không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất” là điểm mới của Luật Đất đai 2024.

Đề xuất một số tình huống khám chữa bệnh được hưởng BHYT 100%

Thứ 5, 02/05/2024 | 10:00
Bộ Y tế đề xuất quy định mức hưởng BHYT 100% cho các trường hợp không phải theo trình tự, thủ tục khám chữa bệnh BHYT, phân cấp chuyên môn, kỹ thuật.

Phát huy nguồn lực từ kiều bào: Định vị và xây dựng thương hiệu Tp.HCM

Thứ 5, 02/05/2024 | 09:00
Việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Tp.HCM sẽ được tăng cường hơn, nhằm thu hút nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp cho Tp.HCM.

Xây dựng hệ sinh thái công nghiệp xanh thân thiện với môi trường

Thứ 4, 01/05/2024 | 14:00
Nghệ An xác định chuyển đổi theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn trong các khu công nghiệp là yếu tố để nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững.
     
Nổi bật trong ngày

Xây dựng hệ sinh thái công nghiệp xanh thân thiện với môi trường

Thứ 4, 01/05/2024 | 14:00
Nghệ An xác định chuyển đổi theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn trong các khu công nghiệp là yếu tố để nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững.

Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Thứ 4, 01/05/2024 | 21:57
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả và gửi lời thăm hỏi, động viên gia đình, các nạn nhân vụ nổ lò hơi làm 6 người tử vong tại Đồng Nai.

Các trường hợp người sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất không được cấp "sổ đỏ"

Thứ 5, 02/05/2024 | 15:36
Quy định “các trường hợp không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất” là điểm mới của Luật Đất đai 2024.

Đề xuất đưa Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS vào thực tiễn từ 1/7/2024

Thứ 5, 02/05/2024 | 15:56
Các Bộ, ngành liên quan đang đề xuất cho phép Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7, sớm hơn 6 tháng so với quyết định cũ.

Lái xe qua trạm thu phí nhưng không đủ tiền trong tài khoản trả phí, có bị xử phạt?

Thứ 4, 01/05/2024 | 09:01
Lái xe qua trạm thu phí nhưng không đủ tiền trong tài khoản trả phí tự động có bị phạt hay không là vấn đề được nhiều người quan tâm.