Đề xuất sớm giải quyết rủi ro TPDN, nhất là nhóm doanh nghiệp BĐS

Đề xuất sớm giải quyết rủi ro TPDN, nhất là nhóm doanh nghiệp BĐS

Nguyễn Thị Hồng Nhung
Thứ 7, 17/12/2022 | 11:23
0
Đây là một trong những kiến nghị được TS. Cấn Văn Lực nêu tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5 nhằm ổn định nền kinh tế.

Ngày 17/12, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5 với chủ đề "Kinh tế Việt Nam 2023: Ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn, vững vàng vượt qua thách thức" đã diễn ra dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV đã có bài tham luận với chủ đề "Lành mạnh hóa thị trường tài chính Việt Nam để phát triển kinh tế bền vững - Thực tiễn năm 2022 và những vấn đề đặt ra năm 2023". 

Đánh giá chung về tình hình kinh tế thế giới, TS. Cấn Văn Lực cho biết, trong 2 tháng đầu năm 2022, kinh tế thế giới đã phục hồi tốt sau khi dịch bệnh được kiểm soát và hầu hết các nước dần mở cửa nền kinh tế.

Tuy nhiên, kinh tế toàn cầu đã đánh mất cơ hội phục hồi khi khủng hoảng nổ ra tại Ukraine.  Từ đó, tác động tiêu cực đến sức cầu, chuỗi sản xuất, cung ứng, giá cả hàng hóa và lạm phát, thị trường tài chính – tiền tệ, tăng rủi ro an ninh năng lượng, an ninh lương thực ở nhiều nước. 

Bên cạnh đó, lạm phát tăng mạnh tại hầu hết các nước, buộc NHTW các nước liên tục tăng lãi suất nhanh và mạnh; mặt bằng lãi suất, tỷ giá tăng nhanh; giảm mạnh sức cầu thương mại, đầu tư, tiêu dùng, tăng rủi ro tài chính, rủi ro nợ tại nhiều quốc gia, nguy cơ suy thoái hiện hữu.

8 kết quả tích cực, 6 khó khăn của kinh tế Việt Nam

Trước bối cảnh đó, TS. Cấn Văn Lực nhận định, kinh tế Việt Nam được dưới nỗ lực của Đảng và Nhà nước, doanh nghiệp và người dân đã đạt được 8 kết quả tích cực. Theo đó, dịch bệnh về cơ bản được kiểm soát tốt, tạo điều kiện thuận lợi để hồi phục mọi hoạt động kinh tế xã hội từ tháng 3/2022.

Bên cạnh đó, kinh tế phục hồi mạnh mẽ với sản xuất công nghiệp (IIP) dự báo cả năng tăng khoảng 10% so với năm trước; tiêu dùng phục hồi nhanh với doanh thu bán lẻ tăng khoảng 15-16%.

Ngoài ra, TS. Cấn Văn Lực chia sẻ, xuất nhập khẩu tăng trưởng tích cực, trong đó, xuất khẩu năm 2022 ước đạt 380-384 tỷ USD, tăng khoảng 14%, cán cân thương mại thặng dư (khoảng 10 tỷ USD), góp phần hỗ trợ ổn định tỷ giá và các cân đối vĩ mô khác. Giải ngân FDI tiếp tục khả quan, ước đạt 21-22 tỷ USD, tăng 13% so với năm trước.

Thu chi ngân sách đạt kết quả tích cực nhờ kinh tế phục hồi; trong đó ước thu ngân sách cả năm 2022 vượt 14% kế hoạch đề ra và tăng mạnh 20% so với cùng kỳ năm 2021, giúp ngân sách Nhà nước (NSNN) thặng dư (một phần là do chi đầu tư phát triển còn ở mức thấp so với kế hoạch).

Đồng thời, lãi suất và tỷ giá tăng mạnh song vẫn trong tầm kiểm soát; dự báo tỷ giá năm 2022 tăng khoảng 8-9% so với đầu năm (trong bối cảnh đồng USD tăng giá (chỉ số DXY) đã tăng khoảng 12% so với đầu năm).

Hoạt động doanh nghiệp phục hồi mạnh, nhờ các hoạt động kinh tế - xã hội được mở rộng; dù vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức khi lãi suất, tỷ giá tăng, khả năng tiếp cận vốn khó khăn hơn và nhu cầu bên ngoài suy giảm.

Tăng trưởng GDP năm 2022 ước đạt khoảng 8%; lạm phát được kiểm soát tốt, với CPI bình quân dự báo tăng khoảng 3,3%.  

Bất động sản - Đề xuất sớm giải quyết rủi ro TPDN, nhất là nhóm doanh nghiệp BĐS

TS. Cấn Văn Lực nêu 8 kết quả tích cực, 6 khó khăn của kinh tế Việt Nam.  

Bên cạnh những thành quả tích cực trên, TS. Cấn Văn Lực cho rằng: “Kinh tế Việt Nam vẫn phải đối mặt với 6 khó khăn, thách thức chính.

Đầu tiên, môi trường quốc tế đang kém thuận lợi; một số khu vực, quốc gia, đặc biệt là các đối tác kinh tế lớn của Việt Nam có thể rơi vào suy thoái nhẹ, làm giảm lực cầu xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng và du lịch quốc tế.

Ngoài ra, công tác giải ngân đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình phục hồi 2022-2023 vẫn còn chậm; áp lực lạm phát, tỷ giá, lãi suất còn tăng và vẫn là thách thức lớn trong năm 2023".

Thách thức tiếp theo được ông Cấn Văn Lực đề cập là áp lực đến từ nợ xấu tiềm ẩn có thể gia tăng trong thời gian tới; rủi ro thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản và thanh khoản hệ thống ngân hàng chưa giảm rõ rệt; thị trường lao động xuất hiện dấu hiệu đáng lo ngại. 

Đề xuất cơ cấu lại các tổ chức tài chính và thị trường tài chính

Trước bối cảnh trên, TS Cấn Văn Lực đã đưa ra 9 kiến nghị đối với Quốc hội và Chính phủ.

Đầu tiên, ông Lực cho rằng cần tiếp tục kiên định ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, tiếp tục đẩy nhanh các cấu phần trong Chương trình phục kinh tế - xã hội 2022- 2023, các chương trình mục tiêu quốc gia và giải ngân đầu tư công. 

Song song với đó, Chính phủ có đề án, kế hoạch cụ thể về giải quyết bài toán vốn cho doanh nghiệp, hộ gia đình vừa đảm bảo phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, vừa đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống tài chính – bất động sản; trong đó, cần sớm giải quyết rủi ro trái phiếu doanh nghiệp, nhất là nhóm doanh nghiệp bất động sản.

TS. Cấn Văn Lực đề xuất hoàn thiện thể chế, tăng cường kiểm tra, giám sát, nâng cao tính minh bạch, chuyên nghiệp và hiệu quả cho thị trường tài chính, quan tâm kiểm soát rủi ro hệ thống tài chính; tăng cường củng cố niềm tin của nhà đầu tư, tăng cường giáo dục tài chính. 

Đồng thời, cần đẩy nhanh quá trình sửa đổi các Luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản (như Luật đất đai, Luật Nhà ở, Luật kinh doanh BĐS), lĩnh vực tài chính như Luật Chứng khoán, luật các tổ chức tín dụng, luật DN và đấu giá, đấu thầu. 

Bất động sản - Đề xuất sớm giải quyết rủi ro TPDN, nhất là nhóm doanh nghiệp BĐS (Hình 2).

Đề xuất đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các bộ Luật liên quan đến bất động sản.  

Đối với NHNN, Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan, TS. Cấn Văn Lực kiến nghị đẩy nhanh tiến độ ban hành, tháo gỡ vướng mắc văn bản pháp lý hỗ trợ chuyển đổi số, Fintech và giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 2% thuộc Chương trình phục hồi. 

Cùng với đó, đẩy nhanh tiến độ cơ cấu lại các tổ chức tài chính và thị trường tài chính (theo các đề án đã ban hành); lưu ý đảm bảo thanh khoản hệ thống TCTD, an toàn của các công ty chứng khoán, hạn chế tối đa tác động lan truyền, sửa các quy định về trái phiếu doanh nghiệp.

Cuối cùng, ông Cấn Văn Lực cho rằng Bộ Tài chính, UBCKNN cần sớm phát triển các sản phẩm chứng khoán phái sinh mới như hợp đồng tương lai trên chỉ số cố phiếu khác, hợp đồng tương lai trên cổ phiếu đơn lẻ, hợp đồng quyền chọn,... nhằm đa dạng hóa sản phẩm, khắc phục hạn chế của HĐ tương lai chỉ số VN30 hiện tại, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Xem thêm tại >>> Phải giải ngân 700.000 tỷ đồng tổng vốn đầu tư công trong năm 2023

UBCKNN hiến kế tháo gỡ khó khăn cho thị trường chứng khoán.

Tập đoàn Thành Nam thu hồi gần 200 tỷ đồng đầu tư bất động sản Hà Nội

Thứ 6, 16/12/2022 | 11:55
Trước đó vào tháng 9/2022, Tập đoàn Thành Nam cũng đã thu hồi vốn đầu tư BĐS tại Đà Nẵng do chưa hiệu quả và không đem lại lợi nhuận.

Cổ phiếu ngân hàng "nổi sóng", nhóm bất động sản ngược dòng đỏ lửa

Thứ 5, 15/12/2022 | 16:01
Trạng thái giằng co liên tiếp đã khiến VN-Index chỉ tăng gần 5 điểm khi kết phiên, thanh khoản thị trường vẫn duy trì ở mức thấp .

Thủ tướng yêu cầu các bộ gỡ khó cho thị trường bất động sản

Thứ 4, 14/12/2022 | 21:03
Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản yêu cầu các bộ, ngành và địa phương kịp thời tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở ổn định, lành mạnh.

Sắp diễn ra Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5

Thứ 2, 12/12/2022 | 10:18
Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5 được tổ chức với chủ đề "Kinh tế Việt Nam 2023: Ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn, vững vàng vượt qua thách thức".

Tìm giải pháp thúc đẩy phát triển tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2022

Chủ nhật, 05/06/2022 | 12:08
Lần đầu tiên, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam được tổ chức tại Tp.HCM đã mang tới thông điệp về sự phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19 của địa phương này.
Cùng tác giả

Gỡ vướng cho trái phiếu xanh

Chủ nhật, 05/05/2024 | 08:00
Trái phiếu xanh - một công cụ tài chính phổ biến trên thế giới hiện nay nhưng khi triển khai tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp than “khó” để tiếp cận.

Chủ tịch CEO Group: DN đang xem xét huy động vốn từ kênh trái phiếu

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:23
Trong thời gian tới, Tập đoàn CEO cần nguồn vốn lớn để phát triển 2 sản phẩm chủ lực là nhà ở có chức năng sử dụng hỗn hợp và các dự án khu công nghiệp lớn.

Đề xuất đưa Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS vào thực tiễn từ 1/7/2024

Thứ 5, 02/05/2024 | 15:56
Các Bộ, ngành liên quan đang đề xuất cho phép Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7, sớm hơn 6 tháng so với quyết định cũ.

Yếu tố cản bước doanh nghiệp hướng đến “màu xanh” trong xây dựng

Thứ 3, 30/04/2024 | 10:40
Sự thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm, giá thành vật liệu cao là những yếu tố khiến vật liệu xanh trong xây dựng vẫn chưa thực sự được sử dụng rộng rãi.

TGĐ VPBank: Nợ BĐS có khả năng xử lý cao nhất, tỉ lệ mất thật rất thấp

Thứ 2, 29/04/2024 | 13:00
Đánh giá về tiềm năng cho vay BĐS trong năm 2024, Tổng Giám đốc VPBank cho biết đây là nhóm ngành tiềm năng, mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng.
Cùng chuyên mục

Lâm Đồng: Rà soát các dự án đầu tư BĐS tại Đà Lạt và Bảo Lộc

Thứ 7, 04/05/2024 | 20:36
UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu kiểm tra, rà soát các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản trên địa bàn Tp.Đà Lạt và Tp.Bảo Lộc.

Thị trường căn hộ dịch vụ tại Hà Nội tiếp tục đà tăng

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:00
Năm 2024, thị trường căn hộ dịch vụ tại Hà Nội được dự đoán tiếp tục đà tăng nhờ nguồn vốn nước ngoài dồi dào và sự cải thiện của hệ thống cơ sở hạ tầng.

Tp.HCM: Tín hiệu tích cực từ doanh thu kinh doanh bất động sản

Thứ 7, 04/05/2024 | 13:06
Các giải pháp kích cầu dần dần có tác dụng khi thị trường bất động sản tại Tp.HCM đã có dấu hiệu khởi sắc, ghi nhận giao dịch nhộn nhịp hơn.

Thị trường khách sạn tại Hà Nội đang trong trạng thái tốt

Thứ 3, 30/04/2024 | 20:22
Du lịch khởi sắc đã tạo đà cho thị trường khách sạn. Theo ông Matthew Powell, hoạt động của các khách sạn ở Hà Nội đã về gần mức trước đại dịch Covid-19.

Hà Nội: Hiện trạng tuyến đường dài 325m được khởi động lại sau 12 năm

Thứ 2, 29/04/2024 | 16:55
Tuyến đường Phương Mai - sông Lừ (quận Đống Đa, Tp.Hà Nội) dài 325m với mức đầu tư 225 tỷ đồng đang khởi động lại sau 12 năm.
     
Nổi bật trong ngày

Tp.HCM: Tín hiệu tích cực từ doanh thu kinh doanh bất động sản

Thứ 7, 04/05/2024 | 13:06
Các giải pháp kích cầu dần dần có tác dụng khi thị trường bất động sản tại Tp.HCM đã có dấu hiệu khởi sắc, ghi nhận giao dịch nhộn nhịp hơn.

Thị trường căn hộ dịch vụ tại Hà Nội tiếp tục đà tăng

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:00
Năm 2024, thị trường căn hộ dịch vụ tại Hà Nội được dự đoán tiếp tục đà tăng nhờ nguồn vốn nước ngoài dồi dào và sự cải thiện của hệ thống cơ sở hạ tầng.

Giá vàng 5/5: Giá vàng SJC cao chót vót, sát mốc 86 triệu đồng/lượng

Chủ nhật, 05/05/2024 | 09:24
Giá vàng thế giới kết thúc 1 tuần giảm giá trong bối cảnh nhà đầu tư chốt lời. Trong khi ở thị trường trong nước, vàng miếng SJC tiến sát mốc 86 triệu đồng/lượng.

Xuất khẩu điện thoại và linh kiện mang về hơn 18,4 tỷ USD

Chủ nhật, 05/05/2024 | 06:15
Lũy kế 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD, tăng 6,6% so với 4 tháng năm 2023.

Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc nhưng vẫn còn nhiều thách thức

Thứ 7, 04/05/2024 | 05:28
4 tháng đầu năm, xuất khẩu hồ tiêu đạt 83.783 tấn, trị giá 353 triệu USD, giảm về lượng nhưng tăng về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.