Điểm khác biệt thú vị trong lễ cúng ông Công ông Táo ở 3 miền

Điểm khác biệt thú vị trong lễ cúng ông Công ông Táo ở 3 miền

Thứ 7, 14/01/2023 | 07:10
0
Các gia đình Việt đều cúng ông Công ông Táo trong ngày 23 tháng Chạp, tuy nhiên cách thực hiện ở 3 miền Bắc-Trung-Nam lại có sự khác biệt thú vị.

Thời gian cúng ông Công ông Táo

Người miền Bắc thường cúng ông Công ông Táo khá sớm. Thường từ ngày 20 tháng Chạp đã rất nhiều nhà làm lễ và 12h trưa 23 tháng Chạp là mốc sau cùng. Mọi người quan niệm rằng cần cúng sớm để các Táo thần nhận lễ vật để lên chầu trời đúng hẹn. Nếu chiều hoặc tối ngày 23 mới cúng thì e rằng khi ông Táo lên đến thiên đình thì Ngọc đế đã bãi triều mất rồi. Mặt khác, nếu cúng muộn, ông Táo không chờ được để nhận lễ vì đã lên chầu từ trước.

Tại miền Trung, thời gian cúng ông Công ông Táo là đêm 22, rạng 23 âm lịch.

Còn tại miền Nam, người dân thường làm lễ vào buổi tối, từ 20h - 23h, sau bữa ăn tối của gia đình. Họ quan niệm đó là lúc công việc bếp núc đã hoàn tất, gia chủ không còn làm phiền các Táo nữa nên mới có thể tiễn các Táo lên chầu trời.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo

Đời sống - Điểm khác biệt thú vị trong lễ cúng ông Công ông Táo ở 3 miền

Ở miền Bắc, mâm cỗ cúng ngày lễ ông Công ông Táo đủ các món ăn truyền thống như xôi, gà, giò, chả, canh măng, nem... Đặc biệt, mâm cỗ cúng ở nhiều địa phương khu vực Bắc bộ sẽ có xôi chè, thường là chè bà cốt, nấu bằng nếp cái, xôi vò, đường nâu và gừng.

Tại miền Trung, một số vùng như Huế và Hội An có tục cúng tượng đất Táo quân và dựng cây nêu sau ngày 23 tháng Chạp. Bộ tượng đất có đầy đủ đồ cúng, hoa tươi, hoa quả, đặt tượng mới và tượng cũ cạnh nhau. Mâm cơm phải có cá thu hoặc cá ngừ.

Đời sống - Điểm khác biệt thú vị trong lễ cúng ông Công ông Táo ở 3 miền (Hình 2).

Tại miền Nam, do có sự giao thoa văn hóa nên mâm cúng của người miền Nam cũng có sự tương đồng với người miền Bắc. Ngoài những món mặn chủ đạo như: Nem, giò, bánh chưng, hành muối, gà luộc... người miền Nam có thêm một đĩa đậu phộng, kẹo vừng đen...

Phương tiện “lên chầu” của ông Táo 

Đời sống - Điểm khác biệt thú vị trong lễ cúng ông Công ông Táo ở 3 miền (Hình 3).

Lễ cúng ông Công, ông Táo của người Bắc không thể thiếu cá chép, vật cưỡi của Táo quân khi lên chầu trời.Tùy quan điểm của từng gia đình mà lễ vật là cá chép sống hay cá chép giấy.

Đối với cá sống, những năm gần đây hầu hết mọi người mua loại cá chép đỏ bé xinh được nuôi chuyên dùng cho việc phóng sinh và thả trong ngày 23 tháng Chạp.

Số cá chép được dâng cúng cũng khác nhau tùy từng gia đình, phổ biến nhất là 3 con cho 3 vị. Sau lễ cúng, cá chép được thả ở ao hồ, vừa để Táo quân có phương tiện chầu trời, vừa có ý nghĩa phóng sinh, tích đức hành thiện.

Bàn thờ Táo Quân của người miền Bắc thường bày cao hơn bàn thờ tổ tiên, trên đó gồm bộ mũ, hia. Khi đã cúng xong, họ đốt vàng mã và tiễn ba ông đầu rau trong bếp bằng cách thả xuống ao, sau đó thay ba ông đầu rau mới vào bếp và cả bộ mũ trên bàn thờ.

Theo quan niệm, ngày này là thời gian nghỉ ngơi cũng như bàn giao của Hành khiển và Táo Quân nên các gia đình nên dọn dẹp lại bàn thờ tổ tiên, đốt hết chân nhang cũ và lau chùi bát hương sạch sẽ để chuẩn bị đón năm mới.

Người miền Trung cũng cúng ông Công ông Táo nhưng phong tục lại khác so với người miền Bắc. Họ vừa thờ Táo Quân trên Trang Ông, vừa thờ trên bàn thờ bếp. Vào tối 30, mùng 1 và ngày rằm, gia chủ đều dâng hoa quả hay thắp nén nhang trên bàn thờ, còn ngày thường thì phải thắp đèn dầu trong bếp, người phụ nữ trong nhà có trách nhiệm giữ sạch sẽ và yên tĩnh nơi bếp núc.

Thay vì cá chép, người dân nhiều nơi ở miền Trung cúng ngựa giấy như đối với những vị thần khác. Thường họ dâng một con ngựa giấy có yên cương đầy đủ, không cúng áo mũ cho các Táo như người miền Bắc.

Người miền Trung thường làm lễ tiễn Táo Quân sẽ lên thiên đình vào ngày 23 tháng Chạp rất trọng thể. Việc đầu tiên là phải thay cát mới trong lư hương và lau dọn bàn thờ ông Táo sạch sẽ. Sau khi cúng xong, tượng ba ông Táo cũ bằng đất nung được tiễn khỏi bàn thờ bếp và đặt cạnh các am miếu ở đầu xóm hay ở dưới gốc cây cổ thụ ngã ba đường. Tiếp đó, họ sẽ rước tượng ba ông Táo mới lên bàn thờ để bắt đầu một năm làm việc tiếp theo.

Người dân Huế còn có tục dựng cây nêu trước sân nhà hay sân đình trong sáng ngày 23. Lễ cúng chiều 30 Tết, họ lại rước thần về và sáng mồng 1 Tết an vị ông Táo mới. Điều đặc biệt là người Huế khi cúng lễ gì trong nhà cũng khấn vái để mời Thần Bếp về chứng giám.

Còn ở miền Nam, thường người dân sẽ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.

Minh Hoa (t/h)

Rau xào thập cẩm vừa đẹp, vừa ngon cho mâm cúng ông Công ông Táo

Thứ 3, 18/01/2022 | 07:00
Không chỉ thơm ngon, món rau xào thập cẩm còn giúp mâm cúng ông Công ông Táo thêm đủ đầy.

Người dân tấp nập sắm lễ cúng ông Công ông Táo

Thứ 5, 04/02/2021 | 10:07
Sớm ngày 4/2 (23 tháng Chạp) người dân đã tập nập đi chợ mua đồ sắm lễ phục vụ cúng ông Công ông Táo.

Cách làm xôi gấc đẹp mắt cúng ông Công ông Táo

Thứ 4, 03/02/2021 | 15:23
Xôi gấc có màu đỏ đẹp mắt, hương vị thơm ngon nên được nhiều bà nội trợ lựa chọn cho mâm cỗ cúng ông Công ông Táo.

Chỉ cần thêm chút nguyên liệu này, gà cúng ông Công ông Táo vàng ươm, không nứt

Thứ 3, 02/02/2021 | 09:00
Gà cúng ông Công ông Táo là món không thể thiếu trong mâm cúng. Chỉ cần thêm chút nguyên liệu dưới đây, đảm bảo gà ngon, vàng ươm.
Cùng chuyên mục

Tp.HCM: 2 thẩm mỹ viện ngang nhiên hoạt động trái phép

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:45
2 cơ sở thẩm mỹ hoạt động trái phép tại quận 1 hiện đang bị đình chỉ hoạt động, nhưng vẫn ngang nhiên cung ứng dịch vụ khám, chữa bệnh.

Cải tạo ngôi nhà, cặp vợ chồng sốc nặng khi phát hiện ra giếng bí mật

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:36
Một cặp vợ chồng đã vô cùng sửng sốt khi phát hiện ra một cái giếng bí mật 200 năm tuổi bên dưới hành lang khi họ bắt đầu cải tạo ngôi nhà của mình.

Th.S Tâm lý Nguyễn Ngọc Vui: "Thuật ngữ 'chữa lành' đang bị lạm dụng"

Thứ 6, 26/04/2024 | 18:50
Trò chuyện cùng Người Đưa Tin, Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Ngọc Vui có những lý giải cặn kẽ về khái niệm chữa lành đang được sử dụng một cách tràn làn.
     
Nổi bật trong ngày

Thứ “xưa không ai dám ăn” nay thành đặc sản đắt đỏ 1,4 triệu đồng/kg

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:25
Để săn được loại đặc sản này, người dân Tây Ninh phải leo núi, dùng mồi để câu trong những hốc đá cheo leo.

Loại quả dại "xanh lét" trước rụng đầy gốc nay lên tầm đặc sản "một vốn bốn lời"

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:30
Từ loại quả mọc dại, người dân hái "ăn vui miệng", không ngờ khi chế biến lại thành một món ngon bất ngờ, giá cũng đắt đỏ 200.000 đồng/kg.

Anh nông dân bỏ túi 7 tỷ đồng nhờ trồng cây quen thuộc theo cách "chẳng giống ai"

Thứ 6, 26/04/2024 | 07:30
Khởi nghiệp tại quê hương, nông dân Nguyễn Hữu Tấn đã trồng loại cây quen thuộc "nhiều người mê", không ngờ mỗi năm sản lượng trên 200 tấn, tổng thu gần 7 tỷ đồng.

"Trồng" được kim cương chỉ mất 150 phút

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:04
Các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách tạo ra kim cương chỉ trong 150 phút so với quy trình tự nhiên hàng tỷ năm.

Món ăn phổ biến trong bữa cơm người Việt khiến nhiều người mắc u dạ dày

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Cà muối, dưa muối là món ăn quen thuộc trong mâm cơm của gia đình Việt. Tuy nhiên, những món ăn lên men này có thể gây ra ung thư nếu bạn không biết cách chế biến.