Diện mạo của ngành đường sắt ra sao sau Đề án cơ cấu lại?

Diện mạo của ngành đường sắt ra sao sau Đề án cơ cấu lại?

Lê Mạnh Quốc
Thứ 5, 16/03/2023 | 16:54
0
Trong giai đoạn 2021 - 2025, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam dự kiến sẽ tiến hành thoái vốn, cơ cấu lại các công ty cổ phần, công ty liên kết có vốn góp.

Theo Đề án cơ cấu lại Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) giai đoạn 2021-2025 mới được Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp vừa có văn bản gửi các bộ, ngành xin ý kiến trước khi trình Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu, kế hoạch đối với công tác cơ cấu lại Tổng Công ty giai đoạn 2021-2025 sẽ là đổi mới sáng tạo, điều chỉnh linh hoạt cơ cấu, quy mô tổ chức sản xuất, nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp, khai thác có hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp và nâng cao năng suất lao động, đảm bảo phát triển bền vững và từng bước hiện đại.

Đặc biệt, phấn đấu thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu do cấp có thẩm quyền giao, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước; đảm bảo đủ việc làm, nâng cao đời sống người lao động, trong năm 2023 đưa Tổng Công ty thoát khỏi tình trạng thua lỗ và từng bước có lãi bù đắp khoản lỗ lũy kế của các năm trước.

Về phương án tổ chức bộ máy quản lý, cơ cấu lại nhân sự, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và các công ty con xác định tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính, không dàn trải và dứt khoát xử lý các đơn vị, dự án đầu tư thua lỗ, kém hiệu quả. 

Với mục tiêu này, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đề xuất không tiến hành cổ phần hóa đơn vị nào trong giai đoạn này, nhưng tiến hành thoái vốn, cơ cấu lại các công ty cổ phần, công ty liên kết có vốn góp của Tổng Công ty.

Theo đó, Công ty mẹ - Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam tiếp tục là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Nhà nước nắm giữ 65% vốn điều lệ trở lên tại 5 công ty cổ phần; Nhà nước nắm giữ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ tại 20 công ty cổ phần; Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ tại 16 công ty cổ phần (trong đó duy trì vốn điều lệ nhà nước tại 3 đơn vị, còn lại thoái toàn bộ vốn của 13 đơn vị).

Cụ thể, Tổng Công ty định hướng và kiến nghị phương án cơ cấu lại các công cổ phần: Hợp nhất Công ty cổ phần vận tải đường sắt Hà Nội và Công ty cổ phần vận tải đường sắt Sài Gòn thành một Công ty cổ phần vận tải đường sắt.

Tổng Công ty giữ nguyên tỉ lệ phần vốn Nhà nước nắm giữ trên vốn điều lệ của Công ty cổ phần xe lửa Dĩ An là 86,85% và Công ty cổ phần xe lửa Gia Lâm là 77,37%.

Giữ nguyên mô hình tổ chức và duy trì tỉ lệ phần vốn góp của Tổng Công ty nắm giữ mức cổ phần chi phối trên 51% vốn điều lệ đối với 15 Công ty cổ phần đường sắt và 5 Công ty cổ phần thông tin tín hiệu đường sắt.

Không thoái vốn và giữ nguyên tỉ lệ phần vốn Nhà nước nắm giữ trên vốn điều lệ của Công ty cổ phần đá Đồng Mỏ là 51%, Công ty cổ phần đá Mỹ Trang là 44,44%, Công ty cổ phần vận tải và thương mại đường sắt là 18,45%.

Thoái toàn bộ vốn Nhà nước tại 13 công ty cổ phần theo Đề án tái cơ cấu Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam giai đoạn 2012-2015 ban hành kèm theo Quyết định số 198/QĐ-TTg ngày 21/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Chưa thực hiện thoái vốn đối với các công ty liên kết: Công ty TNHH hai thành viên khách sạn thương mại Sài Gòn và Công ty cổ phần Mặt trời - Đường sắt Việt Nam.

Tổng công ty cũng sẽ giữ nguyên mô hình tổ chức của 12 chi nhánh khai thác đường sắt như hiện nay. Bên cạnh đó, thành lập mới Trung tâm khoa học công nghệ và dịch vụ.

Hồ sơ doanh nghiệp - Diện mạo của ngành đường sắt ra sao sau Đề án cơ cấu lại?

Theo Đề án cơ cấu lại, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam vẫn là công ty TNHH MTV do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ trong giai đoạn 2022-2025. (Ảnh: Hữu Thắng)

Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cũng cho biết, Tổng Công ty xác định là Công ty TNHH Một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ trong giai đoạn 2022 - 2025 và tiếp tục duy trì ngành nghề chính là: Quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia; Điều hành giao thông vận tải đường sắt quốc gia.

Do vậy, với việc triển khai thực hiện Đề án cơ cấu lại như phương án đề xuất sẽ thu gọn một đầu mối quản lý, tinh giảm lao động; Tối thiểu hóa chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; Tập trung sức mạnh để gia tăng cạnh tranh với bên ngoài; Tăng hiệu quả trong quản trị doanh nghiệp.

Đường sắt Nhổn - ga Hà Nội lại "lỡ hẹn" ngày về đích

Thứ 2, 13/03/2023 | 12:38
Lỡ hẹn về đích vào cuối năm 2022, Tp.Hà Nội lùi thời gian khai thác thương mại đoạn trên cao tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội vào tháng 8/2023.

Tổng Công ty Công trình Đường sắt và Chứng khoán DSC bị xử phạt

Thứ 5, 06/10/2022 | 14:51
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính đối với Tổng Công ty công trình đường sắt và Chứng khoán DSC với số tiền lần lượt là 100 triệu đồng và 175 triệu đồng.

Tổng công ty Đường sắt lỗ 585 tỷ đồng

Chủ nhật, 03/07/2022 | 16:05
Việc dừng chạy tàu nhiều tháng ảnh hưởng lớn tới SXKD ngành đường sắt, tuy nhiên kết quả thua lỗ của VNR năm 2021 vẫn tích cực hơn kế hoạch lỗ 700 tỷ đồng được giao.
Cùng tác giả

Đề nghị cho phép thêm 6 tỉnh thí điểm chở khách bằng xe điện 4 bánh

Thứ 5, 02/05/2024 | 16:13
Hiện cả nước có 35 địa phương được thí điểm hoạt động đối với xe 4 bánh chạy bằng năng lượng điện hoặc động cơ xăng phục vụ chở khách du lịch trong phạm vi hạn chế.

Phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài

Thứ 5, 02/05/2024 | 16:12
Sau khi điều chỉnh quy hoạch, sân bay Nội Bài sẽ được bổ sung thêm bãi tập kết phương tiện, thiết bị mặt đất và trung tâm đào tạo thực hành cứu nạn chữa cháy.

Mở “đường lớn” cho xe điện phát triển

Thứ 5, 02/05/2024 | 15:30
Thời của xe điện đang tới và Việt Nam không đứng ngoài lề trong cuộc cách mạng về giao thông xanh này. Cần sớm có chính sách thúc đẩy để không bị "chậm chân".

Cơ hội vàng từ “xanh hóa” ngành giao thông

Thứ 4, 01/05/2024 | 17:00
Phát triển giao thông xanh sẽ là một trụ cột quan trọng để Việt Nam theo đuổi con đường phát thải ròng bằng 0, đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội phát triển mới.

Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam lãi gần 480 tỷ đồng trong quý I/2024

Chủ nhật, 28/04/2024 | 09:43
Trong quý I/2024, VIMC có lợi nhuận sau thuế đạt trên 479 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hái quả ngọt từ "Chị đẹp đạp gió rẽ sóng", Yeah1 báo lãi gấp 4 lần

Thứ 5, 02/05/2024 | 17:03
Kết quả kinh doanh khởi sắc của Yeah1 đến từ mảng khai thác bản quyền mang về gần 26,9 tỷ đồng, biên lợi nhuận gộp lên đến 82% trong khi cùng kỳ không ghi nhận.

FPT phá đỉnh, ông Trương Gia Bình ngồi im vẫn "bỏ túi" 2.700 tỷ đồng

Thứ 5, 02/05/2024 | 16:46
Kể từ đầu năm, cổ phiếu FPT liên tục phá đỉnh về giá giúp tài sản Chủ tịch Trương Gia Bình tăng 2.707 tỷ đồng lên 11.265 tỷ đồng sau 4 tháng.

Cổ phiếu của Gạo Trung An bị hủy niêm yết bắt buộc

Thứ 5, 02/05/2024 | 16:29
Do tổ chức kiểm toán từ chối cho ý kiến đối với báo cáo tài chính riêng và hợp nhất năm 2023, 78 triệu cổ phiếu TAR của Trung An sẽ bị hủy niêm yết từ ngày 21/5.

Không còn kinh doanh dưới giá vốn, Dabaco báo lãi tăng vọt

Thứ 5, 02/05/2024 | 16:13
Nhờ giá nguyên liệu đầu vào giảm, sản lượng thức ăn chăn nuôi và giá lợn tăng nên Dabaco báo lãi 72 tỷ đồng trong quý I/2024, cải thiện so với số lỗ cùng kỳ.

Sử dụng đòn bẩy tài chính cao, Lộc Trời vẫn chìm trong thua lỗ

Thứ 5, 02/05/2024 | 14:20
Sử dụng đòn bẩy tài chính cao để đảm bảo cho việc vận hành được ổn định, Tập đoàn Lộc Trời vẫn báo lỗ 96 tỷ đồng bất chấp doanh thu tăng mạnh trong quý I/2024.
     
Nổi bật trong ngày

Cổ phiếu của Gạo Trung An bị hủy niêm yết bắt buộc

Thứ 5, 02/05/2024 | 16:29
Do tổ chức kiểm toán từ chối cho ý kiến đối với báo cáo tài chính riêng và hợp nhất năm 2023, 78 triệu cổ phiếu TAR của Trung An sẽ bị hủy niêm yết từ ngày 21/5.

Gần 6,2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam 4 tháng qua

Thứ 4, 01/05/2024 | 06:00
Tính chung 4 tháng qua, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 6,2 triệu lượt người, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm trước; tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2019.

Không còn kinh doanh dưới giá vốn, Dabaco báo lãi tăng vọt

Thứ 5, 02/05/2024 | 16:13
Nhờ giá nguyên liệu đầu vào giảm, sản lượng thức ăn chăn nuôi và giá lợn tăng nên Dabaco báo lãi 72 tỷ đồng trong quý I/2024, cải thiện so với số lỗ cùng kỳ.

FPT phá đỉnh, ông Trương Gia Bình ngồi im vẫn "bỏ túi" 2.700 tỷ đồng

Thứ 5, 02/05/2024 | 16:46
Kể từ đầu năm, cổ phiếu FPT liên tục phá đỉnh về giá giúp tài sản Chủ tịch Trương Gia Bình tăng 2.707 tỷ đồng lên 11.265 tỷ đồng sau 4 tháng.

Doanh thu sụt giảm, KIDO vẫn lội ngược dòng báo lãi

Thứ 5, 02/05/2024 | 10:16
Doanh thu sụt giảm, song Tập đoàn KIDO vẫn báo lãi 21,6 tỷ đồng trong quý I/2024, cải thiện đáng kể so với số lỗ cùng kỳ nhờ tích cực tiết giảm các khoản chi phí.