Điều ẩn sau sự “leo thang” về sản lượng thiết bị quân sự của Nga

Điều ẩn sau sự “leo thang” về sản lượng thiết bị quân sự của Nga

Thứ 4, 06/03/2024 | 10:06
0
Đây có thể là phản ứng trực tiếp của Nga trước tổn thất liên miên về phương tiện chiến đấu hạng nặng trong cuộc xung đột ở Ukraine.

Bất chấp phải đối mặt với các lệnh trừng phạt quốc tế, ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã chứng kiến sự gia tăng rõ rệt về sản lượng phương tiện chiến đấu và thiết bị quân sự trong suốt năm qua, cung cấp hơn 1.500 xe tăng và 22.000 máy bay không người lái cho các lực lượng vũ trang của đất nước.

Báo cáo năm của Bộ Quốc phòng Nga cho thấy sự gia tăng đáng kể về thiết bị quân sự, bao gồm hơn 2.200 xe bọc thép chiến đấu, 1.400 xe tên lửa và pháo binh cùng hơn 12.000 phương tiện bánh lốp, trong đó có 1.400 chiếc được bọc thép, theo hãng thông tấn nhà nước TASS.

Theo ông Bekhan Ozdoev, giám đốc công nghiệp của Tập đoàn quốc phòng nhà nước Rostec của Nga, sản lượng các loại vũ khí đã tăng 2-10 lần, hãng Reuters đưa tin.

Đáng chú ý, việc sản xuất đạn pháo đã tăng mạnh trong năm 2023, với kỳ vọng xu hướng này sẽ tiếp tục vào năm 2024.

Theo Tạp chí Army Recognition, sự “leo thang” về năng lực sản xuất là kết quả của một loạt mở rộng và tối ưu hóa chiến lược trong ngành này, bao gồm việc mở rộng lực lượng lao động lên khoảng 3,5 triệu người, mở rộng mô hình làm việc theo ca và đánh thức phần năng lực sản xuất đang “ngủ đông” của Nga.

Một phần đáng kể của sự gia tăng này bắt nguồn từ việc tân trang và hiện đại hóa các phương tiện chiến đấu hiện có, thay vì chế tạo ra các phương tiện mới.

Nhưng các nhà phân tích cũng coi đây có thể là phản ứng trực tiếp của Nga trước tổn thất liên miên về phương tiện hạng nặng trong cuộc xung đột ở Ukraine, phản ánh tính chất kéo dài và tiêu hao của cuộc chiến.

Duy trì lợi thế về trang thiết bị

Chỉ thị của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc tăng cường sản xuất quốc phòng là một trong những biện pháp chống lại làn sóng vũ khí do phương Tây cung cấp cho Ukraine và để giảm thiểu tác động của các lệnh trừng phạt kinh tế sâu rộng đối với Nga.

Mặc dù khối lượng sản xuất cụ thể không được tiết lộ, nhưng mức tăng trưởng được ông Ozdoev của Rostec ghi nhận cùng với các tài liệu mà TASS được tiếp cận cho thấy quyết tâm của Moscow trong việc tăng cường năng lực quân sự trong bối cảnh xung đột đang diễn ra.

Một phần đáng kể của sự gia tăng sản xuất này bắt nguồn từ việc tân trang và hiện đại hóa các phương tiện chiến đấu hiện có trong kho, thay vì chế tạo ra các phương tiện mới. Ví dụ, phần lớn xe tăng chiến đấu chủ lực được Nga sản xuất năm ngoái là mẫu đã được tân trang lại.

Bất chấp những nỗ lực này, các báo cáo của Tình báo Quốc phòng Anh cho thấy ngành công nghiệp quốc phòng Nga vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu hoạt động của các lực lượng vũ trang tham chiến ở Ukraine. Tuy nhiên, có điều chắc chắn rằng Nga sẽ duy trì lợi thế về trang thiết bị quân sự đáng kể so với Ukraine trong suốt năm 2024.

Trong một diễn biến đáng chú ý, Tổng thống Putin hồi giữa tháng trước đã đến thăm Uralvagonzavod, cơ sở sản xuất xe bọc thép quan trọng nằm ở thành phố Nizhny Tagil thuộc tỉnh Sverdlovsk, vùng Urals.

Thế giới - Điều ẩn sau sự “leo thang” về sản lượng thiết bị quân sự của Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm nhà máy Uralvagonzavod ở thành phố Nizhny Tagil, tỉnh Sverdlovsk, ngày 15/2/2024. Ảnh: The Guardian

Chuyến thăm này – trùng với thời điểm bàn giao lô xe tăng T-90M Proryv mới nhất cho Quân đội Nga – nêu bật sự tập trung mạnh mẽ của gã khổng lồ Á-Âu vào việc tăng cường khả năng quân sự của mình.

Ông Putin ca ngợi các công nhân đã đạt được điều mà ông mô tả là sản lượng xe tăng cao gấp 5 lần kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột ở Ukraine, nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược của nhà máy Uralvagonzavod trong tổ hợp công nghiệp-quân sự của Nga.

Tuy nhiên, số lượng xe tăng T-90M chính xác được bàn giao cho các lực lượng Nga vẫn chưa được tiết lộ, ngay cả khi những hình ảnh do Điện Kremlin công bố gợi ý về quá trình chuẩn bị cho “ra lò” một lô mới có thể triển khai “ngay tắp lự”.

Chuyến thăm của nhà lãnh đạo Nga còn báo hiệu phản ứng kiên quyết của Điện Kremlin trước những thách thức quân sự đang diễn ra ở Ukraine khi cuộc xung đột đã bước sang năm thứ 3.

Các nhà phân tích cũng coi việc tăng sản lượng hàng quốc phòng có thể là phản ứng trực tiếp của Nga trước tổn thất liên miên về phương tiện hạng nặng trong cuộc xung đột với Ukraine, phản ánh tính chất kéo dài và tiêu hao của cuộc chiến.

Với lịch sử sản xuất hơn 100.000 xe quân sự của Uralvagonzavod, những động thái mới nhất của Nga cho thấy cam kết kiên định trong việc duy trì lợi thế cạnh tranh trên chiến trường, bất chấp diễn biến phức tạp của cuộc xung đột ở Ukraine.

Cách tiếp cận rộng lớn hơn

Để đối phó với tổn thất đáng kể về xe tăng hiện đại trên chiến trường Ukraine, Nga đã tích cực triển khai các xe tăng cũ từ thời Liên Xô, bao gồm các mẫu T-54, T-55 và T-62, được hỗ trợ bằng các nâng cấp để nâng cao hiệu quả chiến đấu.

Các báo cáo chỉ ra rằng Nga đã mất hơn 3.000 xe tăng kể từ khi bắt đầu cuộc chiến hơn 2 năm trước, buộc nước này phải lôi ra khỏi kho dự trữ khổng lồ các xe bọc thép cũ hơn để duy trì khả năng hoạt động quân sự.

Tình báo Anh và các nhà phân tích quốc phòng khác đã nhấn mạnh chiến lược này là một phần trong cách tiếp cận rộng hơn của Nga nhằm duy trì lợi thế về trang thiết bị quân sự của mình trước Ukraine bất chấp những thiếu sót về chất lượng của những chiếc xe tăng cũ này.

T-54 và T-55, được sản xuất lần đầu tiên vào cuối những năm 1940 và được đưa vào sử dụng vào năm 1958, đã được lôi ra khỏi nhà kho và tân trang lại để triển khai ra tiền tuyến.

Thế giới - Điều ẩn sau sự “leo thang” về sản lượng thiết bị quân sự của Nga (Hình 2).

Xe tăng T-62 của Nga được nhìn thấy ở mặt trận miền Nam Ukraine, tháng 10/2022. Ảnh: Getty Images

Những chiếc xe tăng này, mặc dù đã lỗi thời về mặt công nghệ, vẫn cung cấp một số tiện ích trên chiến trường, đặc biệt là trong các tình huống cụ thể như chiến tranh bất đối xứng hoặc trong vai trò phòng thủ mà những hạn chế của chúng có thể ít rõ ràng hơn.

Dù có thiết kế đơn giản và cũ hơn, những chiếc xe tăng này đang được sử dụng để bù đắp cho những tổn thất nặng nề của các mẫu xe tiên tiến hơn, phản ánh khả năng của Nga trong việc duy trì các hoạt động quân sự kéo dài thông qua số lượng.

T-62, một loại xe tăng khác từ thời Liên Xô được ra mắt lần đầu tiên cách đây hơn 6 thập kỷ, cũng đã được nâng cấp và triển khai trong cuộc xung đột. Những nâng cấp này bao gồm việc tích hợp các ống ngắm chụp ảnh nhiệt hiện đại, lưỡi máy ủi cho các nhiệm vụ kỹ thuật và trong một số trường hợp là áo giáp phản ứng nổ (ERA) để tăng cường khả năng phòng thủ của chúng.

Bất chấp những cải tiến này, vẫn còn những lo ngại về tính dễ bị tổn thương của T-62 trước các vũ khí chống tăng hiện đại, do thiếu ERA trên một số mẫu và những thách thức mà nó phải đối mặt trước các loại vũ khí tiên tiến do các đồng minh phương Tây cung cấp cho Ukraine.

Việc triển khai những chiếc xe tăng cũ này, bao gồm cả các biến thể T-62 nâng cấp, thể hiện nỗ lực của Nga nhằm bù đắp những tổn thất đáng kể về thiết giáp và điều chỉnh chiến lược quân sự của mình trước nhu cầu hoạt động quân sự đang diễn ra.

Tóm lại, việc triển khai và nâng cấp các xe tăng T-54, T-55 và T-62 nhấn mạnh chiến lược quân sự rộng lớn hơn của Nga ở Ukraine, tận dụng lượng dự trữ dồi dào các xe bọc thép cũ để duy trì khả năng chiến đấu.

Mặc dù những nỗ lực này phản ánh cách tiếp cận thực tế nhằm bù đắp tổn thất thiết bị, nhưng chúng cũng nêu bật những thách thức mà Nga phải đối mặt khi đối đầu với các hệ thống chống tăng hiện đại và động lực ngày càng gia tăng của cuộc xung đột.

Minh Đức (Theo Army Recognition, Newsweek)

4 kịch bản cho xung đột Nga-Ukraine, kịch bản số 1 dễ xảy ra nhất

Thứ 7, 24/02/2024 | 14:49
Điều tốt nhất có thể hy vọng là cuộc chiến giữa Nga và Ukraine sẽ trở thành một cuộc xung đột có cường độ thấp hơn, ít khốc liệt hơn, và cục bộ hơn…

[E] Sau 2 năm xung đột với Ukraine, Nga đối mặt “chứng nghiện” mới

Thứ 7, 24/02/2024 | 08:30
Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine đã bước sang năm thứ 3, Điện Kremlin tính duy trì nền kinh tế thời chiến trong ít nhất 3 năm tới.

2 năm xung đột Ukraine: Chỉ thấy bế tắc, chiến thắng không gọi tên ai

Thứ 4, 21/02/2024 | 12:36
Tìm kiếm một lối thoát không có nghĩa là để Nga giành chiến thắng. Điều đó có nghĩa là cho phép Ukraine bảo vệ các khu vực hiện vẫn nằm dưới sự kiểm soát của họ.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Người đàn ông mắc ung thư trúng độc đắc 32.900 tỷ đồng

Thứ 4, 01/05/2024 | 10:17
Đang điều trị ung thư, một người đàn ông gốc Lào may mắn trúng giải độc đắc Powerball trị giá 1,3 tỷ USD (khoảng 32.900 tỷ đồng) tại Mỹ.

“Ông trùm” tiền số Binance lĩnh án 4 tháng tù vì tội rửa tiền

Thứ 4, 01/05/2024 | 09:45
“Tôi đã thất bại ở đây”, ông Changpeng Zhao nói trong bài phát biểu ngắn gọn trước tòa. “Tôi vô cùng hối tiếc về thất bại của mình và tôi xin lỗi”.

Ukraine, Mỹ tổ chức đàm phán lần 3 về thỏa thuận an ninh song phương

Thứ 4, 01/05/2024 | 06:00
Trước đó Ukraine đã ký các hiệp ước an ninh song phương với 9 nước NATO để nhận được “sự hỗ trợ lâu dài” chính thức từ các nước này.

Lý do hàng trăm đô thị của Nhật Bản có nguy cơ biến mất

Thứ 3, 30/04/2024 | 20:00
Theo nghiên cứu của Hội đồng Chiến lược Dân số vừa công bố, tổng cộng 744 đô thị ở Nhật có khả năng biến mất trong tương lai do dân số giảm mạnh vì tỉ lệ sinh thấp.

Từ chối khí đốt Nga, các nước châu Âu yêu cầu Algeria “tăng viện”

Thứ 3, 30/04/2024 | 16:02
Cuộc xung đột Nga-Ukraine tiếp tục tác động và làm xáo trộn chuỗi phân phối năng lượng trong khu vực.
     
Nổi bật trong ngày

Ukraine, Mỹ tổ chức đàm phán lần 3 về thỏa thuận an ninh song phương

Thứ 4, 01/05/2024 | 06:00
Trước đó Ukraine đã ký các hiệp ước an ninh song phương với 9 nước NATO để nhận được “sự hỗ trợ lâu dài” chính thức từ các nước này.

Người đàn ông mắc ung thư trúng độc đắc 32.900 tỷ đồng

Thứ 4, 01/05/2024 | 10:17
Đang điều trị ung thư, một người đàn ông gốc Lào may mắn trúng giải độc đắc Powerball trị giá 1,3 tỷ USD (khoảng 32.900 tỷ đồng) tại Mỹ.

“Ông trùm” tiền số Binance lĩnh án 4 tháng tù vì tội rửa tiền

Thứ 4, 01/05/2024 | 09:45
“Tôi đã thất bại ở đây”, ông Changpeng Zhao nói trong bài phát biểu ngắn gọn trước tòa. “Tôi vô cùng hối tiếc về thất bại của mình và tôi xin lỗi”.

Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Thứ 4, 01/05/2024 | 21:57
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả và gửi lời thăm hỏi, động viên gia đình, các nạn nhân vụ nổ lò hơi làm 6 người tử vong tại Đồng Nai.