Điều tiết vốn phải tuân thủ khung hành lang pháp lý

Hoàng Thị Bích
Thứ 7, 29/04/2023 | 15:00
0
Để khơi thông, phát triển thị trường vốn TS Trần Công Phàn cho rằng, cần rà soát các quy định về mặt pháp lý để hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành.

Trước những diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình kinh tế thế giới, cùng với những vấn đề phát sinh trong nước và những tác động tiêu cực dài hạn của dịch Covid-19, khối doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn, thách thức.

Trong đó, khó khăn về vốn, dòng tiền và thanh khoản là thách thức lớn nhất đối với doanh nghiệp hiện nay.

Trao đổi với Người Đưa tin về diễn biến thị trường vốn trong thời gian qua, TS Trần Công Phàn-Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Luật gia Việt Nam, ĐBQH khóa XV khẳng định vốn là một trong những yếu tố có vai trò rất quan trọng trong kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Kinh tế vĩ mô - Điều tiết vốn phải tuân thủ khung hành lang pháp lý

TS Trần Công Phàn - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Luật gia Việt Nam, ĐBQH khóa XV.

“Vừa qua, các doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong câu chuyện tiếp cận nguồn vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh. Thực tế, nếu không có vốn thì doanh nghiệp không thể hoạt động. Việc dòng vốn bị tắc nghẽn càng gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp”, TS Trần Công Phàn chỉ ra.

Với các chính sách đã được Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan đưa ra trong 3 tháng đầu năm 2023, ông Phàn đánh giá khó khăn về vốn đã có điều chỉnh bước đầu, góp phần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi, tuy nhiên vẫn còn những khó khăn nhất định.

Trước những khó khăn đó, TS Trần Công Phàn cho rằng, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan theo chức năng và nhiệm vụ được giao, chủ động theo dõi sát diễn biến của thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế để chủ động, kịp thời thực hiện biện pháp ổn định thị trường; phối hợp chặt chẽ trong điều hành chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế, qua đó tạo điều kiện ổn định, phát triển bền vững thị trường chứng khoán, tiền tệ, tín dụng.

Kinh tế vĩ mô - Điều tiết vốn phải tuân thủ khung hành lang pháp lý (Hình 2).

Khó khăn về vốn, dòng tiền đang là thách thức lớn nhất đối với doanh nghiệp.

Với góc độ Hội Luật gia Việt Nam, TS Trần Công Phàn kiến nghị cần rà soát lại vốn vừa qua bị tắc nghẽn như vậy là vướng ở đâu? Nếu vướng do vấn đề thực thi thì phải nghiên cứu và chấn chỉnh tổ chức thực hiện lại cho đúng.

Nếu qua rà soát mà thấy vướng về chính sách, pháp luật thì báo cáo Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan liên quan xem xét xử lý.

“Nếu những vấn đề sửa đổi, bổ sung liên quan đến chính sách, pháp luật được đưa ra Quốc hội, với tư cách là ĐBQH tôi sẽ nghiên cứu và sẽ có ý kiến chính thức về những vấn đề đó”, ông Phàn chia sẻ.

Mục đích của việc rà soát các vấn đề như đã nêu ở trên là làm sao khắc phục được những khó khăn, khơi thông được dòng vốn và phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, TS Trần Công Phàn nhấn mạnh.

2 giải pháp tháo “ngòi nổ” trái phiếu doanh nghiệp

Tại Hội nghị tháo gỡ khó và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững hồi tháng 2/2023 do Thủ tướng chủ trì, ĐBQH Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) cho rằng cần có sự vào cuộc của Chính phủ để xử lý vấn đề tín dụng và trái phiếu doanh nghiệp.

Theo ông Cường, bên cạnh việc sửa Nghị định 65/2022 theo hướng gia hạn thêm thời gian thực hiện các điều kiện của doanh nghiệp phát hành và nhà đầu tư chuyên nghiệp, cũng như gia hạn thời gian thanh toán trái phiếu, trong bối cảnh cấp bách như hiện nay, Chính phủ nên cho phép thực hiện 2 giải pháp đặc biệt:

Thứ nhất, cho phép các doanh nghiệp phát hành thỏa thuận với người mua trái phiếu để chuyển các khoản nợ thành trái phiếu công trình có khả năng chuyển đổi thành các sản phẩm khi công trình hoàn thành, dưới hình thức như các nhà đầu tư được nhận sản phẩm theo mức giá trị đóng góp.

Thứ hai, một số dự án bất động sản quan trọng (về quy mô, tính chất loại hình bất động sản và vị trí dự án), nếu không được tài trợ vốn, các doanh nghiệp có nguy cơ sẽ bán lại cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Trong trường hợp này, Chính phủ cần phải can thiệp trực tiếp bằng phát hành trái phiếu Chính phủ mua lại các trái phiếu doanh nghiệp (với lãi suất thấp hơn, thời gian dài hơn để người dân sẽ yên tâm không bị rủi ro đối với tiền vốn đã mua trái phiếu doanh nghiệp).

Phát triển thị trường vốn cần phải tương xứng với tiềm năng ở Việt Nam

Chủ nhật, 09/04/2023 | 14:50
Nhằm khơi thông nguồn vốn trung, dài hạn cho đầu tư và phát triển, Bộ Tài chính sẽ tập trung vào 5 giải pháp để ổn định và phát triển thị trường an toàn, bền vững.

Doanh nghiệp hậu Covid-19: Khó tiếp cận vốn, thị trường bị thu hẹp

Thứ 2, 03/04/2023 | 10:23
Theo Thủ tướng, sự hồi phục của doanh nghiệp hậu Covid-19 còn nhiều khó khăn liên quan tới tiếp cận vốn, đất đai, thủ tục hành chính rườm rà, thị trường bị thu hẹp.
Cùng tác giả

Để người dân được thụ hưởng ngày càng nhiều dịch vụ số

Chủ nhật, 28/04/2024 | 10:00
Theo Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Điện Biên, thời gian qua nhận thức số đã có những chuyển biến vượt bậc, lan tỏa đến mọi ngõ ngách của cuộc sống.

Bộ Y tế yêu cầu chủ động phòng, chống dịch dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:43
Tại Việt Nam đã ghi nhận rải rác các trường hợp mắc bệnh, các ổ dịch sởi, ho gà, thủy đậu... và đã bắt đầu có xu hướng tăng ở một số địa phương.

Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam: Đưa pháp luật gần gũi với người dân

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:20
Chủ tịch Nguyễn Văn Quyền nhấn mạnh, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý có ý nghĩa lớn trong việc tăng cường sự hiểu biết của người dân về pháp luật.

Tập huấn tuyên truyền về hội nhập, UNESCO và ASEAN

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:22
Hội nghị nhằm cung cấp thông tin định hướng và làm phong phú nội dung tuyên truyền trên các báo. Trong đó, nổi bật là sự tham gia, đóng góp và hội nhập của Việt Nam.

Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:09
Trong số 17 tỉnh chưa loại trừ sốt rét, vẫn còn lây truyền tại chỗ, tuy nhiên, số thôn bản có lây truyền tại chỗ ngày càng được thu hẹp.
Cùng chuyên mục

Tổng nhu cầu vốn đầu tư của EVN đến năm 2025 là 479.000 tỷ đồng

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:16
Giai đoạn 2021-2025, tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn EVN là 479.000 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư thuần là 278.215 tỷ đồng, trả nợ gốc và lãi vay là 199.330 tỷ đồng.

Ưu tiên đầu tư hạ tầng để phát triển kinh tế cửa khẩu của Điện Biên

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:00
Nếu được đầu tư đúng mức và hiệu quả, kinh tế cửa khẩu có thể phát triển thành động lực của hành lang biên giới, hạt nhân của hợp tác giữa Việt Nam với các nước.

Giá lúa gạo xu hướng tăng: Liên kết chuỗi giá trị, kỳ vọng bứt phá

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:31
Triển khai nhiều giải pháp, các Bộ ngành sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo với mục tiêu lớn về kim ngạch xuất khẩu.

Đồng Nai: Triển khai 30 ngày đêm giải phóng mặt bằng dự án trọng điểm

Thứ 6, 26/04/2024 | 22:49
Tỉnh Đồng Nai phấn đấu thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trong 30 ngày đêm, đối với 3 dự án trọng điểm của tỉnh.

Xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:47
Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.
     
Nổi bật trong ngày

Siêu thị khuyến mãi rầm rộ hút khách mua sắm dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:31
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày được các nhà bán lẻ kỳ vọng là cơ hội lớn để kích cầu, tăng doanh thu.

Giá vàng 28/4: Vàng thế giới ghi nhận 1 tuần giảm

Chủ nhật, 28/04/2024 | 09:00
Giá vàng thế giới cuối tuần ở mức 2.338,4 USD/ounce, ghi nhận một tuần giảm gần 54 USD. Giá vàng trong nước chốt tuần ở mức cao trước kỳ nghỉ lễ.

Lai Châu phấn đấu đến năm 2030 diện tích trồng sâm đạt 3.000 ha

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:45
Lai Châu đề ra mục tiêu phát triển sâm Lai Châu thành sản phẩm chủ lực của tỉnh, phấn đấu đến năm 2030 diện tích trồng sâm Lai Châu trên địa bàn đạt khoảng 3.000 ha.