“Đo lường kinh tế số là một bài toán lớn”

“Đo lường kinh tế số là một bài toán lớn”

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 4, 10/11/2021 | 06:45
0
Theo ông Nguyễn Trọng Đường, kinh tế số, xã hội số là một khái niệm mới, việc đo lường kinh tế số là một bài toán lớn mà cả thế giới cũng đang trăn trở đi tìm.

Luật Thống kê sửa đổi sẽ được Quốc hội biểu quyết thông qua vào ngày 13/11 sắp tới, trong đó lần đầu tiên Việt Nam sẽ có bộ chỉ tiêu thống kê về kinh tế số.

Trao đổi với Người Đưa Tin bên lề Hội thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và phụ lục - danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật thống kê, ông Nguyễn Trọng Đường – Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp (Bộ Thông tin và Truyền thông) đánh giá cao việc bổ sung chỉ tiêu cụ thể về kinh tế số trong Luật Thống kê khi dư địa phát triển của loại hình kinh tế này của Việt Nam là rất lớn trong thời gian tới.

NĐT: Thưa ông, lần đầu tiên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư bổ sung 22 danh mục chỉ tiêu quốc gia phản ánh về kinh tế số, xã hội số trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê. Đánh giá về lần sửa đổi này cùng với việc ngày 13/11 sắp tới, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua dự án, ông có thể chia sẻ thêm về ý nghĩa của bổ sung này?

Ông Nguyễn Trọng Đường: Tôi rất vui và phấn khởi vì các chỉ tiêu về kinh tế số được bổ sung vào trong danh mục chỉ tiêu quốc gia trong Luật Thống kê. Mặc dù, số lượng chỉ tiêu đưa vào thì chưa nhiều, nhưng cũng đã đủ để đánh giá những chỉ tiêu cơ bản nhất cho phát triển kinh tế số, xã hội số.

Về bản chất, ngoài những chỉ tiêu thống kê quốc gia, thì còn có chỉ tiêu thống kê ngành. Bộ chỉ tiêu mà chúng tôi xây dựng cùng với Tổng cục Thống kê về kinh tế số, xã hội số thì gồm 5 nhóm chỉ tiêu với 70 chỉ tiêu cụ thể. Trong đó bao gồm 20 chỉ tiêu đã được đưa vào chỉ tiêu quốc gia, còn 50 chỉ tiêu nữa thì sẽ nằm trong chỉ tiêu ngành của các bộ ngành, địa phương và nó sẽ tạo thành hệ thống chỉ tiêu về kinh tế số, xã hội số.

Điều này sẽ giúp chúng ta đánh giá một cách rõ ràng, chính xác sự phát triển cũng như tiềm năng, cơ hội cùng với đó là những điểm yếu cần khắc phục, để thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số theo đúng định hướng của Đảng, Chính phủ đã đề ra.

Đối thoại - “Đo lường kinh tế số là một bài toán lớn”

Ông Nguyễn Trọng Đường – Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp (Bộ Thông tin và Truyền thông).

NĐT: Vậy dựa vào đâu để đưa ra những chỉ tiêu này, thưa ông?

Ông Nguyễn Trọng Đường: Kinh tế số, xã hội số là một khái niệm rất mới. Nó mới với cả thế giới chứ không riêng gì Việt Nam. Việc đo lường kinh tế số là một bài toán lớn mà cả thế giới cũng đang trăn trở đi tìm.

Thời gian qua, chúng tôi đã nghiên cứu kinh nghiệm của một số tổ chức, quốc gia trên thế giới như Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), hay các quốc gia châu Âu. Vì đây là một lĩnh vực mới nên các chỉ tiêu hay phương pháp đo lường vẫn đang ở trong giai đoạn phát triển. Và ở Việt Nam, thì bộ chỉ tiêu này vẫn còn phải tiếp tục cập nhật, bổ sung, chỉnh sửa trong thời gian tới để hoàn thiện.

Kinh tế số, xã hội số thì phải dùng công nghệ số. Mà công nghệ số thì vòng đời phát triển rất nhanh, cứ 6 tháng  phải thay đổi một lần. Vì vậy, kinh tế số cũng phải cập nhật liên tục để đáp ứng các chỉ tiêu đánh giá, có như vậy mới đáp ứng được sự phát triển của nền kinh tế.

NĐT: Ông có thể nói rõ hơn về việc đo lường những chỉ tiêu kinh tế số trong các doanh nghiệp số hay tỉ lệ sử dụng công nghệ thông tin của doanh nghiệp?

Ông Nguyễn Trọng Đường: Về cơ bản kinh tế số thì có 3 cấu phần. Thứ nhất, kinh tế số về ICT (lĩnh vực sản xuất phần cứng, phần mềm, viễn thông, dịch vụ công nghệ thông tin) thì việc đo lường những cái đó dựa trên doanh thu của các doanh nghiệp.

Cấu phần thứ 2 là kinh tế số nền tảng dựa trên hoạt động của các nền tảng số như giao dịch trực tuyến, các loại hình kinh doanh trên mạng. Đối với loại hình này thì nó mới hơn, phức tạp hơn. Nó cần có điều tra, khảo sát với rất nhiều công cụ đo lường chọn mẫu, thu thập được doanh thu, thu nhập trên mạng, để từ đó có con số chính xác.

Đây là một thách thức khó khăn hơn vì những hoạt động trên mạng có rất nhiều hoạt động mới, thậm chí không thể gọi tên chính xác được và cũng không biết đưa họ vào sắc thuế gì cho phù hợp. Bởi vì nó mới nên việc thống kê cũng có những thách thức.

Đối thoại - “Đo lường kinh tế số là một bài toán lớn” (Hình 2).

Theo ông Đường, việc đo lường kinh tế số trong các ngành lĩnh vực là một thách thức lớn (Ảnh: Hữu Thắng).

Cấu phần thứ 3 có nhiều thách thức hơn nữa đó là kinh tế số trong các ngành lĩnh vực. Ví dụ chúng ta có sản xuất nông nghiệp thông minh, hay nền tảng số giúp đóng góp đem lại giá trị gia tăng cho ngành nông nghiệp thì đây là một lĩnh vực khó khăn hơn cả.

Bởi nó buộc phải sử dụng những phương pháp đo lường khác nhau như đo lường đầu vào, đo lường trên quá trình triển khai, từ đó mới có thể đưa ra được con số ước tính. Tuy nhiên trên thực tế, thế giới họ đã có phương thức tính theo phương pháp như vậy, để từ đó tính được tỉ lệ kinh tế số trong các ngành lĩnh vực nên chúng ta có thể áp dụng và làm theo.

NĐT: Với những thay đổi như vậy thì theo ông, những cơ quan thống kê của Trung ương, các bộ ngành, địa phương cần phải có những thay đổi như thế nào để có thể đo lường một cách chính xác đóng góp của kinh tế số?

Ông Nguyễn Trọng Đường: Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang giao cho Tổng cục Thống kê, và Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đang phối hợp chặt chẽ để xây dựng một Thông tư về hệ thống chỉ tiêu thống kê đo lường về kinh tế số, xã hội số.

Thông tư này xác định ra chỉ tiêu cụ thể, cũng như phương pháp đo lường, đo đạc để tính toán cho từng chỉ tiêu. Để từ đó, hướng dẫn các bộ ngành, địa phương căn cứ vào đó thực hiện các phương pháp thống kê, đo lường, điều tra, khảo sát để lấy các giá trị cho từng chỉ tiêu. Trên cơ sở đó thì có thể xác định được kinh tế số phát triển như thế nào.

Theo kế hoạch, dự kiến cuối năm 2021 thì Thông tư sẽ được ban hành. Tôi tin rằng sau khi có Thông tư này thì việc đo lường kinh tế số sẽ tháo gỡ được những khó khăn hiện nay.

NĐT: Xin cảm ơn chia sẻ của ông!

Xem thêm:

Cập nhật các chỉ tiêu đo lường kinh tế xanh trong Luật Thống kê sửa đổi

Cần xây dựng khung pháp lý liên quan đến kinh tế số

Thứ 4, 29/09/2021 | 15:05
Ngoài những bộ luật truyền thống, để tạo môi trường kinh doanh cần nghiên cứu các luật liên quan đến thị trường số, kinh tế số,..

Tư duy và cách tiếp cận mới về công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Thứ 3, 09/11/2021 | 10:29
Trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi, đòi hỏi chúng ta phải xác định mô hình, con đường để phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá phù hợp.

Cập nhật các chỉ tiêu đo lường kinh tế xanh trong Luật Thống kê sửa đổi

Thứ 3, 09/11/2021 | 14:55
Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương, dự kiến ngày 13/11 sắp tới, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua dự án Luật Thống kê với nhiều chỉ tiêu điều chỉnh, bổ sung.

Cơ cấu lại nền kinh tế: Chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo làm đột phá

Thứ 6, 29/10/2021 | 16:30
Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế cần được thực hiện nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi, tận dụng cơ hội và tạo đà bứt phá cho giai đoạn tới.

“7 năm nữa, hàng triệu người trẻ Việt Nam sẽ có nguy cơ mất việc vì kinh tế số"

Thứ 2, 18/10/2021 | 20:34
Chủ tịch FPT Telecom Hoàng Nam Tiến cho rằng, muốn thích ứng với chuyển đổi số để không bị đào thải, lực lượng lao động trẻ Việt Nam cần phải được đào tạo bài bản.
Cùng tác giả

Nợ vay của Tập đoàn Hoà Phát tăng cao kỷ lục

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:21
Quý I/2024, tổng nợ vay của Tập đoàn Hòa Phát tăng hơn 12.000 tỷ đồng so với đầu năm, lên mức cao kỷ lục – đạt hơn 77.500 tỷ đồng.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhận thêm nhiệm vụ mới

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:51
Thủ tướng mới ký Quyết định về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch. Theo Quyết định, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà được phân công làm Trưởng Ban chỉ đạo.

Đạm Hà Bắc tiếp tục được xoá hơn 140 tỷ đồng lãi vay trong quý I/2024

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:39
Nhờ được xóa nợ lãi tính trên lãi chậm trả từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Đạm Hà Bắc tiếp tục báo lợi nhuận sau thuế đạt 38 tỷ đồng trong quý I/2024.

Cảnh báo lừa đảo khi giao dịch xuất nhập khẩu với đối tác tại UAE

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:25
Bộ Công Thương cảnh báo doanh nghiệp chỉ nên phối hợp với 1 đơn vị giám định độc lập khi tiến hành các thủ tục nhập khẩu, thông quan hàng hóa.

Cơ hội “nghìn năm có một” để Việt Nam tham gia vào công nghiệp bán dẫn

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:56
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT nêu rõ, Việt Nam đang có nhiều lợi thế cũng như có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Cùng chuyên mục

Triệu tập kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:33
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại nhà Quốc hội.

Người vi phạm nồng độ cồn bỏ lại xe không nộp phạt bị xử lý thế nào?

Thứ 4, 24/04/2024 | 09:02
Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định, người bị xử phạt hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.

Báo cáo tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ 6, Quốc hội khóa XV

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:18
Công tác nhân sự trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 6 đã được tiến hành thận trọng, chặt chẽ.

Hoàn thiện quy định về chính sách thuế giá trị gia tăng

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:18
Nội dung sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Luật liên quan tới quy định đối với: Người nộp thuế; đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:17
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận kỹ lưỡng đối với 6 dự án Luật sẽ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
     
Nổi bật trong ngày

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Đáp ứng nhu cầu đi lại để người dân yên tâm về quê dịp lễ 30/4-1/5

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:19
Dịp lễ 30/4-1/5 năm nay được nghỉ dài ngày nên dự báo lượng hành khách đi lại trên các tuyến vận tải khách sẽ tăng cao hơn rất nhiều so với trung bình.