Doanh nghiệp nhìn ngân hàng treo “cá gỗ”

Doanh nghiệp nhìn ngân hàng treo “cá gỗ”

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:48
0
Mặc dù ngân hàng tiếp tục hạ lãi suất nhưng theo nhiều chuyên gia, tại thời điểm hiện tại không dễ gì doanh nghiệp có thể vay được tiền.

Khi nói đến vấn đề ngân hàng hạ lãi suất, nhiều doanh nghiệp tỏ ra dửng dưng trước quyết định này. Họ cho rằng ngân hàng nói là hạ nhưng để tiếp cận được với nguồn vốn này phải mất vài tháng nữa. Nhiều doanh nghiệp đánh giá thông tin hạ lãi suất có tác động về mặt tâm lý nhiều hơn, bởi lãi suất hiện nay vẫn cao so với khả năng của họ. Và thực tế, muốn vay lãi suất thấp, doanh nghiệp phải trả nợ cũ, với điều kiện tài chính hiện nay thì nhiều doanh nghiệp muốn đảo nợ là điều cực kỳ khó khăn.

Bất động sản - Doanh nghiệp nhìn ngân hàng treo “cá gỗ”

Ông Nguyễn Đức Kiên – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.

Vài tháng nữa mới tiếp cận được vốn

Ông Nguyễn Văn Đực, Giám đốc Công ty Cổ phần địa ốc Đất Lành chua chát nói: “Ngân hàng hạ lãi suất nhưng tôi cho rằng cũng giống như những lần trước, chỉ có hạ lãi suất huy động nhưng lãi suất cho vay phải đến mấy tháng nữa may ra doanh nghiệp mới có thể được áp dụng mức lãi suất này”. Đối với doanh nghiệp bất động sản, ông Đực cho rằng, ngân hàng không thể chỉ căn cứ vào nợ tốt hay nợ xấu để quyết định cho vay hay không. Vấn đề là doanh nghiệp không bán được sản phẩm.

Ông Đực lấy ví dụ, một doanh nghiệp BĐS có tổng vốn là 5.000 tỉ đồng, trong đó tài sản đất là 2.000 tỉ đồng, tài sản bằng sản phẩm BĐS là 3.000 tỉ đồng, doanh nghiệp đó đang nợ ngân hàng 3.000 tỉ đồng. Nếu xét ra thì số vốn doanh nghiệp này cao hơn số nợ nhiều, do đó đây không phải là nợ xấu, nhưng vì sản phẩm không bán được, không có tiền mặt nên doanh nghiệp không có tiền để trả ngân hàng, vậy là từ nợ tốt chuyển thành nợ xấu.

“Theo tôi, muốn giải bài toán nợ xấu thì chỉ có cách giải bài toán hàng tồn kho của doanh nghiệp và hạ lãi suất chỉ là một trong những giải pháp, doanh nghiệp BĐS cần sự giúp đỡ của Chính phủ để phá vỡ hàng tồn kho đó. Đấy mới thực sự là cứu doanh nghiệp, còn hạ lãi suất chỉ như là miếng mồi ngon treo lơ lửng, dù đói nhưng doanh nghiệp cũng rất khó ăn”, ông Đực kiến nghị.

Cùng chung quan điểm này, ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc công ty Cổ phần thương mại Hoàng Gia, chuyên nhập khẩu sàn gỗ cho rằng, hạ lãi suất là tín hiệu đáng mừng bởi doanh nghiệp hy vọng lãi suất cho vay sẽ giảm theo. “Song tín hiệu này có tác động tinh thần hơn là thực tế vì mức hạ lãi suất không phải nhiều trong tình hình hàng chục ngàn doanh nghiệp phá sản như hiện nay. Đối với ngành gỗ, khó khăn không phải ở lượng hàng tồn kho mà chính là lãi suất góp phần đẩy chi phí đầu vào tăng cao. Lãi vay đã ngốn hết lợi nhuận của doanh nghiệp, khiến chúng tôi đi đến đáy của sự khó khăn”, ông Cường nói.

Một lãnh đạo của ngân hàng NN&PTNT cho biết: “Động thái giảm lãi suất lần này mang ý nghĩa về mặt tâm lý nhiều hơn, còn tác động hay ảnh hưởng có lẽ phải vài tháng nữa mới có được hồi kết. Thực tế, ngân hàng chúng tôi đã bắt đầu giảm lãi suất, các doanh nghiệp đã manh nha tiếp cận nhưng thực tế hạn mức cho vay của họ đã chạm đáy rồi. Họ không còn đủ tài sản để thế chấp vay vốn thêm nữa. Những “món” vay cũ vẫn phải chịu lãi suất cao, chỉ lo trả nợ đáo hạn đã khó, món vay mới chắc chắn sẽ không nhiều”.

Phân tích sâu về vấn đề hạ lãi suất, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng: Dù biết ngân hàng liên tục giảm lãi suất nhưng doanh nghiệp vẫn rất khó hoạt động được với lãi suất 13%. Có một thực tế ai cũng biết, tuy hạ lãi suất nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đi vay được với lãi suất như thế. “Tôi cho rằng ngân hàng không thực sự tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, điều này là cực kỳ nguy hiểm đối với sự phát triển kinh tế của đất nước”, ông Thành nhấn mạnh.

Để chứng minh cho những nhận định của mình, ông Bùi Kiến Thành lấy dẫn chứng: “Thời gian qua, nhiều khảo sát thực tế cho thấy rằng, dù lãi suất có hạ nhưng doanh nghiệp vẫn rất khó khăn khi tiếp cận với nguồn vốn. Có nhiều nguyên nhân đằng sau điều này, ngân hàng thì cho rằng doanh nghiệp đang tự làm khó mình, nợ xấu lớn, nợ nần đầm đìa, hàng hóa thì không bán được…Còn phía doanh nghiệp lại cho rằng, ngân hàng đang cố tình làm khó họ, thậm chí có doanh nghiệp còn kêu rằng muốn vay được vốn phải mất chi phí “bôi trơn”, mà nếu tính cả chi phí này thì lãi suất lên đến 17 - 18% chứ đừng mơ chỉ có 13%”.

Bất động sản - Doanh nghiệp nhìn ngân hàng treo “cá gỗ” (Hình 2).

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành.

Ngân hàng không dám mạo hiểm cho vay

Từ nhiều tháng nay, rất nhiều ngân hàng lớn thừa nhận rằng họ đang dư thừa nguồn tiền. Tuy nhiên, dư thừa tiền không đồng nghĩa với việc cho vay ồ ạt. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, ngân hàng cũng gặp khó khăn khi thừa tiền nhưng không dễ gì họ cho vay, vì những năm qua việc hứng chịu nợ xấu là bài học lớn mà các ngân hàng đang phải gánh chịu. Chính vì thế, ngân hàng có vẻ dửng dưng trước việc doanh nghiệp “đói vốn” cũng là điều dễ hiểu.

Lý giải về việc doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc vay vốn, nhiều ngân hàng cho rằng, chính doanh nghiệp đang tự làm khó mình. Hầu hết các ngân hàng cho biết họ đang chịu một áp lực lớn khi dư tiền. Vì thế, không có ai dại gì có có vốn mà không cho vay. Và cũng không ai muốn cho vay lãi suất cao vì các ngân hàng cũng cạnh tranh nhau. Hơn nữa, nếu tiếp tục huy động cao để cho vay cao để mong lợi nhuận lớn chỉ là cách “đếm cua trong lỗ.

Vấn đề lớn nhất của ngân hàng là tìm được doanh nghiệp tốt để cho vay. Bởi vì, đẩy mạnh cho vay nhưng không có nghĩa là giảm chất lượng. Thậm chí, đây phải là một quá trình sàng lọc khách hàng. Đơn giản, cho vay để doanh nghiệp tốt lên chứ không ai cho vay những doanh nghiệp sắp phá sản, vì như thế ngân hàng cũng chết theo.

Chuyên gia Bùi Kiến Thành cho rằng, một mặt ngân hàng không chấp nhận cho vay với lãi suất thấp vì bản thân ngân hàng huy động đầu vào với lãi suất cũng đã cao rồi, vì thế nếu cho vay với lãi suất thấp thì họ sẽ lỗ. Còn phía các doanh nghiệp thì hiện nay chúng ta chưa thực sự có dự án nào khả thi, cũng như không chứng minh được khả năng hoàn trả vốn, do đó ngân hàng không dám mạo hiểm cho những dự án này vay với lãi suất thấp được. Vì sự mạo hiểm đó nên họ chỉ chấp nhận cho doanh nghiệp vay với lãi suất cao.

Về phía ngân hàng, Ông Đoàn Văn Thắng, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Bưu điện - Liên Việt thẳng thắn thừa nhận, lãi suất giảm nhưng ngân hàng không tăng thêm bất cứ một điều kiện cho vay nào. Các ngân hàng đang nhìn doanh nghiệp theo một hướng tích cực để cho vay. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp quá khó khăn, sắp phá sản cũng phải chấp nhận vì ngân hàng phải đảm bảo chất lượng, hiệu quả và an toàn đồng vốn.

Ông Thắng nhấn mạnh: “Chúng tôi muốn cho vay nhưng phải đặt an toàn lên hàng đầu, chứ không thể vì thừa vốn mà đẩy tín dụng ra ồ ạt, không kiểm soát được thì hậu quả phải trả giá không chỉ là 6 tháng hay một năm nữa. Đối với nhiều doanh nghiệp, vấn đề không tiếp cận được vốn là doanh nghiệp cực kỳ khó khăn, đang vướng vào nợ với ngân hàng mà chủ yếu do nợ xấu như BĐS, đầu cơ chưa có lối thoát.

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, cần xem lại các doanh nghiệp khó tiếp cận được vốn vay có thực lực tài chính đến đâu, mối quan hệ với ngân hàng như thế nào? Trên quan điểm này, ông Kiên đưa ra ý kiến: “Ngân hàng cũng là một doanh nghiệp nên khi tiến hành một hợp đồng vay vốn thì giữa ngân hàng và doanh nghiệp sẽ thương thảo với nhau. Một khi doanh nghiệp không đáp ứng được những yêu cầu của ngân hàng thì ngân hàng không cho vay cũng đúng. Theo tôi được biết, một bộ phận doanh nghiệp khác mặc dù không có nợ xấu nhưng các dự án của họ không có tính khả thi thì cũng không thể vay được vốn. Ngân hàng không thể nào cho một doanh nghiệp vay vốn mà khả năng hoàn vốn quá thấp”.

Quốc Triều


Cùng chuyên mục

Hà Nội: Cận cảnh dự án Thành An Tower vừa bị chỉ ra nhiều vi phạm

Thứ 6, 26/04/2024 | 20:43
Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” tại dự án Thành An Tower số 21 Lê Văn Lương (Tp.Hà Nội).

Thị trường đất nền: Đã “tan băng” nhưng khó “sốt”

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:30
Các chuyên gia nhận định, giá bán đất nền trong thời gian tới sẽ "ấm" lên nhưng khả năng "sốt đất" sẽ không xảy ra.

Bộ Xây dựng vào cuộc vụ xây 22 biệt thự không phép ở tỉnh Lâm Đồng

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:07
Thanh tra Bộ Xây dựng yêu cầu, Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng cung cấp các thông tin liên quan vụ xây không phép 22 căn biệt thự tại xã Lộc Thành (huyện Bảo Lâm).

Đồng Nai: Hàng loạt cơ sở lưu trú du lịch xây dựng không phép

Thứ 6, 26/04/2024 | 09:00
Nhiều Homestay, Glamping, khu nghỉ dưỡng tại tỉnh Đồng Nai có dấu hiệu xây dựng không phép trên đất nông nghiệp, bất chấp các quy định.

Phân khúc đang dẫn dắt thị trường bất động sản Hà Nội

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:30
Căn hộ chung cư tại Hà Nội liên tục thiết lập mặt bằng giá mới, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.
     
Nổi bật trong ngày

Giá vàng 25/4: Vàng SJC giảm sâu chờ tin đấu thầu vàng

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:55
Phiên mở cửa sáng nay (25/4), giá vàng SJC tại các doanh nghiệp giảm mạnh trong khi vàng nhẫn cũng đi xuống.

Thị trường đất nền: Đã “tan băng” nhưng khó “sốt”

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:30
Các chuyên gia nhận định, giá bán đất nền trong thời gian tới sẽ "ấm" lên nhưng khả năng "sốt đất" sẽ không xảy ra.

Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu tháng 4 tăng mạnh so với cùng kỳ

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Theo thống kê, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong tháng 4 vẫn đang trên đà tăng so với tháng trước và so với cùng kỳ năm 2023.

Đồng Nai: Hàng loạt cơ sở lưu trú du lịch xây dựng không phép

Thứ 6, 26/04/2024 | 09:00
Nhiều Homestay, Glamping, khu nghỉ dưỡng tại tỉnh Đồng Nai có dấu hiệu xây dựng không phép trên đất nông nghiệp, bất chấp các quy định.

Hà Nội: Cận cảnh dự án Thành An Tower vừa bị chỉ ra nhiều vi phạm

Thứ 6, 26/04/2024 | 20:43
Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” tại dự án Thành An Tower số 21 Lê Văn Lương (Tp.Hà Nội).