Doanh nghiệp Tp.HCM đang khó khăn: Bài toán nguồn vốn và đơn hàng

Doanh nghiệp Tp.HCM đang khó khăn: Bài toán nguồn vốn và đơn hàng

Nguyễn Thành Nhân
Thứ 5, 18/05/2023 | 09:00
0
Tại Tp.HCM, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn đang hoạt động một cách cầm cự, xoay xở và không dễ dàng để hồi phục trở lại khi đầu vào và đầu ra đều thách thức.

Thiếu đơn hàng, hụt nguồn vốn

Trao đổi với Người Đưa Tin, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Tp.HCM (HUBA) cho hay, UBND Tp.HCM vừa công bố chỉ số đánh giá DDCI (đánh giá năng lực cạnh tranh). Theo đó, có đến 50% doanh nghiệp trên địa bàn Tp.HCM cho biết đang gặp khó khăn, sản xuất kinh doanh cầm chừng. Thậm chí, một số doanh nghiệp đã phải cắt giảm lao động, giảm giờ làm do nhu cầu thị trường bị thu hẹp cả trong lẫn ngoài nước.

"Hiện nay tâm trạng chung của doanh nghiệp là cố gắng cầm cự, giữ đơn hàng và trông chờ vào đơn hàng mới. Có những doanh nghiệp không cầm cự được, phải bán bớt một phần tài sản để trả nợ vì không muốn bị xếp vào nhóm nợ xấu hoặc mất uy tín trong vấn đề thanh toán", Chủ tịch HUBA chia sẻ.

Cuối năm ngoái, đầu năm nay, doanh nghiệp còn liên tục kêu khó tiếp cận vốn vay, giờ thì ngược lại, tiếp cận vốn không khó nhưng doanh nghiệp không biết nên làm gì cho hiệu quả. Họ chưa có nhu cầu vay tiền. Ở chiều ngược lại, ngân hàng cũng rất cần bơm vốn ra nền kinh tế, nếu ôm tiền nhiều sẽ mắc kẹt. Ngân hàng buộc phải hạ lãi suất xuống nữa.

Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may - thêu đan Tp.HCM nói, các doanh nghiệp trong ngành dệt may Tp.HCM đang hết sức đau đầu bởi thị trường đầu ra chưa có tín hiệu lạc quan, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm lao động, cho lao động nghỉ việc hoặc sản xuất cầm chừng.

“Tình hình đơn hàng thế nào trong các tháng tới đến nay chưa có gì chắc chắn, kể cả khách hàng cũng bất ổn, thị trường bất ổn nên các nhà sản xuất cầm cự vượt qua giai đoạn khó. Cái khó khăn nhất của chúng tôi là bây giờ phải cắt giảm lao động, đến khi phục hồi, có lại đơn hàng thì không dễ tuyển lao động có tay nghề”, ông Hồng lo lắng.

Theo một lãnh đạo Hiệp hội Cơ khí - Điện Tp.HCM, có một số công ty hụt dòng tiền, đơn hàng sụt giảm, không có khả năng duy trì hoạt động nên chấp nhận đàm phán để bán luôn doanh nghiệp cho các doanh nghiệp nước ngoài của Hàn Quốc và Trung Quốc nhằm tránh vỡ nợ.

Cũng có một số doanh nghiệp chia sẻ đang tiến hành sáp nhập, chấp nhận mất quyền kiểm soát hoặc thương hiệu để tránh nguy cơ gãy đổ. Một số doanh nghiệp cơ khí cũng thừa nhận phải chạy vạy, vay mượn khắp nơi để duy trì hoạt động, trả lương cho nhân viên, không dám nghĩ đến chuyện có lãi.

Kinh tế vĩ mô - Doanh nghiệp Tp.HCM đang khó khăn: Bài toán nguồn vốn và đơn hàng

Hơn một nửa số doanh nghiệp tại Tp.HCM đang loay hoay vì thiếu đơn hàng, hụt dòng vốn sản xuất kinh doanh.

Tại hội nghị Ngành ngân hàng góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng Đông Nam Bộ diễn ra chiều 11/5, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, cơ quan này đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, song tăng trưởng tín dụng những tháng đầu năm thấp.

Nguyên nhân chủ yếu do cầu tín dụng của nền kinh tế giảm; một số nhóm khách hàng có nhu cầu nhưng chưa đáp ứng điều kiện vay vốn/hoặc còn vướng mắc về thủ tục pháp lý như nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhóm doanh nghiệp bất động sản.

Cần tháo gỡ chính sách tiền tệ

Đánh giá thực trạng này, ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký kiêm Trưởng Ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp lớn, phản ánh sức khỏe của nền kinh tế, vì vậy cần phải có giải pháp mạnh hơn để ngăn làn sóng doanh nghiệp bán tài sản, rời bỏ thị trường.

Doanh nghiệp tiếp cận vốn khó khăn vì nhiều lý do, trong đó có lãi suất quá cao nên hoạt động kinh doanh bình thường sẽ khó đáp ứng được mức lãi vay ngân hàng đưa ra hiện nay.

Thứ hai là khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp hiện rất khó, nhiều ngành kinh doanh có xu hướng suy giảm nên doanh nghiệp rất cân nhắc khi vay vốn ngân hàng.

Vì vậy, ông Tuấn đề xuất Chính phủ cần đẩy mạnh thực thi các chính sách tài khóa hỗ trợ doanh nghiệp như giảm thuế, phí mạnh mẽ hơn nữa để giúp họ giảm chi phí, có tiền duy trì sản xuất kinh doanh.

“Tôi mong rằng bên cạnh các nhóm giải pháp về tiền tệ, nhóm giải pháp về tài khóa thì những giải pháp đẩy mạnh cải cách thể chế, cắt giảm các thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, đặc biệt là tổ chức thực thi chính sách của bộ máy hành chính các cấp phải thuận lợi hơn. Đây là những giải pháp tổng thể giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn hiện nay”, ông Tuấn nêu quan điểm.

Trong khi đó, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Tp.HCM Nguyễn Ngọc Hòa nhận thấy, cần xem xét các sắc thuế có thể miễn, giảm giai đoạn này, đơn cử như giảm thuế trước bạ. Kinh tế khó khăn nhưng vẫn có những nhóm khách hàng có đủ điều kiện mua nhà, mua xe, cần kích cầu họ.

“Chính sách giảm thuế VAT là rất tốt, tác động cụ thể, kích cầu nội địa. Ví dụ, một sản phẩm có giá 10 đồng, khi được giảm thuế thì giá bán ra chỉ còn 7-8 đồng, sản phẩm đó được tiêu thụ thì Nhà nước sẽ thu được thuế thu nhập doanh nghiệp. Như vậy, giảm thu thuế VAT còn hơn doanh nghiệp không bán được hàng, đóng cửa, Nhà nước mất nguồn thu thuế doanh nghiệp”, ông Hòa phân tích.

Tuy nhiên, ông Hòa cho rằng, chu kỳ chính sách nên kéo dài hơn để tăng độ lan tỏa. Chính sách ban hành có độ trễ, cần thời gian để chính sách thẩm thấu vào giá thành sản phẩm, giá bán hàng hóa. Nếu được, chính sách giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% nên kéo dài qua Tết Nguyên đán 2024, thời điểm đó, cầu tiêu dùng nội địa tăng.

Ngoài ra, khi đầu tư tư nhân bị đang thu hẹp, đầu tư công cần đẩy mạnh hơn, như đầu tư hạ tầng đường sá, giáo dục, y tế... thì các ngành sắt, thép, xi măng… sẽ ăn theo, tạo việc làm cho người lao động.

Cùng với đó, 60% thị trường xuất khẩu của Việt Nam là sang Mỹ, châu Âu và Trung Quốc. Doanh nghiệp cần được hỗ trợ tìm kiếm thị trường mới như các quốc gia Nam Mỹ, Trung Đông...

Đà Nẵng: Nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp không có đơn hàng

Thứ 3, 16/05/2023 | 20:00
Bên cạnh các doanh nghiệp gặp khó cũng có nhiều doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, tìm được hướng đi phù hợp, tìm kiếm và duy trì được đơn hàng đều đặn.

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản vẫn chưa có đơn hàng mới

Thứ 5, 04/05/2023 | 12:14
4 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt 15,66 tỷ USD, trong đó Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản tiếp tục là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất.

Doanh nghiệp xoay xở giữa "bão" khó khăn sụt giảm đơn hàng

Chủ nhật, 16/04/2023 | 07:00
Đơn hàng sụt giảm, khiến không ít chủ doanh nghiệp lo lắng bởi nếu tình trạng này kéo dài sẽ phải tính đến phương án cắt giảm lao động, thu hẹp sản xuất…
Cùng tác giả

Phát huy nguồn lực từ kiều bào: Định vị và xây dựng thương hiệu Tp.HCM

Thứ 5, 02/05/2024 | 09:00
Việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Tp.HCM sẽ được tăng cường hơn, nhằm thu hút nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp cho Tp.HCM.

Tp.HCM: Mặt bằng bán lẻ nhộn nhịp trở lại, kỳ vọng hồi phục kinh tế

Chủ nhật, 28/04/2024 | 07:00
Sự đổ bộ của các thương hiệu xa xỉ đã giúp giá cho thuê mặt bằng bán lẻ ở các trung tâm thương mại tại Tp.HCM ngày càng tăng.

Giá lúa gạo xu hướng tăng: Liên kết chuỗi giá trị, kỳ vọng bứt phá

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:31
Triển khai nhiều giải pháp, các Bộ ngành sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo với mục tiêu lớn về kim ngạch xuất khẩu.

Tuyển sinh lớp 10 ở thành phố Hồ Chí Minh: Chỉ tiêu giảm, áp lực tăng

Thứ 7, 27/04/2024 | 11:30
Khi giảm chỉ tiêu trường công lập, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại thành phố Hồ Chí Minh càng tăng áp lực đầu vào đối với học sinh.

Tp.HCM: Đánh giá kỹ khi đốn hạ hơn 400 cây xanh để làm Metro 2

Thứ 7, 27/04/2024 | 11:00
Để thực hiện dự án tuyến Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương), có hơn 400 cây xanh phải di dời, đốn hạ là điều khiến người dân quan tâm.
Cùng chuyên mục

Trình Quốc hội xem xét giảm tiếp 2% thuế GTGT trong 6 tháng cuối năm

Thứ 5, 02/05/2024 | 16:20
Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế GTGT 6 tháng cuối năm 2024.

Gắn trách nhiệm của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế xanh

Thứ 4, 01/05/2024 | 15:06
Bảo vệ môi trường, phát triển nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn bền vững có nhiều chủ thể, trong đó doanh nghiệp là một trong những chủ thể quan trọng nhất.

Bộ Công Thương: Bán điện mặt trời mái nhà dư thừa sẽ “vỡ quy hoạch”

Thứ 3, 30/04/2024 | 21:40
Bộ Công Thương đánh giá, nếu người dân được bán điện mặt trời mái nhà dư thừa thì sẽ xảy ra tình huống vỡ quy hoạch điện quốc gia, khó kiểm soát hệ thống lưới điện.

Đồng Nai: Chạy đua tiến độ xuyên lễ trên công trường cầu Nhơn Trạch

Thứ 3, 30/04/2024 | 19:15
Dự án thi công cầu Nhơn Trạch nối liền tỉnh Đồng Nai và Tp.HCM có tổng chiều dài 2,6km, đường dẫn 2 đầu cầu dài 5,6km với 500 kỹ sư, công nhân thi công xuyên lễ.

Phát triển bền vững là con đường độc đạo doanh nghiệp phải đi

Thứ 3, 30/04/2024 | 14:50
Theo ĐBQH, phát triển bền vững là vấn đề sống còn của nền kinh tế, đầu tư cho phát triển bền vững, thân thiện với môi trường chính là cơ hội mới cho doanh nghiệp.
     
Nổi bật trong ngày

Tp.HCM: Doanh thu du lịch dịp lễ 30/4 và 1/5 ước đạt 3.235 tỷ đồng

Thứ 5, 02/05/2024 | 05:56
Ngày 30/4, Sở Du lịch Tp.HCM cho biết doanh thu dịp lễ 30/4 - 1/5 của ngành du lịch thành phố ước đạt 3.235 tỷ đồng, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Giá vàng 2/5: Vàng SJC giảm về 84,7 triệu đồng/lượng

Thứ 5, 02/05/2024 | 10:17
Sáng 2/5, giá kim loại quý trong nước đồng loạt giảm từ 200 - 600 ngàn đồng/lượng, ngay sau kỳ nghỉ lễ dài ngày kết thúc.

Trình Quốc hội xem xét giảm tiếp 2% thuế GTGT trong 6 tháng cuối năm

Thứ 5, 02/05/2024 | 16:20
Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế GTGT 6 tháng cuối năm 2024.