Doanh nghiệp tư nhân: Bộ phận tiên phong cho đổi mới sáng tạo

Doanh nghiệp tư nhân: Bộ phận tiên phong cho đổi mới sáng tạo

Nguyễn Minh Uyên
Thứ 6, 25/03/2022 | 18:33
0
Trong thời kỳ chuyển giao, KHCN hay ĐMST đóng vai trò như nhân tố cốt lõi, giúp gia tăng sức cạnh tranh và chất lượng sản phẩm thị trường.

Đơn giản hoá thủ tục về chuyển giao công nghệ

Ngày 25/3, phát biểu tại Hội thảo “Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm, chuyển giao và đổi mới công nghệ”, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt, Bộ KH&CN đã nhận định, doanh nghiệp được xác định là trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, là cầu nối quan trọng trong việc chuyển hoá các thành tựu khoa học công nghệ vào cuộc sống.

Do đó, hỗ trợ doanh nghiệp, tìm kiếm chuyển giao và đổi mới công nghệ là nhiệm vụ quan trọng không chỉ của riêng ngành KHCN mà của tất cả các ngành, các cấp. 

Kinh tế vĩ mô - Doanh nghiệp tư nhân: Bộ phận tiên phong cho đổi mới sáng tạo

Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt, Bộ KH&CN

Về phía Bộ KHCN, Bộ trưởng cho biết, một trong những nội dung quan trọng được Bộ đặc biệt quan tâm hiện tại và cả giai đoạn tới, đó là đơn giản hoá thủ tục hành chính, đồng thời tăng cường sự công khai, minh bạch trong việc quản lý công tác này.

Mặt khác, để hoàn thành nhiệm vụ này, rất cần được sự tham gia tích cực và đồng hành xuyên suốt của tất cả các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học…

Qua đó, cần sự nỗ lực để huy động tối đa các nhà khoa học, các tổ chức KHCN và các doanh nghiệp trên toàn quốc để tham gia các nhiệm vụ phát triển KT-XH, bảo đảm anh ninh quốc phòng.

Về vấn đề này, TS. Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cho rằng, trong thời kỳ đổi mới, KHCN hay đổi mới sáng tạo (ĐMST) đóng vai trò là nhân tố cốt lõi giúp gia tăng sức cạnh tranh và chất lượng các sản phẩm thị trường. 

Trong đó các trường đại học, viện nghiên cứu chính là nơi tạo ra những kiến thức mới, tài sản trí tuệ mới giúp gia tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH.

Kinh tế vĩ mô - Doanh nghiệp tư nhân: Bộ phận tiên phong cho đổi mới sáng tạo (Hình 2).

TS. Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Việc phát triển hệ thống sáng tạo quốc gia, hình thành Hệ sinh thái ĐMST, lấy doanh nghiệp làm trung tâm ứng dụng công nghệ và phát triển, có thể tạo liên kết hữu cơ giữa các cơ sở nghiên cứu với các doanh nghiệp trên cơ sở chia sẻ kinh nghiệm và lợi ích tương hỗ.

Do đó cần thiết phải xây dựng đồng bộ về thể chế để phát huy hết tiềm lực, tạo động lực nền tảng cho sự phát triển trong thời đại mới.

Nhất là sau đại dịch Covid-19, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam có đầu tư cho sự phát triển, đổi mới công nghệ, đặc biệt nhu cầu này càng cao ở khối doanh nghiệp tư nhân - bộ phận tiên phong cho ĐMST, chính vì vậy đây là cơ hội của thời đại.

Bài học chuyển giao từ Châu Âu

Đóng góp ý kiến tại Hội thảo, ông Nguyễn Việt Anh, Chủ tịch mạng lưới ĐMST Việt Nam tại Châu Âu chia sẻ, tại Đức, một trong những mô hình được áp dụng và đem đến nhiều kết quả khả quan, đó là cho phép các startup được mở và hoạt động trong trường đại học, từ đó, họ có thể dùng chính sản phẩm sáng tạo bởi các chuyên gia, nhà nghiên cứu để ứng dụng vào thị trường.

Điều này hoàn toàn có thể thực hiện tại Việt Nam - một thị trường ĐMST đầy tiềm năng, song cần sự đồng hành và hỗ trợ rất nhiều từ những cơ quan cấp quản lý.

Ông cho biết thêm, mô hình chuyển giao đơn giản nhất hiện tại là một bên có công nghệ và một bên nhận công nghệ, đây là loại mô hình tương tác bền vững. 

Bởi hai bên không chỉ gặp nhau và chuyển giao công nghệ, mà đó là sự hỗ trợ lẫn nhau cả về nhân lực và tài chính. Điều này có thể cho thấy kết quả ngay lập tức, mặt khác khi duy trì được sự tương tác hai bên, có thể tạo ra kết quả tích cực về mặt dài hạn.

Kinh tế vĩ mô - Doanh nghiệp tư nhân: Bộ phận tiên phong cho đổi mới sáng tạo (Hình 3).

Tại Đức, doanh nghiệp muốn chuyển giao công nghệ thành công, cần đạt được 4 điều kiện cơ bản: bên chuyển giao, bên tiếp nhận, nhân lực và mô hình chuyển giao

Tuy nhiên, để bền vững, hai bên cần đạt được những điều kiện căn bản của chuyển giao công nghệ. Ông Việt Anh đưa ra bài học từ các doanh nghiệp Đức, sẽ gồm 4 điều kiện cơ bản.

Thứ nhất, đơn vị muốn chuyển giao công nghệ là ai. Đó có thể là trường đại học, doanh nghiệp, startup, viện nghiên cứu.

Thứ hai, đơn vị có khả năng tiếp nhận. Đơn vị phải là doanh nghiệp có đủ điều kiện để ứng dụng công nghệ đó như nhà sản xuất công nghiệp. Ngoài ra, về vấn đề vốn đầu tư - điều quan trọng nhất của những doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng cần phải được chuẩn bị thì quá trình chuyển giao mới có thể suôn sẻ.

Thứ ba, vấn đề nhân lực. Nếu không có đủ lượng và chất từ đội ngũ nhân lực, việc chuyển giao cũng sẽ hết sức khó khăn. 

Khi có cơ chế và nguồn nhân lực tốt thì chúng ta sẽ có giải pháp tốt, tầm nhìn tốt về phát triển KHCN, đầu tư mạo hiểm, hợp tác nhằm tăng GTGT theo từng giai đoạn.

Thứ tư, mô hình chuyển giao. Về điều này, ông Việt Anh cho biết, mô hình hiện tại các doanh nghiệp Đức rất mong muốn được kết hợp với doanh nghiệp Việt Nam là mô hình doanh nghiệp liên doanh, các doanh nghiệp tại Châu Âu có công nghệ, có vốn, sẵn sàng hợp tác với doanh nghiệp hoặc trường đại học tại Việt Nam để chuyển giao công nghệ.

2 kinh nghiệm để doanh nghiệp sản xuất "hái quả" từ chuyển đổi số

Thứ 5, 24/03/2022 | 21:38
Các doanh nghiệp đang tăng trưởng có quy mô vừa, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất gặp rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng chiến lược chuyển đổi số bài bản.

Bài toán nhân lực công nghệ thông tin và "cơn khát" của doanh nghiệp

Thứ 5, 17/03/2022 | 14:31
Nhân sự ngành công nghệ thông tin không bị giới hạn biên giới, không gian làm việc và hiện còn là đối tượng được các tập đoàn lớn trên thế giới “săn lùng”.

[E] Chuyển đổi số, cuộc đua không đơn độc của kinh tế tư nhân

Thứ 4, 02/02/2022 | 11:00
"Cá nhân tôi, đôi khi cũng từng phát hiện ra rằng, trong lòng mình có một "nô lệ nhỏ" đang ngồi, nhưng giờ không còn nữa", Chủ tịch FPT Trương Gia Bình chia sẻ.
Cùng tác giả

Blockchain là một trong những "then chốt" của chuyển đổi số

Thứ 5, 28/07/2022 | 19:56
Blockchain được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như đô thị thông minh, công nghệ tài chính, kinh tế chia sẻ, chuỗi cung ứng, dịch vụ công....

[Info]10 startup Việt được rót vốn nghìn tỷ nửa đầu năm 2022

Thứ 4, 27/07/2022 | 14:03
Vốn đầu tư mạo hiểm cho các startup Việt Nam năm 2021 đạt mức cao kỷ lục với tổng số tiền đầu tư 1,4 tỷ USD. Nửa đầu năm 2022 cũng đang cho thấy tín hiệu khả quan.

Hà Nội có lợi thế trong tăng tốc số hoá dịch vụ thanh toán

Thứ 2, 25/07/2022 | 14:02
Theo EVNHANOI, tỉ lệ khách hàng giao dịch, thanh toán theo phương thức điện tử của Thủ đô đã đạt trên 98%.

Clip: Chiêm ngưỡng mô phỏng không gian văn hoá Nhật tại sông Tô Lịch

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Đề xuất Dự án cải tạo sông Tô Lịch thành Công viên Lịch sử - Văn hoá - Tâm linh của Tập đoàn JVE thời gian qua đã nhận được nhiều phản hồi.

Việt Nam có thể học hỏi gì từ "điểm sáng" của Abenomics?

Chủ nhật, 17/07/2022 | 19:42
Trong bối cảnh Việt Nam đang đối mặt với tình trạng tốc độ già hoá dân số nhanh, một trong những mũi tên chính của Abenomics có thể đem lại bài học quý báu.
Cùng chuyên mục

HĐND tỉnh Đắk Lắk đồng ý điều chỉnh dự án hồ chứa nước trăm tỷ đồng

Chủ nhật, 05/05/2024 | 11:00
HĐND tỉnh Đắk Lắk vừa thống nhất điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án hồ chứa nước Yên Ngựa. Đây là dự án bị xác định sử dụng vốn không hiệu quả hoặc lãng phí.

Gỡ vướng cho trái phiếu xanh

Chủ nhật, 05/05/2024 | 08:00
Trái phiếu xanh - một công cụ tài chính phổ biến trên thế giới hiện nay nhưng khi triển khai tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp than “khó” để tiếp cận.

Du lịch phục hồi mạnh, khách quốc tế 4 tháng đạt 6,2 triệu lượt

Thứ 7, 04/05/2024 | 18:55
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn thông tin Kkinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 4 tháng tăng 3,93%

Đồng Nai: Khảo sát các vị trí khai thác đất đắp thi công Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Thứ 7, 04/05/2024 | 16:06
Dự án Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1, đoạn đi qua địa bàn tỉnh Đồng Nai ước tính cần 5 triệu m3 đất đắp để phục vụ quá trình thi công.

Kiên Giang: Kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 21%

Thứ 7, 04/05/2024 | 14:30
Theo Sở Công thương Kiên Giang, đến hết tháng 4/2024, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh hơn 290 triệu USD, đạt 31,60% kế hoạch năm, tăng 21,26% so cùng kỳ năm 2023.
     
Nổi bật trong ngày

Thị trường chíp bán dẫn dự báo là ngành công nghiệp nghìn tỷ đô vào năm 2030

Chủ nhật, 05/05/2024 | 13:00
Với tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định trong suốt 2 thập kỷ qua, thị trường chip bán dẫn được dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào năm 2030.

Vàng SJC ngược dòng thế giới, lập đỉnh: Chuyên gia dự báo bất ngờ về giá vàng tuần tới

Chủ nhật, 05/05/2024 | 16:00
Trái ngược với SJC , vàng thế giới tiếp tục sụt giảm mạnh. Theo dự báo của các chuyên gia, giá vàng sẽ tiếp tục trượt dốc trong thời gian tới.

Gỡ vướng cho trái phiếu xanh

Chủ nhật, 05/05/2024 | 08:00
Trái phiếu xanh - một công cụ tài chính phổ biến trên thế giới hiện nay nhưng khi triển khai tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp than “khó” để tiếp cận.

Giá vàng 5/5: Giá vàng SJC cao chót vót, sát mốc 86 triệu đồng/lượng

Chủ nhật, 05/05/2024 | 09:24
Giá vàng thế giới kết thúc 1 tuần giảm giá trong bối cảnh nhà đầu tư chốt lời. Trong khi ở thị trường trong nước, vàng miếng SJC tiến sát mốc 86 triệu đồng/lượng.

Xuất khẩu điện thoại và linh kiện mang về hơn 18,4 tỷ USD

Chủ nhật, 05/05/2024 | 06:15
Lũy kế 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD, tăng 6,6% so với 4 tháng năm 2023.