Không dùng lu, các nước trên thế giới chống ngập bằng cách nào?

Không dùng lu, các nước trên thế giới chống ngập bằng cách nào?

Vũ Thu Hương
Thứ 7, 13/07/2019 | 18:04
4
Những ngày qua, ý kiến dùng lu để chống ngập của đại biểu Phan Thị Hồng Xuân (Phó chủ tịch kiêm Tổng thư kí Hội Dân tộc học - Nhân học TP HCM) đã gây xôn xao dư luận dù theo bà Hồng Xuân đây là kinh nghiệm được Nhật Bản, Philippines sử dụng. Thực tế, các nước trên thế giới cũng có nhiều cách độc đáo để chống ngập hiệu quả.

Singapore – xây hồ tái sử dụng nước và chứa nước mưa  

Thông qua hệ thống sông, cống và kênh, nước mưa ở 2/3 diện tích Singapore được đưa vào 17 hồ chứa để xử lý trước khi đưa vào sử dụng.

Trong số này, công trình phức hợp đập - hồ chứa Marina là quan trọng nhất và được thế giới đánh giá rất cao. Người ta xây một con đập chắn ngang eo Marina dài 350m, tạo thành một hồ chứa nước ngọt, cung cấp khoảng 10% nước ngọt dành cho người dân ở đảo quốc sư tử.

Tiêu điểm - Không dùng lu, các nước trên thế giới chống ngập bằng cách nào?

Đập Marina có tác dụng ngăn không cho nước biển tràn vào đảo nhờ 10 cổng thoát nước ra biển. Nếu mưa lớn, hồ chứa sắp tràn, với điều kiện thủy triều thấp, 10 cổng thoát này được mở để nước đi ra biển.

Nếu gặp thủy triều cao, hệ thống bơm được sử dụng bơm hết một hồ bơi tiêu chuẩn Olympic trong vòng hơn 1 phút.

Venice là thành phố nằm trong một phá, gồm 124 hòn đảo. Đây từng là một trung tâm kinh tế của thế giới trong thời Trung cổ với 250.000 dân.

Ý - đê chắn sóng biển nổi

Chính phủ Ý đã phải mất rất nhiều thời gian xét duyệt và chi 8 tỉ USD để khởi công Mose - một đê chắn sóng biển nổi - trong năm 2003 tại ba vị trí cửa Lido, Malamoco và Chioggia để chống ngập.

Tiêu điểm - Không dùng lu, các nước trên thế giới chống ngập bằng cách nào? (Hình 2).

Tổng cộng có 79 cánh cổng được đặt tại Lido, Malamoco và Chioggia. Mỗi cánh cổng rỗng ruột này dài 30m, rộng 20m và cao từ 4-5m. Cửa Lido là cửa lớn nhất nên cần đến 41 cổng và ở giữa phải xây một hòn đảo nhân tạo.

Bình thường, nước được bơm đầy vào cánh cổng khiến nó nằm sát xuống đáy biển. Nhưng khi có dự báo ngập lụt trên 1,1m, các kỹ sư dùng máy bơm đẩy hết nước ra ngoài và thay vào bên trong từng cánh cổng không khí nén. Trong vòng 30 phút, không khí nhẹ khiến cánh cổng nổi lên, tạo thành đê chắn góc 45 độ với mặt biển. Mỗi cánh cổng có thể hoạt động độc lập với nhau nên đê chắn này rất linh hoạt.

Công trình có thể hoạt động trong 100 năm, chống lại những con sóng cao đến 3m để bảo vệ thành phố Venice.

Nhật Bản - Công trình chống ngập dưới lòng đất

Năm 1993, chính phủ Nhật cho xây kênh thoát nước ngầm ngoại vi đô thị, hay còn gọi là dự án G. Dự án mất 13 năm để hoàn thành với kinh phí 3 tỷ USD. Công trình này còn được gọi bằng cái tên: điện Pantheon dưới lòng đất.

Tiêu điểm - Không dùng lu, các nước trên thế giới chống ngập bằng cách nào? (Hình 3).

Công trình vĩ đại này gồm 5 trụ chứa cao 75m, rộng 32m được nối với nhau bằng đường ống dài 6,3km, đường kính 10m và nằm sâu dưới mặt đất 50m. Đường ống này sẽ dẫn tới một bể chứa nước khổng lồ cao 25m, dài 177m, rộng 78m.

Theo thông số thiết kế, hệ thống có khả năng xả 200m3 nước/giây ra sông Endo, tương đương lượng nước đầy trong một bể bơi chuẩn 25m.

Mỗi khi mưa lớn, nước sẽ được dẫn từ các trụ chứa tới bể chứa khổng lồ. Sau đó, người ta sẽ bơm nước từ bể chứa ra sông Endo với các máy bơm công suất lớn để tránh ngập cho toàn thành phố. Nhờ có nó, người dân Tokyo và các vùng lân cận đã tránh được các đợt ngập lụt nặng trong những năm qua.

Malaysia - Hầm thoát nước lớn

Để chống ngập, chính quyền Malaysia đã tiến hành xây dựng một đường hầm “2 trong 1” với công dụng thoát lũ và phục vụ giao thông. Đường hầm có tên Stormwater Management and Road Tunnel, viết tắt là SMART.

Tiêu điểm - Không dùng lu, các nước trên thế giới chống ngập bằng cách nào? (Hình 4).

Trong điều kiện khô ráo, đường hầm sẽ được sử dụng bình thường để xe cộ lưu thông qua lại. Khi xảy ra tình trạng ngập, các phương tiện sẽ bị cấm đi qua hầm bởi khi đó nó biến thành một con kênh thoát nước để những con đường phía trên không bị ngập.

Hầm dài 9,7km, rộng 13m, có kinh phí xây dựng 500 triệu USD và được đánh giá là một trong những công trình thoát lũ hiệu quả đầu tiên trên thế giới.

Đề xuất trang bị lu chống ngập: Chuyên gia phân tích lý do các thành phố lớn khó thực hiện!

Thứ 7, 13/07/2019 | 10:36
Đề xuất trang bị lu cho người dân để chống ngập của đại biểu Phan Thị Hồng Xuân đang nhận được nhiều ý kiến tranh luận trái chiều của người dân. Trong đó, chuyên gia Đào Trọng Tứ cũng cho rằng đề xuất này khó khả thi.

Bị chê cười vì đề xuất dùng lu chống ngập, nữ Phó Giáo sư nói gì?

Thứ 7, 13/07/2019 | 09:16
Sau khi nêu ý kiến tại nghị trường HĐND TP.HCM về giải pháp chống ngập, đại biểu Phan Thị Hồng Xuân đã nhận lại phản ứng trái chiều từ dư luận. Nữ Phó Giáo sư cho biết, bản thân rất buồn khi bị hiểu lầm.

TP.HCM: Vì sao không thiếu tiền nhưng chống ngập vẫn nan giải?

Thứ 7, 13/07/2019 | 07:16
Được đưa vào chương trình giám sát của HĐND TP.HCM, vấn đề chống ngập nước vẫn luôn là thách thức với chính quyền thành phố. Theo đó, dù không thiếu tiền hay cách thức để huy động nguồn vốn, nhưng hiệu quả chống ngập vẫn chưa đạt yêu cầu.

Video: Khám phá hệ thống nâng nhà chống lũ lụt tương thích mọi loại địa hình

Thứ 6, 11/01/2019 | 20:00
Một công ty tại Mỹ đã phát minh ra hệ thống nâng có thể nâng nhà nặng tới 100 tấn lên cao 4m giúp ứng phó với lũ lụt và phòng tránh các thiệt hại do bão gây ra.

Mùa lũ cận kề, hạ du Quảng Nam cần chú trọng chống ngập lụt

Chủ nhật, 07/10/2018 | 08:14
Chỉ tính trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn đã có trên 40 dự án thủy điện, thủy lợi. Mùa mưa lũ sắp đến, cộng với việc loạt hồ chứa này sẽ xả nước tất yếu gây ngập lụt cho hạ du. Vấn đề chống và giảm thiệu tác hại mùa lũ rất đáng được quan tâm.
Cùng tác giả

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.

Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:23
Ngày 23/4 tới, tại Hà Nội, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. Trước thềm sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan.

“Hiệp định Geneve không chỉ là mốc son lịch sử mà còn mang ý nghĩa thời đại”

Thứ 2, 22/04/2024 | 10:02
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định việc ký kết Hiệp định Geneve không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.

Khoảnh khắc siêu pháo MARS II của Ukraine bị hỏa lực Nga phá hủy

Thứ 5, 25/04/2024 | 13:55
MARS II là hệ thống do Đức sản xuất và được coi là siêu pháo khi được trang bị tới 12 tên lửa dẫn đường M30/M31 hoặc 2 tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS.

Lộ diện quốc gia là điểm đến chính của đầu tư Trung Quốc ở châu Âu

Thứ 5, 25/04/2024 | 06:00
Hungary có thể nằm trong số những nước đi đầu về việc chuyển đổi công nghệ nhờ hợp tác kinh tế và đầu tư chặt chẽ với Trung Quốc.