Đòn bẩy uy lực của Nga khiến Armenia “chôn chân” trong thế khó

Đòn bẩy uy lực của Nga khiến Armenia “chôn chân” trong thế khó

Vũ Thu Hương
Thứ 7, 26/12/2020 | 15:59
0
Armenia sẽ phải lệ thuộc nhiều hơn vào vòng tay của Nga. Họ không thể ngả về hướng Tây hay quay về hướng Đông.

Tháng 11, Nga đã giành thắng lợi lớn khi thương lượng thành công cho cuộc xung đột Azerbaijan và Armenia, trang tin Syriahr nhận định.

Các cuộc giao tranh giữa Azerbaijan và Armenia vì Nagorno-Karabakh diễn ra nhiều năm. Khu vực miền núi được quốc tế công nhận là một phần của Azerbaijan  nhưng Armenia kiểm soát khu vực này kể từ lệnh ngừng bắn năm 1994 giữa hai quốc gia.

Xung đột bùng phát trở lại vào tháng Chín vừa qua. Hai tháng sau, một thỏa thuận hòa bình được mở ra và Nga là bên chiến thắng: Thỏa thuận cho lệnh ngừng bắn đã đặt “những chiếc ủng gìn giữ hòa bình” của Điện Kremlin vào một thế mới. Nước Mỹ chẳng thể làm gì khác ngoài việc đứng nhìn điều này xảy ra.

Tiêu điểm - Đòn bẩy uy lực của Nga khiến Armenia “chôn chân” trong thế khó

Nga đã giành thắng lợi lớn khi thương lượng thành công cho cuộc xung đột Azerbaijan và Armenia

Với tư cách là người bảo vệ lâu năm của Armenia, Nga sở hữu đòn bẩy duy nhất có thể thuyết phục Armenia ký lệnh ngừng bắn này. Bằng việc ký kết, Yerevan từ bỏ các tuyên bố chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ mà họ đã chiếm đóng tại Azerbaijan từ năm 1994 mà không đạt được gì. Trong khi đó, Moscow đã có được một món quà lớn và sự hiện diện uy quyền nơi đây.

Tổng thống Armenia Armen Sarkissian ngày 9/12 đã gửi thư cho người đồng cấp Nga Vladimir Putin để đề nghị hỗ trợ tiến trình phân định ranh giới giữa nước này với Azerbaijan nhằm tránh những căng thẳng mới.

Cơ quan báo chí của Tổng thống Sarkissian dẫn nội dung bức thư nêu rõ "Tổng thống Armenia đã lưu ý rằng thật đáng tiếc vẫn tiềm ẩn nguy cơ về những tranh chấp mới nổi lên giữa hai bên do vấn đề phân giới. Cân nhắc tới tầm quan trọng đặc biệt và sự liên quan của vấn đề, Tổng thống Sarkissian đã đề nghị Tổng thống Nga hỗ trợ để hoàn thành tiến trình phân định ranh giới giữa Armenia và Azerbaijan nhằm tránh xảy ra thêm những căng thẳng và diễn biến tiêu cực".

Cũng trong bức thư này, ông Sarkissian đã cảm ơn ông Putin vì những nỗ lực của nhà lãnh đạo Nga nhằm "chấm dứt tình trạng đổ máu ở khu vực Nagorny-Karabakh và đạt được một lệnh ngừng bắn vốn đã giúp tránh có thêm nạn nhân mới và những bi kịch".

Ngày 9/11 vừa qua, Azerbaijan và Armenia đã ký thỏa thuận ngừng bắn tại Nagorny-Karabakh do Nga bảo trợ  sau hơn một tháng xảy ra giao tranh, theo đó Armenia nhất trí trả lại 15 - 20% lãnh thổ vùng Nagorny-Karabakh mà lực lượng Azerbaijan đã giành quyền kiểm soát trong thời gian bùng phát xung đột vừa qua, trong đó có thị trấn lịch sử Shusha.

Gần 2.000 binh sĩ Nga sau đó đã được triển khai tại biên giới giữa Armenia và Azerbaijan, cũng như hành lang giữa khu vực Nagorny-Karabakh với Armenia để giám sát ngừng bắn. Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã cử quân đội tham gia phối hợp với Nga để giám sát ngừng bắn giữa Armenia và Azerbaijan.

Trên thực tế - trừ khi Mỹ tham gia đầy đủ vào tiến trình hòa bình – còn lại Nga ảnh hưởng lớn đến vấn đề Nagorno-Karabakh vô thời hạn.

Nga hiện là người gác cổng cho một khu vực trong trung tâm năng lượng của châu Âu. Nếu khu vực này quan trọng về mặt chiến lược đối với NATO, thì điều đó khiến nó trở nên quan trọng về mặt chiến lược đối với Điện Kremlin.

Armenia, vì không tin tưởng Azerbaijan nên muốn những người gìn giữ hòa bình ở lại bên mình. Cuộc xung đột ngắn nhưng tàn khốc đã chứng minh một cách rõ ràng rằng Armenia không thể giành chiến thắng về mặt quân sự, và do đó người Armenia phải chấp nhận sự cai trị của Azerbaijan hoặc sự trợ giúp của Nga. Trong thế yếu, Yerevan cảm thấy yên lòng hơn khi chấp nhận sự giám hộ của người Nga ở Nagorno-Karabakh mặc dù điều này đồng nghĩa với việc phải chấp nhận một chiến thắng của kẻ thù không đội trời chung.

Điều này cũng đồng nghĩa Armenia sẽ phải lệ thuộc nhiều hơn vào vòng tay của Nga. Họ không thể ngả về hướng Tây và cũng không thể quay về hướng Đông – cả về mặt ngoại giao lẫn đầu tư - bởi vì người Nga hiện đang nắm quyền.

Dù lâu nay Moscow được coi là đứng ở “phía bên kia” với lợi ích của Azerbaijan nhưng do sự ủng hộ nồng nhiệt từ Mỹ và EU trong những năm gần đây, quan hệ ngoại giao và kinh tế của Azerbaijan và Nga đã sâu sắc hơn.

Tuy nhiên, giờ đây, với việc quân đội Nga gây ảnh hưởng trên lãnh thổ Azerbaijan lần đầu tiên kể từ khi Liên Xô sụp đổ, đòn bẩy của Moscow cũng ảnh hưởng lớn sự phát triển kinh tế: Bằng cách đảm bảo an ninh cho hành lang vận tải xuyên Armenia  trước mối lo với Azerbaijan, Nga hiện kiểm soát tuyến đường bộ Azerbaijan vốn khao khát lâu nay, từ Biển Caspi đến Địa Trung Hải và châu Âu.

Phương Tây chắc chắn có thể thấy một điều sắp xảy ra: Từ một cái móng chân sớm biến thành một dấu chân. Sự hiện diện của Nga rồi sẽ trở thành uy quyền và tầm ảnh hưởng lớn của Nga.  

Cảnh báo đanh thép của TT Putin về “sai lầm khủng khiếp” với Armenia

Thứ 5, 19/11/2020 | 09:27
Tổng thống Putin khẳng định bất cứ động thái nào trong việc rút khỏi thỏa thuận ngừng bắn do Nga hậu thuẫn với Azerbaijan đều là sai lầm khủng khiếp.

Làm khó Nga, Thổ Nhĩ Kỳ khó yên trong xung đột Armenia- Azerbaijan

Thứ 6, 16/10/2020 | 08:59
Sự công khai hỗ trợ Azerbaijan của Thổ Nhĩ Kỳ trong xung đột Armenia- Azerbaijan là sự thách thức đến quyền uy của Nga mà bản thân Moscow có lẽ chưa lường trước.
Cùng tác giả

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.

Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:23
Ngày 23/4 tới, tại Hà Nội, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. Trước thềm sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.