“Đòn đánh” của Mỹ khiến số phận 6 tàu phá băng của Nga treo lơ lửng

Chủ nhật, 21/04/2024 | 06:00
0
Thị trường toàn cầu cuối cùng sẽ quay trở lại với LNG Nga vì Moscow vẫn là một nhà xuất khẩu LNG quan trọng.

Những người tham gia thị trường vận tải khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở cả châu Á lẫn châu Âu đều đang tìm câu trả lời về số phận của 6 tàu chở LNG có khả năng phá băng Arc7 hiện đang nằm ở Hàn Quốc, vốn ban đầu được dành riêng cho dự án LNG 2 ở Bắc Cực do Novatek của Nga vận hành.

Việc xây dựng các tàu chở LNG phá băng Arc7, có công suất 172.600 m3, là một bước tiến đáng kể trên thị trường đóng mới tàu chở hàng lỏng. Các tàu này được chuyên môn hóa cao để hoạt động trong điều kiện băng giá, khiến chúng trở thành phương tiện lý tưởng để vận chuyển LNG từ các vùng Bắc Cực.

Tuy nhiên, do căng thẳng địa chính trị liên quan đến xung đột Nga-Ukraine, các lệnh trừng phạt giáng lên Moscow đã khiến số phận những con tàu này bị treo lơ lửng và việc sử dụng chúng trong tương lai là không chắc chắn, đặc biệt khi khách hàng chuyến hướng khỏi LNG của Nga sang hãng của Mỹ và các nước Trung Đông.

Hãng TradeWinds hôm 15/4 dẫn lời ông Mehdy Touil, chuyên gia độc lập về LNG, cho biết sẽ khó tìm được khách hàng khác mua những con tàu này – 3 trong số đó nằm trong hợp đồng với hãng Mitsui OSK Lines (MOL) và 3 chiếc còn lại do Hanwha Ocean tiếp quản quyền sở hữu sau khi hợp đồng với chủ sở hữu Nga Sovcomflot bị hủy.

Thế giới - “Đòn đánh” của Mỹ khiến số phận 6 tàu phá băng của Nga treo lơ lửng

Christophe de Margerie là tàu đầu tiên trong số 15 tàu chở LNG có khả năng phá băng Arc7 cho dự án Yamal LNG của Novatek. Ảnh: Riviera

“Các tàu Arc7 rất chuyên dụng và đắt tiền”, một nhà môi giới tàu biển nói với hãng tư vấn S&P Global hôm 17/4. “Việc sử dụng tàu có khả năng phá băng như tàu chở hàng thông thường là không khả thi và hiệu quả nên không có nhiều lựa chọn thay thế”.

S&P Global dẫn một số nguồn tin cho biết việc chuyển đổi Arc7 thành các đơn vị lưu trữ và tái hóa khí nổi (FSRU) cũng sẽ không thực tế, đồng thời nói thêm rằng lựa chọn khả thi nhất là sử dụng chúng làm tàu chở LNG thông thường.

“Đối với tôi, FSRU dường như là một ý tưởng thậm chí còn tệ hơn, vì hiện có rất nhiều tàu cũ hoàn toàn phù hợp cho mục đích lưu trữ”, một nhà môi giới tàu biển khác cho biết.

Các lệnh cấm vận và trừng phạt của phương Tây áp đặt lên Nga để phản ứng với chiến dịch quân sự của nước này ở Ukraine đã ngăn lô tàu phá băng này ra khơi. Tuy nhiên, theo một số nguồn tin thị trường, về lâu dài, việc vận chuyển LNG của Nga có thể sẽ được tiếp tục và do đó các tàu này có thể đến vùng biển Bắc Cực để nạp hàng.

“Theo tôi biết, Mỹ đang nỗ lực áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một dự án nhằm hạn chế nguồn cung của Nga”, một nhà môi giới tàu biển ở châu Á cho biết. “Tôi cho rằng những tàu này có thể được tích hợp vào hệ thống do các quy định về khí thải, dẫn đến việc loại bỏ dần các tàu cũ”.

Đầu năm nay, Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với tổ hợp đóng tàu và nhà máy đóng tàu Zvezada do nhà nước Nga hậu thuẫn, nơi đóng tàu cho dự án Artic LNG 2 của gã khổng lồ năng lượng tư nhân Novatek của Nga ở Bắc Cực.

Các nguồn thị trường khác trong lưu vực Đại Tây Dương cũng đồng ý rằng thị trường toàn cầu cuối cùng sẽ quay trở lại với LNG Nga, lập luận rằng Nga vẫn là một nhà xuất khẩu LNG quan trọng.

“Các vị không thể tránh Nga về lâu dài”, một nhà môi giới tàu biển châu Âu cho biết. “Trung Quốc và Ấn Độ vẫn là những khách hàng lớn của LNG Nga”.

Minh Đức (Theo S&P Global, TradeWinds)

Nga sẽ vượt Mỹ về mặt này bất chấp các đòn trừng phạt của phương Tây

Thứ 4, 17/04/2024 | 15:25
Dự báo của IMF vẽ ra một bức tranh tươi sáng hơn rất nhiều về nền kinh tế Nga so với con số của chính Ngân hàng Trung ương Nga.

Nhờ Trung Quốc, Nga viết tiếp tham vọng LNG bất chấp trừng phạt của Mỹ

Thứ 3, 16/01/2024 | 14:06
Các lệnh trừng phạt đã ảnh hưởng đến việc Novatek hoàn thiện dây chuyền sản xuất của Artic LNG 2 ở Bắc Cực, đóng các tàu Arc-7 thế hệ thứ 2…

Sau “đòn đánh” của Mỹ, cổ đông nước ngoài rời bỏ dự án LNG của Nga

Thứ 2, 25/12/2023 | 16:28
Lý do cho động thái rời bỏ Artic LNG 2 chưa được tiết lộ, nhưng nó có thể phản ánh các yếu tố địa chính trị hoặc kinh tế rộng hơn so với ảnh hưởng đến đầu tư quốc tế
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Không thể ngăn bước tiến của Nga, Ukraine mất tuyến phòng thủ phía tây Avdeevka

Thứ 7, 04/05/2024 | 14:00
Xung đột Nga - Ukraine chưa có hồi kết. Thời tiết ấm áp và khô ráo sắp tới dự kiến sẽ khiến căng thẳng leo thang.

Mỹ lên kế hoạch nhằm rót thêm 50 tỷ USD cho Ukraine trước thềm bầu cử

Thứ 7, 04/05/2024 | 11:05
Đây là nỗ lực mới nhất của Mỹ nhằm bảo vệ sự hỗ trợ của đồng minh dành cho Ukraine khỏi những thay đổi chính trị ở cả đôi bờ Đại Tây Dương.

Thời điểm bước ngoặt của Nga hé lộ, khí tài Mỹ liệu có thể giúp Ukraine?

Thứ 7, 04/05/2024 | 10:00
Ukraine vẫn đối mặt với “thiếu hụt trầm trọng” hầu hết mọi thứ. Điều này khiến lực lượng Kiev gặp khó trong việc phản ứng trước các hoạt động của Nga.

Hải quân Mỹ được trang bị tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia mới nhất

Thứ 7, 04/05/2024 | 06:00
Các tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia nói chung có thể được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa chống hạm Harpoon và ngư lôi tùy theo cấu hình và yêu cầu.

Hungary sẽ tăng chi tiêu quốc phòng nếu xung đột Ukraine kéo sang năm sau

Thứ 6, 03/05/2024 | 16:02
Hungary, mặc dù phản đối mạnh mẽ sự hỗ trợ tài chính-quân sự của phương Tây cho Ukraine vì lo ngại xung đột lan khắp Châu âu, cũng đã tăng mạnh chi tiêu quốc phòng.
     
Nổi bật trong ngày

Tình hình Ukraine: Nga vừa tiến vừa giành thêm lợi ích chiến thuật

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:45
Các thông số hiện có cho thấy Nga đang tăng cường tập trung quân một cách bất thường ở vùng Donetsk.

Mỹ lên kế hoạch nhằm rót thêm 50 tỷ USD cho Ukraine trước thềm bầu cử

Thứ 7, 04/05/2024 | 11:05
Đây là nỗ lực mới nhất của Mỹ nhằm bảo vệ sự hỗ trợ của đồng minh dành cho Ukraine khỏi những thay đổi chính trị ở cả đôi bờ Đại Tây Dương.

Tên lửa LMUR Nga mạnh mẽ cỡ nào khi phá hủy các mục tiêu của Ukraine?

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:55
LMUR được trang bị cho trực thăng Mi-28NM, Mi-8MNP-2 và Ka-52M. Tại khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, LMUR hoạt động vô cùng hiệu quả.

Hải quân Mỹ được trang bị tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia mới nhất

Thứ 7, 04/05/2024 | 06:00
Các tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia nói chung có thể được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa chống hạm Harpoon và ngư lôi tùy theo cấu hình và yêu cầu.

Mất thị trường khí đốt châu Âu, Gazprom Nga lần đầu báo lỗ đậm

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:01
Cổ đông chính của Gazprom – Chính phủ Nga – phải đối mặt với căng thẳng tài chính trong bối cảnh chi tiêu quân sự tăng cao và các lệnh trừng phạt của Mỹ, EU.