Trung Quốc đang thể hiện Biển Đông là... 'ao nhà' của mình

Trung Quốc đang thể hiện Biển Đông là... 'ao nhà' của mình

Thứ 7, 11/05/2013 | 15:13
0
Trung Quốc liên tiếp có những động thái khuấy đảo trên Biển Đông nhằm "khẳng định chủ quyền" của mình một cách vô lý. Mới đây, Trung Quốc còn "phái" một đội quân tàu đánh cá tiến về phía quần đảo Trường Sa, vốn thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam một cách trái phép.

Hành động này đã khiến dư luận các nước trong khu vực cũng như cộng đồng quốc tế vô cùng bức xúc.

Dàn khoan dầu và đội quân tàu đánh cá

Trung Quốc đã phái chín tàu hộ tống và kéo dàn khoan, lọc dầu khí Lệ Loan 3-1 hướng về Biển Đông. Theo Tân Hoa Xã, Lệ Loan 3-1 cao bằng tòa nhà 18 tầng (gần 100m) xuất phát từ cảng Thanh Đảo, di chuyển với tốc độ 3-4 hải lý/giờ. Giới chức Trung Quốc tính sau 12 ngày nó sẽ tới khu vực có mỏ khí thiên nhiên ở "một vùng nước sâu trên Biển Đông". Dàn khoan này hoàn toàn do Trung Quốc tự nghiên cứu, chế tạo trong vòng 21 tháng với kiến trúc ba tầng và cấu tạo toàn bộ bằng khung thép.

Tân Hoa Xã còn cho biết, sau khi hút khí từ dưới đáy biển lên dàn khoan, nó sẽ tự động lọc dầu, khí đốt, loại bỏ nước và tạp chất rồi lấy dầu ngay tại dàn. Tất cả tạo thành một hệ thống khép kín. Sau đó các thành phẩm được chuyển lên tàu vận chuyển hải dương Thạch Du 299 để chuyển vào đất liền. Dự kiến, dàn khoan khổng lồ này sẽ bắt đầu khai thác dầu khí trên một vùng biển ở Biển Đông cuối tháng 9/2013.   

Tiêu điểm - Trung Quốc đang thể hiện Biển Đông là... 'ao nhà' của mình

Dàn khoan - lọc dầu khí khổng lồ Lệ Loan 3-1.

Theo các chuyên gia phân tích, động thái này của Trung Quốc chứng tỏ nước này đang thể hiện Biển Đông là... "ao nhà" của mình. Những hành động này của Trung Quốc chứng tỏ, Trung Quốc đang "hung hăng" và "quyết liệt" hơn trước. Dường như Trung Quốc cảm thấy chưa đủ để khẳng định muốn có “tiếng nói”, mới đây nhất, Trung Quốc còn phái một đội tàu đánh cá lớn tiến về khu vực gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam để khai thác trái phép nguồn tài nguyên ở đây.

Tờ China Daily đưa tin, một đoàn tàu đánh cá Trung Quốc với số lượng lên tới hơn 30 tàu đã khởi hành từ cảng Bạch Mã Tỉnh (Đam Châu, Hải Nam, Trung Quốc) và đang trên đường tới quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đây cũng chính là đội tàu từng được điều ra đánh bắt trái phép ở ngư trường Trường Sa của Việt Nam hồi tháng 7/2012.

Theo thông tin báo giới cho biết, đoàn tàu này sẽ thực hiện cuộc hành trình dài 40 ngày trong khu vực Biển Đông. Theo một số nguồn tin, số tàu trên đều là tàu đánh cá cỡ lớn từ hơn 100 tấn trở lên, được lắp đặt thiết bị thông tin hiện đại, bảo đảm thông tin liên lạc với đất liền 24/24h, trong đó có một tàu tiếp tế hậu cần tổng hợp trọng tải 4.000 tấn và một tàu vận tải trọng tải 1.500 tấn làm nhiệm vụ bảo đảm vật tư thiết yếu như dầu, nước ngọt, thực phẩm; quản lý an toàn hoạt động sản xuất và hỗ trợ xử lý khẩn cấp cho đội tàu. Thậm chí, một giới chức thuộc sở Hải dương và Thủy sản Trung Quốc còn nói, Bắc Kinh sẽ "làm tất cả để đảm bảo sự an toàn cho đội tàu".

Mạng tin tức Trung Quốc cho hay, đây là đội tàu đánh cá quy mô lớn nhất của Trung Quốc đến hoạt động tại khu vực đánh bắt cá Trường Sa từ đầu năm 2013 đến nay.

Trước động thái mới này của Trung Quốc, phát ngôn viên của Chính phủ Philippines cho hay, Philippines đang giám sát vùng biển để "chờ" sự xuất hiện của đội tàu hàng chục chiếc mà Trung Quốc phái đến. Phó phát ngôn viên của Tổng thống Philippines, bà Abigail Valte cũng phát biểu rằng, bộ Ngoại giao Philippines đang kiểm chứng xem đội tàu đánh cá "hùng hậu" này có tiến vào vùng biển mà cả Trung Quốc và Philippines đều tuyên bố có chủ quyền hay không.

Theo đánh giá của các nhà phân tích, đội tàu cá lần này có quy mô lớn ngang với đội tàu được miêu tả là lớn nhất từ trước tới nay mà Trung Quốc đã phát tới khu vực hồi năm ngoái. Nói về vấn đề này, nhà phân tích Mark Valencia của Hoa Kỳ, chuyên về các cuộc tranh chấp Biển Đông nhận định, đây chính là cách Trung Quốc khẳng định quyền tài phán của họ trên khu vực. Còn giáo sư Carl Thayer đến từ học viện Quốc Phòng Australia nói rằng, Trung Quốc đã hành động "dựa trên sự diễn giải đơn phương của họ về luật pháp quốc tế" trong việc đòi hỏi chủ quyền tại Biển Đông.

Các chuyên gia an ninh cho rằng, một lần nữa Trung Quốc đang xâm phạm vùng biển chủ quyền lãnh hải của Việt Nam, đi ngược lại các nguyên tắc cơ bản của luật pháp và thông lệ quốc tế, làm trái với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông DOC. Trước đó, Trung Quốc đã liên tiếp có những hành động trái phép, khiến các nước cũng hết sức bất bình. Cụ thể là việc Trung Quốc cắt băng khánh thành nhà sách Tân Hoa trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, tổ chức đưa khách du lịch tới quần đảo Hoàng Sa và chuẩn bị tổ chức thi câu cá tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Tiêu điểm - Trung Quốc đang thể hiện Biển Đông là... 'ao nhà' của mình (Hình 2).

Hạm đội ngư thuyền của Trung Quốc tiến đến Trường Sa của Việt Nam hồi năm ngoái.

"Tàu bảo vệ" ngư thuyền thực chất là gì?

Thông tin đội tàu đánh cá hùng hậu của Trung Quốc tiến đến Trường Sa của Việt Nam được tung ra chỉ vài ngày sau khi báo giới nước này đăng tải sự kiện hạm đội Nam Hải của Trung Quốc làm lễ tiếp nhận một chiếc tàu hộ tống thuộc loại tiên tiến nhất do Trung Quốc chế tạo. Chiếc hộ tống hạm tên Nhạc Dương được mô tả là chiếc tàu được trang bị đầy đủ hỏa lực, đủ sức chống tàu trên mặt nước, tàu ngầm và chống phi cơ. Hải quân Trung Quốc cũng từng đưa chiến hạm hiện đại của họ xuống tập trận và "tuần tra chủ quyền" tại Biển Đông. Những công bố mới này được báo giới Trung Quốc lý giải rằng, thực chất, hộ tống hạm nhằm mục đích bảo vệ hạm đội ngư thuyền mới xuất phát chứ không hề có  ý định "gây chiến"?.

Tuy nhiên, theo các nhà quan sát, nguy cơ đối đầu giữa tàu Trung Quốc với tàu của các nước Đông Nam Á trên vùng Biển Đông là Brunei, Malaysia, Việt Nam và Philippines rất lớn vì các nước Đông Nam Á cũng thường cho tàu đánh cá có tàu tuần tra đi theo hộ tống đến hoạt động trong khu vực để khẳng định chủ quyền của nước mình.

Điều đáng lưu ý là hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam này diễn ra ngay sau chuyến thăm bốn nước ASEAN của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. Trong chuyến thăm này, Ngoại trưởng Vương từng tuyến bố, Trung Quốc và ASEAN đều nhất trí thực hiện một cách hiệu quả và toàn diện Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông DOC, thúc đẩy vững chắc tiến trình xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông COC.                

Đọc vị những “chiến thuật”

Gần đây, để thực hiện tham vọng "biến Biển Đông thành ao nhà", Trung Quốc liên tiếp có những hành động như đưa tàu thuyền ra quấy nhiễu, ngăn chặn tàu thuyền của các nước khác, tiến hành các cuộc tuần tra ở các vùng biển tranh chấp đồng thời dùng nhiều biện pháp, chiến thuật phi quân sự để tìm cách "khẳng định chủ quyền" ở Biển Đông với các nước khác. Một trong những hành vi khuấy đảo Biển Đông là việc Trung Quốc đã ngang nhiên phát hành Bản đồ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và công bố "Quy hoạch phát triển sự nghiệp hải dương quốc gia 5 năm lần thứ 12", trong đó có những nội dung vi phạm chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông. Hành động này đã khiến dư luận quốc tế vô cùng bức xúc.

An Mai (Theo AFP/ GMA News)

Trung Quốc điều tàu lặn đến biển Đông

Thứ 6, 10/05/2013 | 09:49
Trung Quốc lại có động thái gây lo ngại mới tại biển Đông khi thông báo lần đầu tiên thực hiện việc điều tàu lặn có người lái Giao Long đến khảo sát ở vùng biển này vào tháng 6 tới.

'ASEAN đang đi đúng hướng về vấn đề Biển Đông'

Thứ 5, 02/05/2013 | 11:20
Đó là phát biểu của Tổng thống Philippines, Benigno Aquino lll, tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 22 vừa qua.

Việt Nam và cuộc đua khai thác băng cháy ở Biển Đông

Thứ 4, 24/04/2013 | 11:41
Biển Đông đang nóng lên không chỉ vì nguồn tài nguyên phong phú về hải sản, dầu khí mà còn có sức hấp dẫn khác mạnh hơn, đó là băng cháy.

'Trung Quốc sẽ có nhu cầu thể hiện sức mạnh quân sự trên Biển Đông'

Thứ 3, 23/04/2013 | 10:12
Tạp chí “Euroasia Review” mới đây đã đăng bài phân tích về những động thái mới của Trung Quốc ở Biển Đông của ông Mandip Singh – chuyên gia cao cấp Viện Phân tích và Nghiên cứu Quốc phòng tại New Delhi, Ấn Độ.

Nhật Bản và mối quan tâm ở Biển Đông

Thứ 5, 18/04/2013 | 17:46
Theo giới phân tích, Nhật Bản thời gian qua vẫn luôn "nghe ngóng" tình hình ở Biển Đông.

Mỹ ủng hộ ASEAN về cách giải quyết vấn đề Biển Đông

Thứ 3, 16/04/2013 | 15:47
Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter phát biểu: "Trong bối cảnh châu Á đang "nóng" lên từng ngày với nhiều diễn biến bất ngờ của các cuộc tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, Washington luôn ủng hộ việc giải quyết xung đột bằng đàm phán hòa bình”.

Lật tẩy 'đòn hiểm' của Trung Quốc trên Biển Đông

Thứ 3, 16/04/2013 | 11:49
Mưu đồ thôn tính Biển Đông thông qua 'đòn hiểm' với hình thức tàu ngư nghiệp, du lịch...của Trung Quốc bị Trung tâm Nghiên cứu Toàn cầu hóa Yale lật tẩy.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.

Tăng cường tiếp viện, Ukraine vẫn gặp khó, Nga tiếp tục đà tiến ở Adveevka

Thứ 6, 26/04/2024 | 13:55
Bộ chỉ huy quân sự Ukraine đang nỗ lực chuyển quân tiếp viện đến mặt trận ở hướng Adveevka. Tuy nhiên, họ vẫn đang mất dần các khu định cư.

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.

Nga không loại trừ xuất khẩu LNG bị trì trệ

Thứ 6, 26/04/2024 | 06:00
Vô số các lệnh trừng phạt của phương Tây đã “vùi dập” tham vọng của Nga, đặc biệt là đối với dự án Arctic LNG 2 của Novatek.

So sánh tiềm lực sáng chế UAV của Nga, Ukraine trong xung đột

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:15
Nga đã nộp 342 bằng sáng chế máy bay không người lái (UAV) từ năm 2022 đến năm 2024, trong khi Ukraine chỉ nộp 4 bằng sáng chế trong cùng khoảng thời gian.