Đức lần đầu triển khai quân thường trực ở nước NATO kể từ Thế chiến II

Đức lần đầu triển khai quân thường trực ở nước NATO kể từ Thế chiến II

Thứ 6, 01/03/2024 | 14:04
0
Quân Đức sẽ đồn trú cách biên giới với Nga chỉ 100 km, để bảo vệ “mắt xích” yếu nhất trong thế trận phòng thủ của NATO.

Trong bối cảnh các đồng minh NATO tiếp tục từ chối lời kêu gọi gửi quân bộ binh vào Ukraine, khoảng 5.000 binh sĩ Đức đang chuẩn bị chuyển đến Litva (Lithuania) vào năm 2027. Đây là một động thái lịch sử, chứng kiến đợt triển khai thường trực đầu tiên của Quân đội Đức (Bundeswehr) kể từ Thế chiến II.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius đã đến Bavaria thăm các quân nhân, những người sẽ bị ảnh hưởng bởi động thái này, trang Euronews đưa tin hôm 29/2.

Euronews dẫn lời ông Pistorius cho biết Đức có “kinh nghiệm triển khai quân ở nước ngoài”, bao gồm cả thông qua mô hình Nhóm tác chiến (Battle Group) của NATO.

“Tuy nhiên, các điều kiện ở đây rất khác, vì chúng ta đang nói về vài năm và trong nhiều trường hợp, quân nhân được triển khai sẽ có gia đình đi cùng”, Bộ trưởng Đức nói thêm.

Bảo vệ “mắt xích” yếu nhất

Litva là quốc gia thành viên EU và NATO nằm ở phía Đông lục địa châu Âu. Quốc gia nhỏ bé vùng Baltic này có chung đường biên giới với vùng lãnh thổ hải ngoại Kaliningrad của Nga và đồng minh thân cận của Moscow là Belarus.

Các nhà phân tích quân sự phương Tây từ lâu đã coi Hành lang Suwalki (Suwalki Gap) – phần lãnh thổ nằm kẹp giữa Litva và Ba Lan và bị chặn đầu chặn cuối bởi lãnh thổ của Nga và Belarus – là “mắt xích” yếu nhất trong thế trận phòng thủ của NATO.

Dải đất dài 60 km này có thể trở thành “điểm nóng” trong bất kỳ cuộc đối đầu nào giữa Nga và liên minh quân sự phương Tây.

Thế giới - Đức lần đầu triển khai quân thường trực ở nước NATO kể từ Thế chiến II

Bản đồ cho thấy Hành lang Suwalki (Suwalki Gap) - Dải đất hẹp dài 65 km chạy dọc biên giới Ba Lan-Litva có ý nghĩa chiến lược. Đồ họa: Euronews

Tình hình trong khu vực ngày càng nóng kể từ khi Nga thực hiện “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine, khiến Đức tính tới việc triển khai quân thường trực tới sườn Đông của NATO nhằm hỗ trợ an ninh của Litva.

Hồi tháng 12 năm ngoái, ông Pistorius đã đến thăm Litva để ký kết lộ trình triển khai lâu dài lữ đoàn Bundeswehr tới quốc gia vùng Baltic này. Đây sẽ là lần đầu tiên Đức đóng quân thường trực bên ngoài biên giới của mình.

“Chúng tôi đã và sẽ sẵn sàng bảo vệ lãnh thổ NATO”, Bộ trưởng Quốc phòng Đức nói trong một cuộc họp báo với người đồng cấp Litva Arvydas Anusauskas vào thời điểm đó, nhấn mạnh cam kết bảo vệ lẫn nhau theo Điều 5 Hiến chương NATO, quy định cuộc tấn công vào một thành viên là cuộc tấn công vào toàn bộ liên minh.

Chi tiết lộ trình đóng quân

Sư đoàn Bundeswehr sẽ bắt đầu đến năm 2025 và dự kiến đạt trạng thái sẵn sàng chiến đấu hoàn toàn vào năm 2027, Bộ trưởng Quốc phòng Litva Anusauskas cho biết.

Số quân Đức đồn trú vĩnh viễn bao gồm 4.800 binh sĩ và khoảng 200 thành viên dân sự, với sự phối hợp của NATO.

Berlin sẽ triển khai 2 tiểu đoàn chiến đấu từ các bang Bavaria và North Rhine-Westphalia của Đức để tạo thành nòng cốt của lữ đoàn mới ở Litva, cách biên giới với Nga chỉ 100 km.

Tiểu đoàn thứ 3 sẽ là đơn vị chiến đấu đa quốc gia của NATO, là một phần của lực lượng EFP – lực lượng quân sự răn đe và phòng thủ được triển khai ở tuyến đầu của các nước đồng minh NATO ở Bắc, Trung và Đông Âu.

Một tiểu đoàn đã có mặt ở Litva, dưới sự chỉ huy của Đức, với nhân sự luân phiên từ một số quốc gia khác.

Thế giới - Đức lần đầu triển khai quân thường trực ở nước NATO kể từ Thế chiến II (Hình 2).

Quân nhân Đức ở Litva. Ảnh: LRT

Việc tăng viện cho Litva được chú trọng trong chương trình nghị sự trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại về tình huống xung đột leo thang tới Hành lang Suwalki.

Một số chuyên gia đã bày tỏ lo ngại về chi phí triển khai và duy trì quân đội ở nước ngoài, dự kiến sẽ tiêu tốn khoảng 30 triệu Euro mỗi tháng.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Pistorius cho biết, khoảng một nửa số quân đồn trú ở Bavaria đã bày tỏ sẵn sàng chuyển đến Litva. Trong khi đó, Anh, Canada và Mỹ cũng đã triển khai quân tới các nước Đông Âu.

Minh Đức (Theo Euronews, DW)

Đức vẫn chưa thấy “bước ngoặt thời đại” sau 2 năm xung đột Nga-Ukraine

Thứ 5, 28/12/2023 | 14:17
“Nhiều người, đặc biệt là ở Đức, không hiểu rằng không thể chỉ đơn giản nhấn nút là xe tăng có thể lăn bánh khỏi dây chuyền lắp ráp vào ngày hôm sau”.

Litva: Nga vốn đã triển khai vũ khí hạt nhân ở vùng Baltic

Thứ 5, 14/04/2022 | 21:30
Phản hồi về cảnh báo leo thang hạt nhân của Nga nếu Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO, Litva - quốc gia vùng Baltic - cho biết, lời đe dọa này chả có gì mới mẻ.

Tại sao Kaliningrad quan trọng đối với chiến dịch của Nga ở Ukraine?

Thứ 5, 07/04/2022 | 16:26
Nga không phủ nhận cũng không thừa nhận rằng họ đã triển khai vũ khí hạt nhân ở Kaliningrad.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Lý do hàng trăm đô thị của Nhật Bản có nguy cơ biến mất

Thứ 3, 30/04/2024 | 20:00
Theo nghiên cứu của Hội đồng Chiến lược Dân số vừa công bố, tổng cộng 744 đô thị ở Nhật có khả năng biến mất trong tương lai do dân số giảm mạnh vì tỉ lệ sinh thấp.

Từ chối khí đốt Nga, các nước châu Âu yêu cầu Algeria “tăng viện”

Thứ 3, 30/04/2024 | 16:02
Cuộc xung đột Nga-Ukraine tiếp tục tác động và làm xáo trộn chuỗi phân phối năng lượng trong khu vực.

Có gì trong kịch bản thăm dò sức chịu đựng của nền kinh tế Nga?

Thứ 3, 30/04/2024 | 14:30
Theo tất cả các kịch bản, các dự báo cho thấy sự suy thoái trong sản xuất và xuất khẩu dầu khí của Nga.

Quân đội Nga sắp được trang bị “siêu rồng lửa” S-500

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:15
Hệ thống phòng không S-500 Prometheus sẽ cung cấp lá chắn vững chắc cho các trung tâm hành chính và công nghiệp quan trọng ở Nga.

Ba Lan, Litva có nguy cơ vi phạm luật EU nếu giúp Ukraine triệu hồi nam giới

Thứ 3, 30/04/2024 | 06:00
Người tị nạn Ukraine chạy trốn xung đột có quyền tiếp cận chỗ ở, phúc lợi, chăm sóc y tế, giáo dục và việc làm ở Ba Lan, Litva và các nước EU khác.
     
Nổi bật trong ngày

Quân đội Nga sắp được trang bị “siêu rồng lửa” S-500

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:15
Hệ thống phòng không S-500 Prometheus sẽ cung cấp lá chắn vững chắc cho các trung tâm hành chính và công nghiệp quan trọng ở Nga.

Có gì trong kịch bản thăm dò sức chịu đựng của nền kinh tế Nga?

Thứ 3, 30/04/2024 | 14:30
Theo tất cả các kịch bản, các dự báo cho thấy sự suy thoái trong sản xuất và xuất khẩu dầu khí của Nga.

Thời khắc lịch sử của những chiến sĩ dẫn giải Dương Văn Minh đi tuyên bố đầu hàng

Thứ 3, 30/04/2024 | 15:25
Cùng đồng đội đối mặt với Tổng thống cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn Dương Văn Minh, Đại úy Phạm Xuân Thệ khi ấy chỉ nghĩ làm sao nhanh có lời tuyên bố đầu hàng được phát thanh rộng rãi ra để sớm kết thúc chiến tranh, đỡ đổ máu cho đồng đội.

Ba Lan, Litva có nguy cơ vi phạm luật EU nếu giúp Ukraine triệu hồi nam giới

Thứ 3, 30/04/2024 | 06:00
Người tị nạn Ukraine chạy trốn xung đột có quyền tiếp cận chỗ ở, phúc lợi, chăm sóc y tế, giáo dục và việc làm ở Ba Lan, Litva và các nước EU khác.

Từ chối khí đốt Nga, các nước châu Âu yêu cầu Algeria “tăng viện”

Thứ 3, 30/04/2024 | 16:02
Cuộc xung đột Nga-Ukraine tiếp tục tác động và làm xáo trộn chuỗi phân phối năng lượng trong khu vực.