Đức tăng xuất khẩu sang Trung Quốc, triển vọng kinh tế vẫn mờ mịt

Thứ 2, 05/06/2023 | 16:42
0
Thương mại không còn là động lực tăng trưởng bền bỉ mạnh mẽ của nền kinh tế Đức như trước đây, thay vào đó lại là lực cản của quốc gia này.

Thặng dư thương mại của Đức đã bất ngờ tăng trong tháng 4 khi xuất khẩu tăng và nhập khẩu giảm, một dấu hiệu cho thấy nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa Đức tăng vào đầu quý II năm nay.

Thặng dư thương mại đã điều chỉnh của quốc gia Tây Âu – cán cân xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa – đã tăng lên 18,4 tỷ Euro trong tháng 4, so với mức 14,9 tỷ Euro được điều chỉnh vào tháng 3, dữ liệu từ Văn phòng Thống kê Liên bang Đức (Destatis) cho thấy hôm 5/6.

Trong tháng 4, xuất khẩu của Đức tăng 1,2% lên thành 130,4 tỷ Euro so với tháng trước, phản ánh nhu cầu toàn cầu được cải thiện đối với hàng hóa sản xuất của Đức, trong bối cảnh nền kinh tế đầu tàu châu Âu tìm cách thoát khỏi suy thoái kinh tế mà họ đã phải gánh chịu trong giai đoạn quý IV/ 2022 và quý I/2023.

Tuy nhiên, nhập khẩu của Đức đã giảm 1,7% xuống còn 112,0 tỷ Euro – một dấu hiệu cho thấy các vấn đề kinh tế trong nước có thể đang đè nặng.

Xuất khẩu của nền kinh tế đầu tàu châu Âu được thúc đẩy bởi các chuyến hàng đến Trung Quốc sau khi “gã khổng lồ” châu Á mở cửa trở lại sau đại dịch, nhưng các nhà phân tích cảnh báo rằng động lực này có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.

Theo Destatis, xuất khẩu của Đức sang Trung Quốc tăng 10,1%, trong khi xuất khẩu sang Mỹ tăng 4,7% và xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) tăng 4,5%.

Thế giới - Đức tăng xuất khẩu sang Trung Quốc, triển vọng kinh tế vẫn mờ mịt

Các container vận chuyển của Tổng công ty Vận tải Container Đường sắt Trung Quốc (China Railway Container Transport Corp) tại cảng Duisport ở Duisburg, Đức. Ảnh: Bloomberg

“Mức tăng gần như không đủ để bù đắp cho sự sụt giảm mạnh của tháng trước”, ông Alexander Krueger, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Hauck Aufhaeuser Lampe, cho biết.

“Đây là một khởi đầu mạnh mẽ cho quý II năm nay đối với xuất khẩu ròng, nhưng chúng tôi nghi ngờ rằng nó sẽ đủ để thúc đẩy tăng trưởng GDP”, ông Claus Vistesen, nhà kinh tế trưởng Khu vực đồng Euro (Eurozone) tại Pantheon Macroeconomics, cho biết. “Xuất khẩu ròng tăng, giúp tăng trưởng GDP trong quý IV/2022 và quý I/2023, hiện đang giảm dần”.

Bất chấp sự gia tăng xuất khẩu của tháng 4, triển vọng vẫn còn mờ mịt đối với nền kinh tế số 1 châu Âu.

“Việc thúc đẩy xuất khẩu tạm thời sang Trung Quốc sẽ giảm dần theo thời gian”, Giám đốc Vĩ mô Toàn cầu của ING, Carsten Brzeski, nói với Reuters, bổ sung thêm rằng xuất khẩu sang Trung Quốc cũng sẽ bị ảnh hưởng do những thay đổi địa chính trị.

Theo các chuyên gia của ING, kể từ mùa hè năm ngoái, xuất khẩu của Đức đã vô cùng biến động. Tuy nhiên, xu hướng chung là giảm chứ không tăng. Thương mại không còn là động lực tăng trưởng bền bỉ mạnh mẽ của nền kinh tế Đức như trước đây mà là lực cản.

Xung đột chuỗi cung ứng, nền kinh tế toàn cầu bị phân mảnh hơn và Trung Quốc ngày càng có khả năng sản xuất hàng hóa mà nước này trước đây mua từ Đức, đều là những yếu tố đè nặng lên xuất khẩu của Đức.

Trong quý I năm nay, tỉ trọng xuất khẩu của Đức sang Trung Quốc đã giảm xuống còn 6% trong tổng xuất khẩu, từ mức gần 8% trước đại dịch. Tuy nhiên, đồng thời, sự phụ thuộc của Đức vào nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn ở mức cao do quá trình chuyển đổi năng lượng hiện không thể thực hiện được nếu không có nguyên liệu thô hoặc tấm pin mặt trời của Trung Quốc.

Trong thời gian rất gần, sự suy yếu liên tục của các đơn đặt hàng xuất khẩu, sự suy giảm dự kiến của nền kinh tế Mỹ (chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của Đức), lạm phát cao và sự không chắc chắn cao sẽ để lại dấu ấn rõ ràng đối với xuất khẩu của Đức.

Sau sự sụt giảm hồi tháng 3, xuất khẩu của Đức hiện nay chỉ mang lại sự cứu trợ rất hạn chế cho nền kinh tế. Trên thực tế, đó là một sự phục hồi rất yếu ớt và một bằng chứng khác cho thấy thương mại – động cơ tăng trưởng truyền thống của nền kinh tế Đức – đang bị chững lại.

Minh Đức (Theo Reuters, ING)

Nền kinh tế đầu tàu châu Âu suy thoái

Thứ 5, 25/05/2023 | 15:49
Khó có khả năng kinh tế Đức sẽ suy thoái sâu hơn trong thời gian tới, nhưng nền kinh tế số 1 châu Âu cũng sẽ không chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ nào.

Đức cảnh báo EU về trừng phạt thứ cấp đối với Trung Quốc

Thứ 6, 12/05/2023 | 09:02
Liên minh châu Âu (EU) đang tranh luận ngày càng tăng về cách khối này nên đối xử với Trung Quốc – đối tác thương mại hàng đầu của mình.

[E] Đức: Cường quốc công nghiệp châu Âu và cú sốc đầu thế kỷ

Thứ 2, 30/01/2023 | 09:17
Những người có “thú vui” dự đoán sự suy tàn của nước Đức, với tư cách là một cường quốc công nghiệp, sẽ không được thỏa mãn.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Kết quả bầu cử Tổng thống Litva sẽ được quyết định ở vòng nước rút

Thứ 2, 13/05/2024 | 17:05
Vòng nước rút sẽ chứng kiến cuộc cạnh tranh giữa Tổng thống đương nhiệm Gitanas Nausėda và Thủ tướng đương nhiệm Ingrida Šimonytė của Litva.

Ukraine nói đã tấn công bằng UAV vào nhà máy lọc dầu của Lukoil Nga

Thứ 2, 13/05/2024 | 14:30
Nhà máy lọc dầu Volgograd của gã khổng lồ năng lượng Lukoil có khả năng xử lý 14,8 triệu tấn dầu mỗi năm và là một trong những nhà máy lớn nhất của Nga.

Tướng Ukraine thừa nhận điều bất ngờ về cán cân khí tài Nga-Ukraine

Thứ 2, 13/05/2024 | 14:00
Trung tướng Alexander Pavlyuk của Ukraine đã chỉ ra sự mất cân bằng trong cuộc đối đầu vũ trang giữa Ukraine và Nga.

Vũ khí "đặc biệt" Mỹ-Ukraine cùng sản xuất bị Nga không kích, phá huỷ

Thứ 2, 13/05/2024 | 11:00
Hai hệ thống phòng không FrankenSAM của Ukraine bị Nga không kích, phá huỷ ở Kharkiv và Zaporozhye.

Những điểm đáng chú ý trong cuộc cải tổ Nội các của Tổng thống Nga

Thứ 2, 13/05/2024 | 10:26
Việc Tổng thống Putin bổ nhiệm tân Bộ trưởng Quốc phòng Nga “sẽ không làm thay đổi hệ thống điều phối hiện tại” về các vấn đề quốc phòng của đất nước.
     
Nổi bật trong ngày

Tướng Ukraine thừa nhận điều bất ngờ về cán cân khí tài Nga-Ukraine

Thứ 2, 13/05/2024 | 14:00
Trung tướng Alexander Pavlyuk của Ukraine đã chỉ ra sự mất cân bằng trong cuộc đối đầu vũ trang giữa Ukraine và Nga.

Vũ khí "đặc biệt" Mỹ-Ukraine cùng sản xuất bị Nga không kích, phá huỷ

Thứ 2, 13/05/2024 | 11:00
Hai hệ thống phòng không FrankenSAM của Ukraine bị Nga không kích, phá huỷ ở Kharkiv và Zaporozhye.

Ukraine muốn đẩy nhanh quá trình thỏa thuận an ninh song phương với Mỹ

Thứ 2, 13/05/2024 | 06:00
Các đảm bảo an ninh sẽ đòi hỏi những nghĩa vụ rõ ràng và lâu dài, đồng thời củng cố khả năng của Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.

Qua mặt hệ thống phòng không Ukraine, Nga tấn công sân bay, 2 chiếc Mi-24 bốc cháy dữ dội

Thứ 2, 13/05/2024 | 09:00
Đoạn phim mới từ Ukraine xác nhận thông tin về cuộc tấn công thành công của quân đội Nga nhằm vào sân bay dã chiến của Ukraine ở vùng Dnepropetrovsk.

Ukraine nói đã tấn công bằng UAV vào nhà máy lọc dầu của Lukoil Nga

Thứ 2, 13/05/2024 | 14:30
Nhà máy lọc dầu Volgograd của gã khổng lồ năng lượng Lukoil có khả năng xử lý 14,8 triệu tấn dầu mỗi năm và là một trong những nhà máy lớn nhất của Nga.