FIFA kiếm tiền như thế nào từ World Cup?

FIFA kiếm tiền như thế nào từ World Cup?

Thứ 2, 21/11/2022 | 16:04
0
Doanh thu của FIFA có thể đạt 10 tỷ USD trong 4 năm tới nhờ chiến lược tài chính mới dành cho bóng đá nữ và World Cup 2026 mở rộng tại Mỹ, Canada và Mexico.

Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) đã kiếm được doanh thu kỷ lục 7,5 tỷ USD trong 4 năm thực hiện các thỏa thuận thương mại gắn liền với World Cup 2022 tại Qatar, tổ chức này tiết lộ với các quan chức từ hơn 200 thành viên hôm 20/11.

Khoản thu 7,5 tỷ trong năm nay cao hơn hơn 1,1 tỷ USD so với thu nhập từ chu kỳ thương mại liên quan đến World Cup 2018 diễn ra ở Nga, từ 2015 đến 2018.

FIFA là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập vào năm 1904 để giám sát, tổ chức và thúc đẩy số lượng ngày càng tăng của các cuộc thi bóng đá quốc tế. Bởi vì môn thể thao này được chơi ở hơn 200 quốc gia, FIFA được cho là có lượng người hâm mộ lớn hơn so với bất kỳ môn thể thao nào trên toàn cầu. Dự kiến, sẽ có khoảng 5 tỷ người theo dõi giải đấu năm nay, một con số lớn để kinh doanh mọi thứ.

Doanh thu của FIFA có thể đạt 10 tỷ USD trong 4 năm tới nhờ chiến lược tài chính mới dành cho bóng đá nữ và World Cup 2026 mở rộng tại Mỹ, Canada và Mexico.

Thế giới - FIFA kiếm tiền như thế nào từ World Cup?

Hình ảnh buổi lễ khai mạc World Cup 2022 tại Qatar tối 20/11. Ảnh: Global Times

Những nguồn thu chính

World Cup không chỉ là một trong những sự kiện thể thao lớn nhất thế giới mà còn là nguồn thu chính của FIFA. FIFA kiếm được rất nhiều từ sự kiện này (cũng như các sự kiện khác) bằng cách bán bản quyền truyền hình, quyền quảng cáo, và bán vé.

Đầu tiên, bản quyền truyền hình là nguồn thu nhập chính của FIFA trong mỗi kỳ World Cup. Trong số 6,4 tỷ USD thu được trong chu kỳ trước, có đến 4,6 tỷ USD đến từ bản quyền truyền hình.

FIFA bán quyền phát sóng các trận bóng đá và các sự kiện liên quan cho các đài truyền hình và tổ chức. Đôi khi, việc cạnh tranh để giành quyền phát sóng diễn ra rất khốc liệt.

Trong cuộc chiến đấu thầu giữa ESPN và Twenty-First Century Fox, FOX đã đánh bại ESPN của Disney và trả hơn 400 triệu USD cho FIFA để có bản quyền truyền hình cho đến hết World Cup 2022.

Meta (trước đây là Facebook), Twitter và Snap đã phải trả hàng triệu USD cho FOX để có được quyền tóm tắt trận đấu.

Thứ hai, các thương hiệu toàn cầu trả tiền cho FIFA để có quyền quảng cáo tại các sự kiện của tổ chức này.

Trong kỳ World Cup 2018, các thỏa thuận về quyền tiếp thị đã mang về cho FIFA 1,66 tỷ USD. Vào năm 2021, dù không có World Cup, doanh thu từ việc bán quyền tiếp thị của FIFA vẫn lên tới 131 triệu USD trong tổng 766 triệu USD mà liên đoàn bóng đá này kiếm được.

Một công cụ kiếm tiền thứ ba của FIFA là doanh thu bán vé. Toàn bộ thu nhập từ quyền bán vé được chuyển đến một công ty con do FIFA sở hữu hoàn toàn. Trong chu kỳ 2015-18, nguồn thu này mang về 712 triệu USD cho World Cup.

Năm 2021, doanh thu bán vé cho Cúp bóng đá các quốc gia Ả Rập (FIFFA Arab Cup 2021) đạt khoảng 12 triệu USD với chỉ khoảng 600.000 người tham dự. Với khoảng 3 triệu vé xem World Cup Qatar 2022 đã được bán ra ở mức giá dao động từ 100 - 1.100 USD, đây chắc chắn sẽ là một năm bội thu nữa của FIFA.

Chi phí hoạt động

Việc tổ chức một sự kiện quy mô như World Cup đòi hỏi rất nhiều đầu tư, đặc biệt là trong việc xây dựng và nâng cao cơ sở hạ tầng đẳng cấp thế giới. Tuy nhiên, đây là trách nhiệm của quốc gia thắng thầu. FIFA không đầu tư vào bất kỳ cơ sở hạ tầng nào được tạo ra cho World Cup, mà chỉ trả tiền cho ban tổ chức của nước chủ nhà. Tổ chức này luôn duy trì chi phí của mình ở mức tối thiểu để đầu tư vào sự phát triển của môn thể thao vua.

Thế giới - FIFA kiếm tiền như thế nào từ World Cup? (Hình 2).

Đội tuyển Pháp giành chức vô địch thế giới lần thứ 2 tại World Cup 2018. Mùa giải này mang về cho FIFA 6,4 tỷ USD. Ảnh: Scroll.in

Liên đoàn bóng đá thế giới khẳng định sẽ lo toàn bộ chi phí đi lại, ăn ở của các cầu thủ, đồng thời hỗ trợ nhân viên và các quan chức hoạt động trong suốt một tháng thi đấu. Chi phí lớn nhất duy nhất là 440 triệu USD tiền thưởng, bao gồm 42 triệu USD cho nhà vô địch. Những đội không vượt qua vòng bảng sẽ nhận được 9 triệu USD mỗi đội.

Các hạng mục chi phí chính khác bao gồm 247 triệu USD cho hoạt động truyền hình, 326 triệu USD cho các câu lạc bộ thi đấu và 207 triệu USD cho việc quản lý lực lượng lao động. Ngoài ra, nó cung cấp cho nước chủ nhà một quỹ di sản của FIFA World Cup để sử dụng trong tương lai cho sự phát triển của trò chơi trong nước. Tổng chi phí hoạt động được dự trù là 1,7 tỷ USD.

Trong giai đoạn 2015-2018, FIFA chi 5,37 tỷ USD, bao gồm 2,56 tỷ USD các loại chi phí chính liên quan đến sự kiện, 1,67 tỷ USD cho các dự án giáo dục và phát triển và 797 triệu USD dành cho việc quản trị và điều hành FIFA.

Các khoản chi đáng chú ý khác từ năm 2015-2018 là quản trị bóng đá, bao gồm chi phí pháp lý, công nghệ thông tin và chi phí xây dựng, tổng cộng hết 124 triệu USD. Cuối cùng, tổ chức này đã chi 211 triệu USD cho Tiếp thị & Truyền hình.

FIFA sẽ sử dụng khoảng 10% lợi nhuận cho các hoạt động của riêng mình và phân phối khoản còn lại cho hơn 200 hiệp hội bóng đá quốc gia trên toàn cầu để thúc đẩy sự phát triển của môn thể thao này.

Nguyễn Tuyết (Theo Investopedia, Al Jazeera, Sportico, AP)

Chiêm ngưỡng 8 sân vận động tuyệt đẹp phục vụ World Cup 2022 ở Qatar

Chủ nhật, 20/11/2022 | 18:53
Để tổ chức kỳ World Cup 2022, quốc gia chủ nhà Qatar đã chi 6,5 tỉ USD để xây mới 7 sân vận động và cải tạo sân vận động quốc gia. Mỗi sân có nét độc đáo riêng và đều rất bắt mắt.

Qatar lãi hay lỗ sau kỳ World Cup 2022?

Thứ 6, 18/11/2022 | 18:28
World Cup dự kiến sẽ mang về cho Qatar 17 tỷ USD, nhưng khoản thu này quá khiêm tốn so với con số mà quốc gia này bỏ ra để tổ chức giải bóng đá lớn nhất hành tinh.

Giá vé World Cup 2022 đắt nhất trong 2 thập kỷ

Thứ 6, 18/11/2022 | 15:47
Giá vé xem World Cup 2022 tại Qatar cao hơn gần 40% so với giá vé World Cup 2018 ở Nga, theo một nghiên cứu của nhà cung cấp dịch vụ thể thao Đức Keller Sports.
Cùng tác giả

“Đầu tư công là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế năm 2023”

Thứ 2, 16/10/2023 | 09:00
Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam nhận định, việc tăng tốc chi tiêu của Chính phủ có thể coi là sự kích cầu được mong đợi trong các tháng còn lại của năm 2023.

ADB bổ nhiệm Phó Chủ tịch phụ trách Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương

Thứ 6, 22/09/2023 | 15:03
Phó Chủ tịch mới của ADB từng đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng và làm việc với nhiều quan chức chính phủ cấp cao trên khắp châu Á và Thái Bình Dương.

Thách thức đối với người đi vay ở khu vực Đông Á mới nổi

Thứ 2, 11/09/2023 | 16:13
Chính phủ và ngân hàng trung ương ở khu vực Đông Á mới nổi cần cảnh giác để phòng ngừa những rủi ro tài chính tiềm tàng gắn với các mức lãi suất cao hơn, theo ADB.

ADB chi 14 triệu USD phát triển hệ thống điện mặt trời áp mái Việt Nam

Thứ 2, 11/09/2023 | 11:24
Đây là khoản tài trợ đầu tiên của ADB trong danh mục đầu tư điện mặt trời áp mái dành cho phân khúc kinh doanh và sản xuất tại Việt Nam.

Cổ phiếu VinFast lấy lại sắc xanh sau 3 phiên sụt giảm

Thứ 3, 22/08/2023 | 07:38
Cổ phiếu VinFast đóng cửa giảm 23% xuống mức 15,40 USD/cổ phiếu hôm 18/8, đánh dấu phiên sụt giảm thứ ba liên tiếp sau khi ra mắt hoành tráng ở Phố Wall.
Cùng chuyên mục

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.

Thống đốc Ngân hàng Nga hành động sau chỉ đạo “nóng” của ông Putin

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:10
Lãi suất ở Nga được duy trì ở mức cao để chống lại áp lực lạm phát gia tăng và chống đỡ đồng Rúp khỏi bị chao đảo trước các đòn trừng phạt của Mỹ và EU.

Yêu cầu của Nga đe dọa dòng chảy dầu thô sang Đức

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Đức dù không còn mua dầu của Moscow vẫn phải dựa vào cơ sở hạ tầng đường ống của Nga để nhận hàng từ nước thứ 3.

So sánh tiềm lực sáng chế UAV của Nga, Ukraine trong xung đột

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:15
Nga đã nộp 342 bằng sáng chế máy bay không người lái (UAV) từ năm 2022 đến năm 2024, trong khi Ukraine chỉ nộp 4 bằng sáng chế trong cùng khoảng thời gian.
     
Nổi bật trong ngày

Lời chia buồn

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:14
Ban Biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật - Tạp chí Điện tử Người Đưa Tin cùng tập thể cán bộ, Phóng viên, Biên tập viên xin gửi lời chia buồn tới bà Nguyễn Diệu Hương Ly – Nhân viên  Ban Trị sự.

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.

Tuyên Quang: Níu chân du khách bằng sắc màu thổ cẩm

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:43
Vừa qua, chương trình trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch, làng nghề đã được tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:37
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.