“Giá phân bón tăng không phải do cung cầu”

“Giá phân bón tăng không phải do cung cầu”

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 4, 11/08/2021 | 18:02
0
Liên bộ Công Thương và Nông nghiệp Phát triển Nông thôn khẳng định, giá phân bón thế giới tác động lớn đến chi phí làm tăng giá bán sản phẩm trong nước.

Thời gian qua, giá phân bón tăng làm tăng chi phí sản xuất và trong hoàn cảnh giá lúa gạo giảm, đã gây ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân.

Theo đó, giá phân bón tăng trung bình 50-73%. Cụ thể, giá phân urê Cà Mau tăng 72% (từ 6.800 đồng/kg lên 11.700 đồng/kg), DAP Đình Vũ tăng 67,3% (từ 8.550 đồng/kg lên 14.300 đồng/kg), NPK Bình Điền tăng 24,3% (NPK 16-16-8+13S từ 8.860 đồng/kg lên 10.760 đồng/kg).

Để góp phần bình ổn giá phân bón, sáng 11/8, liên bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp với các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, với các doanh nghiệp sản xuất phân bón lớn của cả nước trên tinh thần phân tích nguyên nhân, bối cảnh, tình hình, từ đó đề xuất những giải pháp để bình ổn giá phân bón.

Tiêu dùng & Dư luận - “Giá phân bón tăng không phải do cung cầu”

Giá phân bón tăng cao khiến người nông dân lao đao.

Không có chuyện cung cầu đứt gãy

Thông tin về giá phân bón tăng trong thời qua, ông Nguyễn Văn Thanh - Cục trưởng cục Hóa chất (bộ Công Thương) cho biết, từ tháng 7/2020 đến nay, giá phân bón có chiều hướng tăng cao, nhất là trong những tháng gần đây.

Nguyên nhân là do giá nông sản trên thế giới liên tục tăng trong thời gian qua, điển hình là giá gạo kết hợp với tình hình thời tiết thuận lợi đã thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, kèm theo đó là nhu cầu phân bón.

Trong khi đó, do giá phân bón giảm quá sâu trong nửa đầu năm 2020, nguồn cung phân bón trên thế giới lại có xu hướng giảm nên không kịp đáp ứng nhu cầu phục hồi quá nhanh.

Bên cạnh đó, dịch Covid-19 được kiểm soát ở mức độ nhất định tại các thị trường lớn như Bắc Mỹ, châu Âu, Trung Quốc ... đã khiến nhu cầu đối với nhiều mặt hàng này phục hồi rất nhanh.

Kết hợp với chính sách nới lỏng tiền tệ và tài khóa trên toàn cầu, không chỉ phân bón mà hầu hết các mặt hàng cơ bản như sắt thép, than đá, xăng dầu, thức ăn chăn nuôi đều chứng kiến mức tăng giá rất mạnh.

“Có thể nói thị trường hàng hóa thế giới đang hình thành một mặt bằng giá mới. Cùng với đó, là sự tăng giá của các loại nguyên, nhiên liệu đầu vào cho sản xuất, chi phí vận tải trong nước và thế giới, nhất là cước tàu biển”, ông Thanh nhận định.

Tiêu dùng & Dư luận - “Giá phân bón tăng không phải do cung cầu” (Hình 2).

Ông Nguyễn Văn Thanh - Cục trưởng cục Hóa chất tại phiên làm việc (ảnh: MOIT).

Tương tự, ông Hoàng Trung - Cục trưởng cục Bảo vệ Thực vật (bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) - khẳng định năng lực sản xuất và nhập khẩu đều tăng và không có chuyện cung cầu đứt gãy, khi nguồn cung phân bón còn dư.

Lý giải thêm về điều này, ông Bùi Thế Chuyên - Phó Tổng Giám đốc tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) cho biết, nguồn cung phân bón không thiếu so với nhu cầu, nhưng do giá thế giới biến động tác động lớn đến chi phí giá thành sản xuất làm tăng giá bán sản phẩm.

Khi quý I/2021 có biến động tăng giá, Vinachem làm việc với doanh nghiệp trong nước để có giải pháp bình ổn thị trường, tập trung tối đa cho sản xuất, hạn chế và thậm chí là dừng xuất khẩu phục vụ tối đa cho trong nước.

“Nếu nói giá phân bón tăng mạnh do bất cập cung cầu là không đúng. Nguyên nhân chính là do chi phí sản xuất 7 tháng đầu năm tăng rất cao, ví dụ lưu huỳnh tăng 170%, amoniac tăng gấp 2 lần… khiến giá đầu vào tăng. Cùng với đó, là sự gia tăng của chi phí vận chuyển và những tác động tiêu cực đến từ đại dịch Covid-19”, ông Chuyên nói.

Đưa ra đề xuất, ông Chuyên cho rằng, trước mắt, để bình ổn thị trường phân bón cần tập trung tháo gỡ vấn đề lưu thông, vận chuyển.

Về lâu dài, cần giảm chi phí sản xuất, dù vẫn phải chấp nhận giá cao đối với một số nguyên liệu nhập khẩu đầu vào. Quan trọng hơn cả là bình ổn giá các mặt hàng nguyên liệu sẵn có trong nước như than cho sản xuất URE, amoniac cho sản xuất DAP…

Ưu tiên phân bón cho sản xuất nông nghiệp trong nước

Trước những kiến nghị của doanh nghiệp, sở ngành địa phương, Thứ trưởng bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho rằng, phân bón là mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, nhưng việc bình ổn sẽ rất khó khăn khi nguyên nhân tăng giá chủ yếu là do giá nguyên liệu tăng.

Tiêu dùng & Dư luận - “Giá phân bón tăng không phải do cung cầu” (Hình 3).

Thứ trưởng bộ Công Thương Trần Quốc Khánh kêu gọi các doanh nghiệp dừng xuất khẩu, tập trung đảm bảo nguồn cung cho thị trường trong nước (ảnh: moit.gov.vn).

Việc áp dụng các quy định hành chính vào thị trường khi Việt Nam đã có những cam kết quốc tế càng khó khả thi. Mặc dù vậy, hai ngành Công Thương và Nông nghiệp sẽ cố gắng đề xuất với Thủ tướng Chính phủ một số giải pháp góp phần hỗ trợ, chia sẻ khó khăn với nông dân.

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh đề nghị các doanh nghiệp cố gắng hợp lý hóa các chi phí, giữ ổn định giá thành, đặt mục tiêu phân bón Việt Nam phải được bán với giá thấp hơn phân bón nhập khẩu, đưa phân bón đến tay người nông dân với giá thấp nhấp.

“Xuất khẩu là quyền của doanh nghiệp nhưng chúng tôi kêu gọi các doanh nghiệp dừng xuất khẩu, tập trung đảm bảo nguồn cung cho thị trường trong nước”, Thứ trưởng Khánh nhấn mạnh.

Ngoài ra, liên quan đến các biện pháp phòng vệ thương mại đối với mặt hàng phân bón DAP và MAP, lãnh đạo bộ Công Thương cho biết, trong phiên rà soát tới đây, Bộ sẽ tiếp nhận các ý kiến đề xuất của các nhà sản xuất phân bón DAP và MAP cũng như các đơn vị kinh doanh nhập khẩu và sử dụng phân bón khác để đưa ra quyết định đúng đắn nhất, trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật cũng như các cam kết của WTO.

Tỷ phú Trần Bá Dương làm chủ tịch, HAGL Agrico chưa thoát lỗ

Thứ 4, 11/08/2021 | 10:42
Doanh thu mảng trái cây sụt giảm, chi phí tăng cao ăn mòn lợi nhuận khiến HAGL Agrico báo lỗ 129 tỷ đồng trong quý II.

Bộ Công Thương kiến nghị tháo gỡ “3 tại chỗ”

Thứ 7, 07/08/2021 | 20:05
Theo bộ Công Thương, giải pháp “3 tại chỗ” sau một thời gian triển khai bộc lộ những bất cập nhất định, đặc biệt tại các tỉnh phía Nam.

Đạm Hà Bắc bị nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục, ai là chủ nợ lớn nhất?

Thứ 7, 07/08/2021 | 11:00
Đạm Hà Bắc - một trong 12 đại dự án thua lỗ của ngành Công Thương đang ôm khoản lỗ luỹ kế lên tới hơn 5.000 tỷ đồng, gấp đôi vốn điều lệ.
Cùng tác giả

Bước ngoặt trong chuyển dịch năng lượng của Việt Nam

Thứ 7, 04/05/2024 | 10:31
Quy hoạch điện VIII được kỳ vọng tạo cơ sở quan trọng để thực hiện phát triển bền vững năng lượng trong nước, bắt kịp xu hướng tăng trưởng xanh trên thế giới.

Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất VNeID trong dịch vụ công trực tuyến

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:29
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thống nhất sử dụng một tài khoản là VNeID trong thực hiện thủ tục hành chính từ ngày 1/7/2024.

Chủ thương hiệu Vinasoy nắm giữ gần 7.300 tỷ đồng tiền mặt, có cả vàng và USD

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:08
Hết quý I/2024, Đường Quảng Ngãi - chủ thương hiệu sữa Vinasoy có hơn 7.300 tỷ đồng tiền nhàn rỗi, nắm giữ 4 lượng vàng và 1 chỉ vàng SJC, cùng lượng lớn tiền USD.

Thủ tướng: Thanh, kiểm tra ngay thị trường và DN kinh doanh vàng miếng

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:57
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp vàng, cửa hàng mua bán vàng miếng.

Bộ Công Thương: Bán điện mặt trời mái nhà dư thừa sẽ “vỡ quy hoạch”

Thứ 3, 30/04/2024 | 21:40
Bộ Công Thương đánh giá, nếu người dân được bán điện mặt trời mái nhà dư thừa thì sẽ xảy ra tình huống vỡ quy hoạch điện quốc gia, khó kiểm soát hệ thống lưới điện.
Cùng chuyên mục

Đơn hàng khởi sắc, cơ hội “lội ngược dòng” cho ngành gỗ năm 2024

Thứ 3, 07/05/2024 | 06:00
Sự khởi đầu thuận lợi trong những tháng đầu năm đã mở ra tín hiệu tích cực và mang tới kỳ vọng cho ngành gỗ của Việt Nam trong năm 2024.

Cục Hàng không làm rõ 5 nguyên nhân khiến giá vé máy bay "đắt đỏ"

Thứ 2, 06/05/2024 | 21:05
Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN) vừa có văn bản báo cáo Bộ Giao thông vận tải về tình hình giá vé máy bay nội địa 4 tháng đầu năm 2024.

Đà Nẵng cải thiện môi trường kinh doanh để đẩy mạnh thu hút đầu tư

Thứ 2, 06/05/2024 | 20:00
Trong 4 tháng đầu năm, thành phố Đà Nẵng có 1.241 doanh nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện đăng ký thành lập mới.

Kiên Giang: Xử phạt 1 doanh nghiệp số tiền 140 triệu đồng

Thứ 2, 06/05/2024 | 15:35
Ngày 6/5, thông tin từ Cục QLTT Kiên Giang, đơn vị đang trình Chủ tịch UBND tỉnh xử phạt 1 doanh nghiệp về hành vi "trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu”.

Giá nông sản hôm nay 6/5: Giá tiêu vượt cà phê, gạo xuất khẩu bật tăng trở lại

Thứ 2, 06/05/2024 | 14:17
Giá nông sản hôm nay ngày 6/5: Giá hồ tiêu tăng mạnh vượt cà phê; dưa hấu được mùa được giá, giá gạo xuất khẩu tăng trở lại, sầu riêng ít trái, giá giảm.
     
Nổi bật trong ngày

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đưa nông sản Việt vào thị trường Ấn Độ

Thứ 3, 07/05/2024 | 06:00
Việt Nam có nhiều nông sản tươi và các sản phẩm chế biến như cà phê hòa tan hay các sản phẩm thủy sản như cá tra, cá basa rất được ưa chuộng tại thị trường Ấn Độ.

Bộ GTVT kiểm tra tiến độ thi công dự án sân bay Long Thành

Thứ 2, 06/05/2024 | 19:12
Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn đã có buổi thị sát, kiểm tra tiến độ thi công dự án thành phần 2 và dự án thành phần 3 sân bay Long Thành.

Giá nông sản hôm nay 6/5: Giá tiêu vượt cà phê, gạo xuất khẩu bật tăng trở lại

Thứ 2, 06/05/2024 | 14:17
Giá nông sản hôm nay ngày 6/5: Giá hồ tiêu tăng mạnh vượt cà phê; dưa hấu được mùa được giá, giá gạo xuất khẩu tăng trở lại, sầu riêng ít trái, giá giảm.

Đơn hàng khởi sắc, cơ hội “lội ngược dòng” cho ngành gỗ năm 2024

Thứ 3, 07/05/2024 | 06:00
Sự khởi đầu thuận lợi trong những tháng đầu năm đã mở ra tín hiệu tích cực và mang tới kỳ vọng cho ngành gỗ của Việt Nam trong năm 2024.

Đà Nẵng cải thiện môi trường kinh doanh để đẩy mạnh thu hút đầu tư

Thứ 2, 06/05/2024 | 20:00
Trong 4 tháng đầu năm, thành phố Đà Nẵng có 1.241 doanh nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện đăng ký thành lập mới.