Gia tăng bệnh nhân đau mắt đỏ, bác sĩ nói không cần “săn” thuốc “xịn"

Hoàng Thị Bích
Thứ 6, 08/09/2023 | 17:16
0
Trước thực tế gia tăng các trường hợp đau mắt đỏ, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh khi vệ sinh mắt cần dùng bông gòn sạch lau một lần và bỏ vào thùng rác.

Sau khi bệnh viêm kết mạc cấp (đau mắt đỏ) bùng phát và lây lan ở Hà Nội thì tại Tp.HCM và các tỉnh, thành phố phía Nam cũng bắt đầu xuất hiện nhiều trường hợp mắc căn bệnh này, điều này khiến không ít phụ huynh lo lắng nhất là học sinh vừa bước vào năm học mới.

Trao đổi với Người Đưa Tin, BS. Trương Hữu Khanh - Phó Chủ tịch Liên chi Hội truyền nhiễm Tp.HCM, cố vấn chuyên môn Bệnh viện Nhi Đồng 1 (Tp.HCM) cho biết, có nhiều người hỏi về việc có cần mua thuốc nhỏ phòng ngừa đau mắt đỏ hay không?

“Câu trả lời của tôi là không vì không hiệu quảmà nênrửa tay rửa mặt thường xuyên. Người bệnh thì đeo kính và khẩu trang 5-7 ngày”, BS. Khanh cho biết.

Vị bác sĩ cũng gặp phải các câu hỏi như khi bị đau mắt đỏ có cần uống kháng sinh, kháng viêm không? BS.Khanh cho rằng rất hiếm khi cần uống thuốcmà chỉ cần nhỏ mắt.

“Ban đầu thì nước muối sinh lý, khimắtghèn đục thì nhỏ kháng sinh và không cần “săn” loại thuốc “xịn””, BS. Khanh nói và cho biết trẻ em nếu bị đau mắt đỏ mà không chịu nhỏ mắt thì chờ ngủ hãy nhỏ mắt.

BS. Khanh cho biết nếu chăm sóc đúng cách thì sau 3-7 ngày là bệnh khỏi, cùng với đó lưu ý khi vệ sinh mắt cần dùng bông gòn sạch lau một lần và bỏ luôn, không cần dùng khăn lau qua lau lại dễ gây bội nhiễm.

Sức khỏe - Gia tăng bệnh nhân đau mắt đỏ, bác sĩ nói không cần “săn” thuốc “xịn'

BS. Trương Hữu Khanh.

BS.Lưu Quỳnh Anh- Phó trưởng Khoa Mắt, Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin, bệnh viêm kết mạc cấp (hay còn gọi là đau mắt đỏ) là tình trạng viêm phần lòng trắng trong suốt của mắt (kết mạc nhãn cầu và mi mắt), bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân hè, dễ lây lan thành dịch.

Bệnh thường khởi phát từ 3-7 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, triệu chứng bao gồm xung huyết kết mạc (đỏ mắt), kích thích chảy nước mắt, mắt có nhiều ghèn rỉ (có thể rỉ trắng, tiết tố dính nếu bệnh do virus, hoặc có thể rỉ xanh – vàng nếu do bội nhiễm vi khuẩn).

Ở trẻ nhỏ có thể đi kèm triệu chứng viêm mũi, họng, viêm đường hô hấp, sốt…Đặc biệt, ở trẻ em, bệnh có thể xuất hiện giả mạc (là một lớp màng trắng, mỏng phủ lên trên kết mạc gây chảy máu, làm bệnh lâu khỏi hoặc có thể gây tổn thương giác mạc), viêm giác mạc chấm nông. Một số ít trường hợp có thể bội nhiễm gây biến chứng viêm loét giác mạc, làm ảnh hưởng tới thị lực lâu dài của trẻ.

Dịch viêm kết mạc thường do virus gây ra, 80% là Adenovirus, ngoài ra có thể gặp do các nguyên nhân khác như: Virus herpes, thủy đậu, poxvirus…

Trẻ lây bệnh qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mắt, mũi, miệng (tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, dụi tay vào mắt, sử dụng chung đồ cá nhân với người bệnh…).

Sức khỏe - Gia tăng bệnh nhân đau mắt đỏ, bác sĩ nói không cần “săn” thuốc “xịn' (Hình 2).

Chăm sóc khi bị đau mắt đỏ cần lưu ý sử dụng riêng các vật dụng cá nhân như đồ ăn, khăn rửa mặt... (Ảnh minh họa).

BS. Lê Văn Thiệu- Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết bệnh đau mắt đỏ thường xuất hiện vào mùa xuân - hè, dễ lây lan thành dịch. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại, dịch đau mắt đỏ lại đang gia tăng bất thường như ở Hà Nội, Tp.HCM…

BS. Thiệu đưa ra khuyến cáo người bệnh nên hạn chế dụi tay vào mắt, mũi, miệng; rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn tay;

Nếu mắt chảy nhiều nước mắt, có nhiều rỉ mắt thì sử dụng khăn giấy hoặc bông gạc y tế (sử dụng 1 lần) để vệ sinh, tiếp đó bỏ vào thùng rác có nắp đậy tránh tạo nguồn lây cho gia đình và người xung quanh, sát khuẩn tay sau khi vệ sinh mắt;

Không sử dụng kính áp tròng khi đang bị viêm kết mạc và sử dụng riêng các vật dụng cá nhân như: Đồ ăn uống, chậu, khăn rửa mặt, chăn, gối ngủ; đeo khẩu trang khi có các triệu chứng ho, hắt hơi…;

Vệ sinh bàn ghế, không gian sinh hoạt, vui chơi của trẻ bằng các dung dịch sát khuẩn bề mặtvàhạn chế tiếp xúc ở nơi đông người.

Bên cạnh đó, BS. Thiệu cũng khuyên người dân, đặc biệt người bệnh không nên nhỏ thuốc có corticoid và không cần thiết phải “săn” mua các loại thuốc nhỏ mắt xịn, không cần nhỏ kháng sinh nếu căn nguyên bệnh do virus gây ra mà chỉ cần dùng loại thuốc thông thường là được.

Tác nhân chính gây ra bệnh đau mắt đỏ

Ngày 8/9, thông tin trên báo chí, ông Tăng Chí Thượng-Giám đốc Sở Y tế Tp.HCM cho hay, báo cáo nhanh từ phòng xét nghiệm thuộc đơn vị nghiên cứu các bệnh nhiễm trùng cho thấy Enterovirus và Adenovirus là hai tác nhân chính gây ra bệnh đau mắt đỏ hiện nay.

Theo đó, kết quả phân tích PCR đã cho thấy có 5 trường hợp dương tính với Adenovirus và 32 trường hợp dương tính với Enterovirus, trong khi 2 trường hợp không tìm thấy tác nhân gây bệnh. Đáng chú ý, không có trường hợp nào được xác định có sự hiện diện củaMetapneumovirus hay Parainfluenza virus, không có trường hợp nào đồng nhiễm cả Enterovirus và Adenovirus.

Kết quả này sẽ giúp ngành y tế Tp.HCM và các nhà nghiên cứu có cơ sở khoa học để đối phó và điều trị và phòng ngừa hiệu quả bệnh đau mắt đỏ. Đặc biệt, trong bối cảnh gia tăng các trường hợp đau mắt đỏ tại Tp.HCM và các vùng lân cận như hiện nay.

Tp:HCM: Chuyên gia khuyến cáo về bệnh đau mắt đỏ đang gia tăng

Thứ 5, 07/09/2023 | 14:03
Ngày 7/9, tin từ Sở Y tế Tp.HCM cho biết, thời gian gần đây trên địa bàn có dấu hiệu gia tăng trường hợp đau mắt đỏ. Sở đang phối hợp các đơn vị tìm nguyên nhân.

Bộ Y tế thành lập 2 đoàn kiểm tra, giám sát phòng chống bệnh bạch hầu

Thứ 4, 06/09/2023 | 09:05
Hai đoàn công tác có nhiệm vụ làm việc với Ban chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh của tỉnh Điện Biên, Hà Giang về công tác phòng, chống bệnh bạch hầu.

Dịch đau mắt đỏ đang lây lan nhanh, làm thế nào để phòng ngừa?

Thứ 4, 23/08/2023 | 19:11
Bệnh viêm kết mạc cấp (đau mắt đỏ) thường khởi phát đột ngột, lúc đầu ở 1 mắt sau lan sang mắt bên kia. Bệnh dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng và gây thành dịch.
Cùng tác giả

Kỳ tích: Mẹ suy buồng trứng nặng vẫn đón hai con khỏe mạnh

Chủ nhật, 05/05/2024 | 11:53
Theo BS.Nguyễn Thành Trung, chỉ số dự trữ buồng trứng giảm thì cơ hội có con sẽ khó khăn hơn, giảm đến mức suy buồng trứng thì cơ hội có thai tự nhiên rất thấp.

Vì sao từng tiêm vắc-xin AstraZeneca không cần xét nghiệm D-Dimer?

Chủ nhật, 05/05/2024 | 09:09
Theo BS.Hoàng, xét nghiệm D-dimer thời điểm hiện tại không có ý nghĩa gì để đánh giá tác dụng gây huyết khối và giảm tiểu cầu ở người đã tiêm vắc-xin AstraZeneca.

Để Luật Đất đai sớm đi vào cuộc sống

Thứ 7, 04/05/2024 | 20:35
Luật Đất đai 2024 đã được xây dựng trên nguyên tắc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt các khâu trung gian...

Bộ Nội vụ thông tin về tiến độ thực hiện cải cách tiền lương

Thứ 7, 04/05/2024 | 18:56
Để thực hiện chính sách cải cách tiền lương, thời gian qua Bộ Nội vụ đã chủ động phối hợp với các Bộ tập trung xây dựng 5 hệ thống thang bảng lương.

Du lịch phục hồi mạnh, khách quốc tế 4 tháng đạt 6,2 triệu lượt

Thứ 7, 04/05/2024 | 18:55
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn thông tin Kkinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 4 tháng tăng 3,93%
Cùng chuyên mục

Kỳ tích: Mẹ suy buồng trứng nặng vẫn đón hai con khỏe mạnh

Chủ nhật, 05/05/2024 | 11:53
Theo BS.Nguyễn Thành Trung, chỉ số dự trữ buồng trứng giảm thì cơ hội có con sẽ khó khăn hơn, giảm đến mức suy buồng trứng thì cơ hội có thai tự nhiên rất thấp.

Vì sao từng tiêm vắc-xin AstraZeneca không cần xét nghiệm D-Dimer?

Chủ nhật, 05/05/2024 | 09:09
Theo BS.Hoàng, xét nghiệm D-dimer thời điểm hiện tại không có ý nghĩa gì để đánh giá tác dụng gây huyết khối và giảm tiểu cầu ở người đã tiêm vắc-xin AstraZeneca.

Hải Phòng: Chủ động phòng ngừa không để xảy ra ngộ độc thực phẩm

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:47
UBND Tp.Hải Phòng yêu cầu các sở, ngành, chính quyền địa phương chủ động, tập trung thực hiện các giải pháp phòng ngừa không để xảy ra ngộ độc thực phẩm.

Hiểu rõ về hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối sau tiêm vắc-xin Covid

Thứ 7, 04/05/2024 | 16:57
Hiệu quả của vắc-xin Covid-19 đã được chứng minh trong phòng chống đại dịch, giảm thiểu tử vong và các biến chứng nghiêm trọng của bệnh.

Vụ ngộ độc tại Đồng Nai: 529 người phải nhập viện điều trị

Thứ 7, 04/05/2024 | 15:30
Liên quan vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì tại Tp.Long Khánh, hiện không ghi nhận thêm ca mới, tổng cộng đã có 529 người nhập viện điều trị.
     
Nổi bật trong ngày

Vụ ngộ độc tại Đồng Nai: 529 người phải nhập viện điều trị

Thứ 7, 04/05/2024 | 15:30
Liên quan vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì tại Tp.Long Khánh, hiện không ghi nhận thêm ca mới, tổng cộng đã có 529 người nhập viện điều trị.

Vì sao từng tiêm vắc-xin AstraZeneca không cần xét nghiệm D-Dimer?

Chủ nhật, 05/05/2024 | 09:09
Theo BS.Hoàng, xét nghiệm D-dimer thời điểm hiện tại không có ý nghĩa gì để đánh giá tác dụng gây huyết khối và giảm tiểu cầu ở người đã tiêm vắc-xin AstraZeneca.

Thủ tướng có công điện liên quan vụ ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai

Thứ 7, 04/05/2024 | 09:02
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các ngành chức năng tập trung cứu chữa bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Tp.Long Khánh.

Đừng đổ nước vo gạo đi, bỏ túi mẹo hay này đến hàng xóm còn tấm tắc khen

Thứ 7, 04/05/2024 | 19:30
Thay vì đổ bỏ đi một cách lãng phí, hãy bỏ túi mẹo hay sau bạn sẽ bất ngờ trước những hiệu quả mà nước vo gạo mang lại nếu biết tận dụng đúng cách.

Kỳ lạ thành phố suốt 600 năm không mưa, nhà ở không cần lợp mái

Thứ 7, 04/05/2024 | 08:30
Người dân ở thành phố này hầu như không cần dùng tới ô, áo mưa. Thậm chí nhiều người còn chưa từng nhìn thấy mưa trong suốt cuộc đời mình.