Giải mã năng lực chủ đầu tư dự án Gamuda City

Giải mã năng lực chủ đầu tư dự án Gamuda City

Thứ 3, 17/01/2017 | 10:41
0
Kéo dài thời gian thực hiện dự án thêm 10 năm, liên tục điều chỉnh tổng mức đầu tư hay xin rút khỏi một phần dự án đặt ra dấu hỏi về năng lực thực sự của Tập đoàn Gamuda.


Bất động sản - Giải mã năng lực chủ đầu tư dự án Gamuda City

 Dự án Gamuda City chậm tiến độ cả thập kỷ

Chậm tiến độ 10 năm

Cuối tháng 1/2007, Tập đoàn Gamuda Berhad được cấp phép đầu tư dự án Công viên Yên Sở với diện tích 500 ha theo hình thức BT. Theo đó, tập đoàn Malaysia phải xây dựng 2 hạng mục là nhà máy xử lý nước thải Yên Sở và Công viên Yên Sở với chi phí hơn 430 triệu USD. Đổi lại sẽ được triển khai xây dựng và kinh doanh khu đô thị Gamuda Gardens ngay bên cạnh công viên.

Cả tổ hợp trên được gọi là Gamuda City, với tổng mức đầu tư ban đầu 8 tỷ Ringgit Malaysia, tương đương 2,3 tỷ USD, chỉ bằng non nửa con số 5 tỷ USD được Gamuda công bố với giới truyền thông Việt. Thời gian triển khai dự kiến là 10 năm, có nghĩa rằng nếu thực hiện đúng kế hoạch, thì năm nay (2017), Gamuda City sẽ đưa vào vận hành toàn bộ tổ hợp.

Đây là dự án đầu tiên ngoài Malaysia mà Gamuda làm chủ đầu tư.  Bởi vậy không khó hiểu khi thị trường bất động sản trong nước nhanh chóng rơi vào suy thoái, cộng với khó khăn từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới khiến dự án Gamuda City chậm tiến độ nghiêm trọng những năm sau đó, với các mốc thời gian thi công liên tục bị trì hoãn.

Kết quả là vào năm 2013, sau nhiều lần thay đổi tổng mức đầu tư, chi phí còn lại cần giải ngân vẫn dậm chân ở mức 7,9 tỷ Ringgit, tương đương 2,44 tỷ USD, thời gian hoàn thành theo kế hoạch mới là năm 2026, tức là chậm hơn cả thập kỷ so với giấy phép đầu tư được UBND TP. Hà Nội cấp năm 2007.

Đáng chú ý là mặc dù chậm tiến độ nghiêm trọng tại Gamuda City, song Tập đoàn mẹ Gamuda Berhad vẫn không tập trung nguồn lực để thực hiện dự án theo đúng tiến độ, qua đó giữ uy tín cũng như chứng tỏ trách nhiệm với khách hàng, mà năm 2010 còn bỏ ra 82,8 triệu USD (chiếm 60%) cùng Công ty CP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín Sacomreal (30%) thành lập Công ty CP Đầu tư BĐS Sài gòn Thương Tín Tân thắng, nhằm thực hiện dự án Celadon City tại TP. Hồ Chí Minh (Gamuda Berhad năm 2015 đã bỏ ra hơn 1.000 tỷ đồng để nâng tỷ lệ sở hữu trong Công ty Tân Thắng lên 100%).

Dự án Celadon City có diện tích 82 ha, với tổng mức đầu tư ban đầu là 5,5 tỷ Ringgit, tương đương 1,73 tỷ USD, dự kiến hoàn thành sau 9 năm xây dựng.

Gánh nặng nợ nần

Đầu tư dàn trải khiến Gamuda thiếu nguồn lực thực hiện dự án Gamuda City. Đơn vị trực tiếp triển khai dự án này là Công ty TNHH Gamuda Land Việt Nam (GLVN) được Gamuda Berhad lập ra năm 2008 với vốn điều lệ 7,3 triệu USD.

Con số này đã được tăng lên nhanh chóng những năm sau đó. Theo số liệu gần nhất chúng tôi thu thập được, vốn điều lệ của GLVN tính tới cuối năm tài chính 2014 là 162,4 triệu USD, tuy nhiên vẫn thấp hơn nhiều so với tổng mức đầu tư dự kiến ban đầu 2,3 tỷ USD của dự án (hay là 5 tỷ USD như Gamuda cho biết). Bởi vậy không khó hiểu khi cả 2 dự án của Gamuda tại Việt Nam đều phục thuộc không nhỏ vào đòn bẩy tài chính. Tính tới cuối tháng 7/2016, tổng các khoản vay nợ của Gamuda Berhad để thực hiện 2 dự án trên lên tới hơn 240 triệu USD, chiếm 1/5 tổng số vay nợ tài chính của cả Tập đoàn.

Áp lực tài chính lớn có thể là nguyên nhân khiến GLVN hồi cuối năm 2014 xin rút khỏi Khu B dự án Gamuda City, với lý do chi phí giải phóng mặt bằng quá lớn. Trước đó, công ty này cũng đã đề xuất với UBND TP. Hà Nội xin điều chỉnh quy hoạch công viên Yên Sở, bổ sung thêm chức năng nhà ở thương mại nhằm tăng tính khả thi cho dự án, thực chất là để tăng nguồn thu bù đắp chi phí bỏ ra quá lớn.

Trước sự ngờ vực của dư luận về năng lực tài chính, lãnh đạo GLVN từng đăng đàn khẳng định Công ty vẫn luôn nhận được sự hậu thuẫn từ tập đoàn mẹ Gamuda Berhad. Mặc dù vậy, xem xét một số chỉ tiêu tài chính quan trọng của Tập đoàn Gamuda Berhad có thể phần nào giải thích tại sao GLVN mặc cho có sự hậu thuẫn lớn nhưng vẫn chậm tiến độ cả thập kỷ.

Vốn điều lệ của Tập đoàn Gamuda Berhad tính tới cuối tháng 7/2016 là gần 600 triệu USD, chỉ tăng 20% so với 10 năm trước, thời điểm công ty này bắt đầu đặt chân vào Việt Nam. Nợ phải trả là 1,7 tỷ USD; tổng tài sản khoảng 3,5 tỷ USD, tương đương một doanh nghiệp BĐS cỡ lớn ở VIệt Nam. Lợi nhuận trong năm tài chính 2016 (từ 01/08/2015-31/07/2016) là 164 triệu USD, thấp hơn nhiều so với con số năm 2015 (190 triệu USD). Chỉ tiêu này đã giảm liên tục từ năm 2014 đến nay.

Với tiềm lực tài chính không quá lớn, song kể từ thời điểm chọn Việt Nam làm thị trường nước ngoài đầu tiên để đầu tư trong lĩnh vực BĐS, Gamuda Berhad đã “thâu tóm” tổng cộng 3.800 ha đất ở Malaysia, Australia, Singapore và Việt Nam để phát triển các dự án với tổng mức đầu tư lên tới 13,5 tỷ USD trong 2 thập kỷ tới.

Điều này có nghĩa rằng nếu Gamuda không sớm tăng vốn, thì việc hoàn thành đúng tiến độ cùng lúc nhiều dự án lớn là điều không dễ dàng. Và một khi rủi ro xảy đến, chẳng hạn thị trường tài chính toàn cầu biến động mạnh, không loại trừ khả năng Gamuda sẽ mắc kẹt trên nhiều “mặt trận”, trong đó có dự án Gamuda City.

* Số liệu được chúng tôi phân tích từ Báo cáo tài chính các năm của Tập đoàn Gamuda Berhad.

Nghi Điền

Cùng chuyên mục

Đồng Nai: Hàng loạt cơ sở lưu trú du lịch xây dựng không phép

Thứ 6, 26/04/2024 | 09:00
Nhiều Homestay, Glamping, khu nghỉ dưỡng tại tỉnh Đồng Nai có dấu hiệu xây dựng không phép trên đất nông nghiệp, bất chấp các quy định.

Phân khúc đang dẫn dắt thị trường bất động sản Hà Nội

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:30
Căn hộ chung cư tại Hà Nội liên tục thiết lập mặt bằng giá mới, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hải Phòng: Tạm dừng triển khai bãi đỗ xe ô tô rộng hơn 10.000 m2

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:22
Mặc dù chưa hoàn thiện thủ tục, nhưng phía doanh nghiệp vẫn cho xây dựng bãi gửi xe ô tô rộng hơn 10.000 m2 tại phường Đằng Hải, quận Hải An, Tp.Hải Phòng.

Thời điểm cơn sốt đất nền có thể quay lại

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:00
Dựa trên dòng nghiên cứu kéo dài chu kỳ lặp lại, chuyên gia cho rằng cơn sốt đất có thể quay lại vào giai đoạn 2025-2026.

Đề xuất 2 phương án về nguồn vốn hoạt động của Quỹ phát triển đất

Thứ 5, 25/04/2024 | 11:46
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất với nhiều đề xuất mới được bổ sung.
     
Nổi bật trong ngày

Giá vàng 25/4: Vàng SJC giảm sâu chờ tin đấu thầu vàng

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:55
Phiên mở cửa sáng nay (25/4), giá vàng SJC tại các doanh nghiệp giảm mạnh trong khi vàng nhẫn cũng đi xuống.

Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu tháng 4 tăng mạnh so với cùng kỳ

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Theo thống kê, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong tháng 4 vẫn đang trên đà tăng so với tháng trước và so với cùng kỳ năm 2023.

Đồng Nai: Hàng loạt cơ sở lưu trú du lịch xây dựng không phép

Thứ 6, 26/04/2024 | 09:00
Nhiều Homestay, Glamping, khu nghỉ dưỡng tại tỉnh Đồng Nai có dấu hiệu xây dựng không phép trên đất nông nghiệp, bất chấp các quy định.

Đề xuất 2 phương án về nguồn vốn hoạt động của Quỹ phát triển đất

Thứ 5, 25/04/2024 | 11:46
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất với nhiều đề xuất mới được bổ sung.

Hải Phòng: Tạm dừng triển khai bãi đỗ xe ô tô rộng hơn 10.000 m2

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:22
Mặc dù chưa hoàn thiện thủ tục, nhưng phía doanh nghiệp vẫn cho xây dựng bãi gửi xe ô tô rộng hơn 10.000 m2 tại phường Đằng Hải, quận Hải An, Tp.Hải Phòng.