Giải mã những “chân rết” giúp Triều Tiên lách lệnh trừng phạt

Giải mã những “chân rết” giúp Triều Tiên lách lệnh trừng phạt

Vũ Thu Hương
Thứ 7, 26/08/2017 | 06:00
0
Triều Tiên nhiều năm qua phải chịu trừng phạt của quốc tế vì chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa. Tuy nhiên, có thông tin cho rằng dưới sự trợ giúp đắc lực từ một số thương gia, ông chủ của các công ty Trung Quốc, Triều Tiên có thể né được lệnh trừng phạt?

Những cáo buộc triệu đô

Nhìn ngôi nhà 5 phòng ngủ sang trọng trị giá gần 1,3 triệu USD ở khu dân cư Great Neck thuộc vùng ngoại ô Long Island, New York, Mỹ, ít ai biết rằng, chủ nhân của căn nhà mang phong cách miền Nam này là một người quốc tịch Trung Quốc. Đặc biệt, người đàn ông có tên Sun Sidong này còn được cho là có mối liên hệ với hàng loạt công ty Trung Quốc bị bộ Tài chính Mỹ trừng phạt với cáo buộc giúp Triều Tiên phát triển chương trình hạt nhân, tên lửa đạn đạo.

Theo hồ sơ doanh nghiệp Trung Quốc, Sun Sidong là chủ công ty Dandong Dongyuan Industrial. Công ty này dùng chung địa chỉ email với một công ty Trung Quốc khác có tên Dandong Zhicheng Metallic Material. Đây là công ty chuyên về xuất khẩu than và từ lâu bị nghi giúp Triều Tiên né các lệnh trừng phạt.

Hồ sơ - Giải mã những “chân rết” giúp Triều Tiên lách lệnh trừng phạt

Ông Chi Yupeng, cổ đông chính của công ty Dandong Zhicheng
Metallic Material nhận lệnh trừng phạt vì cố tình trốn tránh trừng phạt từ Mỹ.

Theo phán quyết từ tòa án liên bang Mỹ hồi tháng Năm, các công tố viên Mỹ bí mật theo dõi hoạt động tài chính của công ty than trên và "4 công ty liên quan khác" ở 8 ngân hàng nước này và phong tỏa mọi khoản tiền từ những hoạt động bất hợp pháp được quy định trong các lệnh trừng phạt.

Hồi tháng Sáu, viện Nghiên cứu C4ADS, chuyên về lĩnh vực an ninh quốc tế đã đưa ra báo cáo với tựa đề "Kinh doanh rủi ro", trong đó cho biết ông Sun Sidong liên quan đến một mạng lưới có thể đang xuất khẩu những công nghệ mà Triều Tiên sử dụng cho chương trình tên lửa.

Theo C4ADS, ông Sun Sidong sở hữu 97% cổ phần tại công ty Dandong Dongyuan Industrial, doanh nghiệp đăng ký buôn bán ô tô, máy móc, tài nguyên thiên nhiên và các dụng cụ gia đình nói chung. Hồ sơ hải quan cho thấy công ty trên xuất khẩu tới ba quốc gia: Triều Tiên, Congo và Mỹ. Từ năm 2013 đến 2016, Dandong Dongyuan Industrial đã chuyển lượng nguyên liệu trị giá tới 28 triệu USD sang Triều Tiên.

Vào tháng 6/2016, Dandong Dongyuan Industrial gửi sang Triều Tiên một lô hàng thiết bị trợ giúp điều hướng vô tuyến trị giá 800.000 USD. Tuy nhiên, chuyên gia tại trung tâm Nghiên cứu James Martin về Cấm phổ biến vũ khí hạt nhân kết luận "hạng mục trên có thể chứa những thiết bị dẫn đường cho tên lửa đạn đạo".

Trong khi đó, dữ liệu do công ty chuyên theo dõi các giao dịch thương mại toàn cầu Panjiva cho thấy, hơn 60 lô hàng mà công ty Dandong Dongyuan Industrial chuyển tới Triều Tiên đều thuộc hạng mục "lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy móc và thiết bị cơ khí". Việc xây dựng hạng mục như trên do Trung Quốc thực hiện. Theo nhận định của giới chuyên gia, danh sách mặt hàng kinh doanh rộng như vậy sẽ giúp Triều Tiên né được các lệnh trừng phạt nhằm ngăn nước này nhập khẩu những thiết bị phục vụ mục tiêu phát triển năng lực hạt nhân.

Cùng với Dandong Dongyuan Industrial, công ty Dandong Zhicheng Metallic Material cũng đang nằm trong vòng theo dõi sát sao từ Mỹ. Mới đây, văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài (OFAC) thuộc bộ Tài chính Mỹ thông báo trừng phạt công ty Dandong Zhicheng Metallic Material cùng cổ đông chính của nó, ông Chi Yupeng vì "cố tình trốn tránh trừng phạt từ Mỹ".

 Theo bộ Tư pháp Mỹ, công ty này có hành vi rửa tiền, trong đó có khoản tiền 4 triệu USD bị nghi là của chính quyền Triều Tiên. Đơn khiếu nại của bộ Tư pháp Mỹ cũng cáo buộc các công ty bình phong do ông Chi Yupeng đứng sau là một trong những thế lực hỗ trợ tài chính lớn nhất cho Bình Nhưỡng.

Bộ Tư pháp Mỹ tịch thu gần 7 triệu USD từ một công ty Singapore với những cáo buộc tương tự. Đồng thời, bộ Tài chính Mỹ cũng áp lệnh trừng phạt chống lại 16 cá nhân, tổ chức Trung Quốc và Nga với cáo buộc giúp Triều Tiên né tránh trừng phạt.

Đối tượng đơn lẻ là mấu chốt

Triều Tiên nhiều năm qua phải chịu trừng phạt của quốc tế vì chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa, song theo giới chuyên gia, dường như các biện pháp này đối với Bình Nhưỡng vẫn tồn tại nhiều lỗ hổng.

Các lệnh trừng phạt áp đặt lên Bình Nhưỡng trước đây chủ yếu nhắm vào lĩnh vực công nghệ quân sự, nhưng điều Mỹ cần làm hiện tại là áp dụng những biện pháp trừng phạt rộng hơn, đánh thẳng vào nền kinh tế Triều Tiên, Peter Harrell, cựu Phó Thư ký phụ trách về chống hiểm họa tài chính và trừng phạt tại bộ Ngoại giao Mỹ, nhận định.

Hồ sơ - Giải mã những “chân rết” giúp Triều Tiên lách lệnh trừng phạt (Hình 2).

Căn nhà cao cấp ở khu dân cư Great Neck do Sun Sidong mua.  

 

Hiện tại, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đi theo con đường này, phong tỏa Triều Tiên từ nhiều phía. Mỹ nhắm tới những cá nhân, tổ chức Trung Quốc suốt nhiều năm liền được cho là giúp đỡ Triều Tiên tiến hành các hoạt động quân sự để trừng phạt.

Thượng nghị sĩ bang Colorado Cory Gardner mới đây đề xuất một dự luật không cho phép các thực thể làm ăn với Triều Tiên sử dụng hệ thống tài chính Mỹ, trong đó bao gồm 10 công ty hàng đầu Trung Quốc chuyên nhập khẩu hàng hóa từ Triều Tiên.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua các biện pháp trừng phạt mới đánh vào nguồn thu từ xuất khẩu của Bình Nhưỡng. Họ nhắm vào các mặt hàng xuất khẩu chính từ Triều Tiên như sắt, quặng sắt, than đá, chì, quặng chì hay hải sản, đồng thời gây áp lực lên những ngân hàng hay công ty Triều Tiên liên doanh với nước ngoài.

David Johnson, Giám đốc điều hành viện Nghiên cứu C4ADS phân tích, để ngăn Triều Tiên lách lệnh trừng phạt, Mỹ nhất thiết cần phải nhắm tới các đối tượng đơn lẻ nhưng đóng vai trò mấu chốt có thể là chìa khóa giải quyết vấn đề.

"Mạng lưới né tránh trừng phạt của Triều Tiên cũng tồn tại những giới hạn, mang tính tập trung và dễ bị ảnh hưởng. Chúng ta có thể đánh vào các đầu mối mấu chốt để tạo nên tác động lớn", ông Johnson đánh giá.

Xem thêm >> Đường đến bản án 5 năm tù của "Thái tử" Samsung

V.T.H

 

 

Thủ tướng Đức và những thông điệp mới về căng thẳng Triều Tiên

Thứ 6, 25/08/2017 | 13:15
Trong phát biểu mới đây Thủ tướng Đức nói rằng, châu Âu cần khôi phục sự tiếp cận đối với bế tắc ở bán đảo Triều Tiên.

Báo Anh: Triều Tiên có thể bán vũ khí cho Syria và Iran

Thứ 5, 24/08/2017 | 08:15
Tờ Express (Anh) dẫn nhận định của chuyên gia vũ khí cho hay, Triều Tiên có thể sẽ bán vũ khí hạt nhân của mình cho các đối thủ của Mỹ như Iran và Syria.
Cùng tác giả

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.

Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:23
Ngày 23/4 tới, tại Hà Nội, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. Trước thềm sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan.
Cùng chuyên mục

Thông tin mới về Dự án tuyến đường BT trước "hoàng hôn" tại Thanh Hóa

Thứ 4, 12/07/2023 | 07:00
Tỉnh Thanh Hóa vừa có động thái "quay xe", khi điều chỉnh thanh toán đối ứng từ 5 khu đất xuống còn 3 tại dự án BT đường nối Tỉnh lộ 514 và Quốc lộ 47C, Triệu Sơn.

Kiên Giang: Xử phạt 38 cơ sở kinh doanh hàng giả vi phạm gần 1 tỷ đồng

Thứ 5, 29/06/2023 | 14:50
Trong 6 tháng đầu năm 2023, Cục QLTT phát hiện và xử lý 38 cơ sở kinh doanh vi phạm, phạt tiền 901.242.000 đồng, trị giá hàng hóa vi phạm 889.870.000 đồng.

Mỹ công bố thêm tài liệu mật về vụ ám sát cố Tổng thống Kennedy

Thứ 7, 18/12/2021 | 19:00
Giới chức Mỹ mới đây đã công bố tập tài liệu mật dài hàng nghìn trang về vụ ám sát cố Tổng thống John F. Kennedy.

Ấn Độ: Chủ quan ngủ dưới xe buýt, 18 người bị xe tải đâm tử vong

Thứ 4, 28/07/2021 | 19:38
Một xe tải chạy quá tốc độ đâm vào xe buýt hai tầng ở miền Bắc Ấn Độ khiến ít nhất 18 người tử vong và nhiều người khác bị thương.

Virus Corona chỉ gây bệnh cho chó lại xuất hiện ở người viêm phổi

Thứ 5, 20/05/2021 | 20:15
Một nhóm khoa học quốc tế đã phát hiện ra một loại virus corona mới có thể lây nhiễm cho con người. Trước đó, loại virus này được biết đến chỉ gây bệnh ở chó.
     
Nổi bật trong ngày

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.

Tăng cường tiếp viện, Ukraine vẫn gặp khó, Nga tiếp tục đà tiến ở Adveevka

Thứ 6, 26/04/2024 | 13:55
Bộ chỉ huy quân sự Ukraine đang nỗ lực chuyển quân tiếp viện đến mặt trận ở hướng Adveevka. Tuy nhiên, họ vẫn đang mất dần các khu định cư.

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.

Nga không loại trừ xuất khẩu LNG bị trì trệ

Thứ 6, 26/04/2024 | 06:00
Vô số các lệnh trừng phạt của phương Tây đã “vùi dập” tham vọng của Nga, đặc biệt là đối với dự án Arctic LNG 2 của Novatek.

Yêu cầu của Nga đe dọa dòng chảy dầu thô sang Đức

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Đức dù không còn mua dầu của Moscow vẫn phải dựa vào cơ sở hạ tầng đường ống của Nga để nhận hàng từ nước thứ 3.