Giải Cánh diều vàng 2013: Doanh thu là... số 1

Giải Cánh diều vàng 2013: Doanh thu là... số 1

Thứ 7, 09/03/2013 | 15:06
0
Giải thưởng điện ảnh danh giá bậc nhất từng được xem là Oscar Việt Nam nhưng lại chỉ vỏn vẹn có 10 phim truyện tham gia tranh giải. "Cánh diều vàng 2013" đang để lại nhiều câu hỏi lớn về sự nghèo nàn, chán ngán của công chúng và cả những người trong cuộc.

Sự thờ ơ đến ngạc nhiên

Sự ngạc nhiên đầu tiên có lẽ chính là việc những thông lệ cũ trước đây của "Cánh diều vàng" dường như đã bị phá vỡ. Khác với mọi năm, các nhà làm phim tư nhân tìm đủ mọi cách để được đứng chung hạng mục với hãng phim Nhà nước để nhằm xoá tan những định kiến về loại phim thị trường. Năm nay, theo nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát, Phó chủ tịch thường trực hội Điện ảnh Việt Nam, mặc dù Hội đã nhiệt tình gửi giấy mời, thậm chí gọi điện thuyết phục rất nhiều nhưng một số nhà sản xuất phim tư nhân vẫn không trả lời, không tham gia "Cánh diều vàng 2013". "Sự im lặng của họ khiến chúng tôi vô cùng khó hiểu và bối rối. Phải chăng giải thưởng này có điều gì khiến họ e ngại? Hay họ tự ti về phim của mình trước những khen chê của dư luận? Sự nghèo nàn về số lượng khiến chúng tôi phải rơi vào tình thế: "So bó đũa chọn cột cờ".

Một đạo diễn trẻ cho biết: "Mỗi một tác phẩm điện ảnh ra đời đều là công sức, tâm huyết và tiền của của một ê kíp lớn. Cho nên không có lí do gì để chúng tôi tự ti về nó. Lí do để từ chối lời mời của Hội xuất phát từ những tính toán thiệt hơn của các nhà làm phim tư nhân. Đành rằng giải thưởng nào cũng quan trọng. Nhưng họ cũng cần phải cân nhắc khi nhận lời tham gia. Tôi lấy ví dụ như phim "Cánh đồng bất tận". Năm 2010, họ nhận được lời mời tham gia tranh giải tại liên hoan phim quốc tế VN nhưng nhà sản xuất phim này đã từ chối vì họ muốn dành mọi cơ hội cho Liên hoan phim Bussan (ở Hàn Quốc). Họ cho rằng, nếu tham gia mà không đoạt giải thì sẽ là một bất lợi cho họ không chỉ ở nước bạn mà còn gây nhiều thất thiệt về doanh thu tại các rạp chiếu phim. Bao nhiêu thứ đổ lên đầu, cho nên việc tham gia tranh giải ở đâu cũng là một bài toán cần nhiều suy nghĩ của các đoàn làm phim".

Sự ngạc nhiên thứ hai phải kể đến thái độ của những cái tên gạo cội của điện ảnh Việt Nam. Không dưới 5 đạo diễn, nhà biên kịch từng đoạt giải trong các mùa "Cánh diều vàng" trước đây tỏ ra bàng quang và e ngại khi được hỏi đến giải thưởng danh giá này. Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, tác giả kịch bản bộ phim "Mùi cỏ cháy" (được trao 4 giải tại Cánh diều vàng 2011) cho biết, đến lúc này ông vẫn chưa hề nắm được bất cứ một thông tin gì liên quan đến giải thưởng "Cánh diều vàng" năm nay. Biện minh cho những bận rộn với công việc làm phim hiện tại, nhưng điều khiến nhà biên kịch này canh cánh nhất vẫn là sự thưa thớt đáng buồn của số lượng các bộ phim mang tính chính trị, nghệ thuật trước thềm trao giải.

Sự kiện - Giải Cánh diều vàng 2013: Doanh thu là... số 1

Một cảnh nóng trong "Mùa hè lạnh"- bộ phim được xem là 18+ của Việt Nam.

Cùng chung cảm xúc, đạo diễn Bùi Cường (Người gắn liền với vai diễn Chí Phèo, phim "Làng Vũ Đại ngày ấy") chia sẻ: "Thực tế những người thực sự tâm huyết, họ không hề thờ ơ. Chẳng qua họ im lặng với những bất cập đáng buồn của nền điện ảnh nước nhà. Hiện nay, phim truyền hình đang có xu hướng phát triển hơn vì dù sao chúng dễ dàng thực hiện hơn nhiều. Trong khi, để làm một bộ phim điện ảnh, nhà đầu tư phải bỏ ra mấy chục tỉ. Họ không thể mạo hiểm đánh đổi một khối tài sản lớn như thế chỉ để thu về những cái mà người ta vẫn gọi là nghệ thuật. Bài toán của họ là làm sao có doanh thu lớn, lãi cao. Giải thưởng với họ là bao nhiêu vé được bán ở các rạp chứ không phải là "Cánh diều vàng" hay "Cánh diều bạc". Thực tế, có chúng thì rất quý nhưng đó không phải là mục đích của các nhà làm phim tư nhân Việt Nam hiện nay".

Giám khảo nào giải thưởng ấy?!

Theo đạo diễn Đào Bá Sơn: "Vì lí do riêng nên ông không thể nhận lời mời làm ban giám khảo của giải "Cánh Diều Vàng" năm nay. Dẫu vậy, ông vẫn quan tâm sâu sắc tới sự kiện điện ảnh quan trọng này. Đây vẫn là một sân chơi quý giá của những người yêu mến và theo đuổi bộ môn nghệ thuật thứ bảy. Năm nay, "Cánh diều vàng" dù hơi thiếu gió nhưng vẫn có những tia khởi sắc đáng cho ta hi vọng với những cái tên như "Thiên Mệnh anh hùng", "Lấy chồng người ta", "Scandal", ông nói.

Vị đạo diễn của "tuyệt phẩm" Long Thành cầm giả ca chia sẻ: "Mỗi mùa "Cánh diều vàng" lại gắn liền với một bộ máy ban giám khảo. Và mỗi bộ máy ấy lại cho ra đời một giải thưởng mang tính chất, trường phái khác nhau. Năm 2010, 2011, "Cánh diều vàng" có 8 giám khảo bao gồm những tên tuổi gạo cội với thiên hướng làm phim điện ảnh nghệ thuật thì các giải thưởng năm đó cũng mang dấu ấn nghệ thuật mạnh mẽ. Đến năm 2012, khi quyền lực giám khảo lại rơi vào một bộ sậu khác với số lượng hoành tráng gồm 15 người, chủ yếu là những đạo diễn, nhà làm phim trẻ mang hơi hướng thị trường thì giải "Cánh diều vàng" năm đó đã bất đắc dĩ phải tôn vinh những bộ phim nặng tính giải trí".

Câu chuyện về "Cánh diều vàng" với những bàn cãi trái chiều gay gắt không làm đạo diễn Victor Vũ căng thẳng. Anh tếu táo nói rằng: "Tôi mong khán giả đi xem phim của tôi và đừng suy nghĩ". Một lời nói hài hước, dí dỏm, mang tính bông đùa nhưng đã phản ánh sâu sắc hiện thực và mục đích làm phim của các đạo diễn trẻ bây giờ. Họ không muốn một cái gì đó quá cao siêu, nặng nề. Trái lại họ mong muốn và tập trung thực hiện những thước phim giải trí nhẹ nhàng, mang lại tiếng cười thoải mái cho khán giả. Và tất cả chỉ có vậy. Nghệ thuật là cái đích sau cùng, nếu đặt lên bàn cân, nó có chỉ số nhẹ nhất. Bởi cao hơn nghệ thuật, với họ là doanh số, lợi nhuận. Không một nhà làm phim tư nhân nào không quan tâm đến số lượng khán giả đến rạp hay tiền vé thu được mỗi ngày. Thậm chí họ có cả một chiến lược quảng bá chuyên nghiệp và khủng khiếp để lăng xê cho bộ phim của mình.

Cảnh "nóng" nhưng phim không... "nóng"

Cảnh "nóng", cái dễ dàng thu hút người xem nhất vẫn đang được các nhà làm phim Việt sử dụng như một thứ vũ khí tối tân. Điểm mặt hàng loạt các bộ phim như: "Mùa hè lạnh", "Scandal", "Lấy chồng người ta", "Cưới ngay kẻo lỡ"  và nhiều phim khác đều ngập tràn những cảnh giường chiếu, yêu đương mùi mẫn. Nhưng cũng chính vì quá sa đà vào yếu tố xác thịt, gợi dục ấy mà nội dung phim càng trở nên dài dòng, nhảm nhí.

Ngoài cảnh "nóng", công cuộc quảng bá PR rầm rộ cũng được xem là một chiến lược hữu hiệu để kéo khán giả đến rạp. Không ít bộ phim ra mắt ngày hôm trước thì hôm sau đã được nhà sản xuất công bố những con số kỉ lục về doanh thu.

Thực tế như một đạo diễn tiết lộ: "Những con số 50 tỉ hay 60 tỉ mà một vài nhà sản xuất của vài bộ phim gần đây công bố khiến nhiều người giật mình. Theo tôi, trừ khi đó là con số được các cơ quan chức năng của Nhà nước công bố thì may ra mới có chút tin tưởng. Còn chừng nào chúng còn là của các nhà làm phim tư nhân đó thì tất cả chỉ có giá trị ảo, nó nằm trong chiến lược khuếch trương của họ”.

Nhạt nhẽo và thiếu vị, "Cánh diều vàng" và điện ảnh Việt Nam có lẽ đang rơi vào thời kỳ khủng hoảng? Câu chuyện này có khiến những người trong cuộc đau lòng? Đạo diễn Đào Bá Sơn chia sẻ: "Phim Việt không dở như nhiều người nghĩ. Thực tế mỗi năm, chúng ta chỉ sản xuất được từ 5 đến 10 bộ phim thì phải có 3 bộ trong số đó là khá. Trong khi Mỹ, Hàn Quốc hay Trung Quốc một năm họ phải làm hàng trăm, thậm chí hàng nghìn bộ phim, nhưng tỉ lệ phim hay trong con số khủng đó là rất ít. Có thể là 1/10. Nhưng phim dở của nước ngoài, người Việt mình không biết. Họ chỉ xem những cái hay nhất của nước bạn. Còn với điện ảnh Việt, khán giả lại phải chứng kiến từ cái dở nhất, tệ nhất. Vô hình trung, cách nhìn của họ và sự so sánh giữa phim nội phim ngoại trở nên lệch lạc, phiến diện. Đây cũng là thử thách vô cùng khó khăn của các nhà làm phim Việt Nam".

Đạo diễn Đào Bá Sơn tự nhận bản thân mình cũng không tránh được những nỗi buồn nghề nghiệp. Ông nói: "Không có một sản phẩm nào ở Việt Nam phải chịu quá nhiều sự cạnh tranh với yếu tố ngoại quốc như điện ảnh. Nhưng mình đang sống ở một thời đại của sự giao thoa, hoà nhập, kết nối. Mọi thứ đều có thể là vô biên, không giới hạn. Mình buộc phải đối mặt với thử thách và biến thử thách đó trở thành động lực.Tư thế chấp nhận cả mặt trái lẫn mặt phải là điều đương nhiên phải có".

Để lại nhiều cái lắc đầu ngao ngán!

Lý giải về sự thất bại gần đây của giải "Cánh diều vàng", một đạo diễn khác phân tích: "Khâu tổ chức của chương trình này luôn để lại nhiều cái lắc đầu ngao ngán. Yếu tố làm nên thành công của một chương trình hay giải thưởng, đầu tiên là ở Ban giám khảo, thứ nữa là đến MC. Bởi họ là bộ mặt phản ánh rõ nhất diện mạo của chương trình. Tôi thấy trong nhiều chương trình về điện ảnh, MC không hề nắm được vai trò, tên tuổi của các khách mời để có thể dẫn dắt một cách hợp lý nhất. Ít ra họ phải biết phim nào, đạo diễn là ai, để có thể hỏi han hay phỏng vấn một vài câu đối thoại nhằm làm cho chương trình mang đúng màu sắc điện ảnh. Nhưng tiếc thay, những năm gần đây, việc chọn MC của chúng ta quá kém. Ngoài việc không biết, nhầm lẫn người này với người kia, họ còn kém duyên đến mức dành cả micro và thời lượng phát sóng để nói. Trong khi sân khấu này hoàn toàn không dành cho họ. Trách nhiệm của họ là tôn vinh các nghệ sĩ và các bộ phim đoạt giải. Vậy thì phải để cho những nghệ sĩ kia lên tiếng chứ. Họ đến nhận giải thì phải cho họ có quyền bày tỏ cảm xúc hay chỉ đơn giản là được quyền nói một câu cảm ơn để tri ân khán giả".

Đào Bích

Những điều tiếng trong mỗi mùa giải Cánh diều vàng

Thứ 6, 08/03/2013 | 20:58
Không công bằng, lộ giải trước giờ công bố, nghệ sĩ có giải không đến nhận giải thưởng, đạo diễn được giải chê chính bộ phim của mình là sản phẩm thất bại của sự nghiệp… Đó là những điều tiếng mà cánh diều cõng trên lưng.

Cánh diều Vàng 2012: Giải thưởng có yếu tố “khuyến mại”?

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:53
Cánh diều Vàng 2012 tiếp tục khiến khán giả “té ghế” và ngao ngán bởi những bộ phim tranh giải kém chất lượng cộng với tiêu chí trao giải “không giống ai” của ban giám khảo.

"Tôi không hiểu tiêu chí giải thưởng Cánh Diều Vàng năm nay”

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:51
“Tôi nghĩ thì BTC có tiêu chí riêng cho từng năm. Tôi cũng không hiểu năm nay tiêu chí giải như thế nào. Tôi nhận thấy sự thành công của một diễn viên cũng cần nhiều yếu tố, trong đó có sự nỗ lực trong công việc và cộng thêm may mắn”, đạo diễn Nguyễn Dương chia sẻ.

Những cánh diều nâng ước mơ xa

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:00
Diều sáo là sự kết hợp tinh tế giữa hình dạng đơn sơ của cánh diều và tiếng sáo du dương giữa không trung. Đặc biệt những cánh diều còn in sâu trong kí ức tuổi thơ của những người được sinh ra và lớn lên ở các làng quê

Mai vàng trổ một bông giúp người nghèo thành ... 'đại gia'

Thứ 3, 05/02/2013 | 14:46
Nhiều người dân sành cây cảnh cho biết, loài mai lùn chỉ trổ 1 bông này vô cùng quý hiếm, cây chỉ cao khoảng 8 - 10cm, ra một bông màu vàng có 12 cánh. Vài năm hoặc cả chục năm mới thấy một cây mai này xuất hiện.