Hàng loạt sếp lớn Agribank vào tù vì nhận tiền doanh nghiệp

Hàng loạt sếp lớn Agribank vào tù vì nhận tiền doanh nghiệp

Thứ 7, 20/07/2013 | 11:03
0
Mặc dù biết các hồ sơ vay vốn là không đúng thủ tục, vay với mục đích không rõ ràng, nhưng các cán bộ Agribank vẫn đồng thuận nhận phong bì để ký duyệt. Số tiền các cán bộ này nhận của doanh nghiệp lên đến hàng nghìn USD để rồi làm thất thoát gần 112 tỷ đồng.

Nhận phong bì làm thất thoát 112 tỷ đồng

Trần Quốc Dân là chủ tịch hội đồng thành viên công ty cổ phần bất động sản Đại Phương Uyên. Trong khoảng thời gian từ 2009 đến 2010, Dân đã thành lập nhiều công ty khác nhau, thuê hàng loạt người rồi cho lên đời chức vụ giám đốc. Mặc dù mang danh khá sang, nhưng những vị giám đốc này chỉ có tên trên giấy tờ còn thực chất không có chút quyền hành gì. Dân chỉ sử dụng pháp nhân của các công ty "giấy" để lập hồ sơ vay vốn ngân hàng.

Bất động sản - Hàng loạt sếp lớn Agribank vào tù vì nhận tiền doanh nghiệp

Các bị cáo sau vành móng ngựa.

Dân lợi dụng chức vụ lớn, rêu rao có hàng loạt công ty với mức vốn điều lệ lên đến cả nghìn tỉ đồng, đồng thời, quen biết với các cán bộ Agribank chi nhánh 3 TP.HCM (viết tắt CN3) cùng với thủ đoạn gian dối là lập những hợp đồng kinh tế và phương án vay vốn giả mạo. Để mục đích của mình thành công, Dân làm hàng loạt giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu nhà đất giả rồi đem thế chấp cho ngân hàng.

Để việc vay vốn ngân hàng được trót lọt, trước mỗi lần vay Trần Quốc Dân đều đến liên hệ với Nguyễn Hữu Long (47 tuổi, nguyên Phó giám đốc Agribank CN3) đề nghị giải quyết hồ sơ cho vay. Long biết rõ, những công ty của Dân thành lập, những khoản vay này đều là do Dân vay để đáo nợ cho những khoản vay quá hạn không có khả năng thanh toán các hợp đồng tín dụng mà gã đã vay trước đó và hồ sơ của các công ty này đều không đủ điều kiện cho vay theo quy định. Tuy nhiên, mỗi lần Dân nhờ vả lại đút phong bì lớn nên Long vẫn chỉ đạo cho Huỳnh Trung Hiếu (31 tuổi, nguyên cán bộ tín dụng ngân hàng) và Đào Phương Thế (45 tuổi, nguyên Trưởng phòng kế hoạch kinh doanh ngân hàng) không thẩm định phương án vay vốn là thật hay giả mà chỉ cần lập báo cáo thẩm định tài sản đảm bảo đề xuất cho các công ty này vay và trình hội đồng tư vấn tín dụng.

Lần vi phạm đầu tiên vào tháng 4/2009, Dân liên hệ với Long đề nghị cho công ty TNHH TM DV Xuân Lan vay số tiền 39 tỷ đồng để thanh toán tiền mua một căn nhà trên đường Nguyễn Trãi, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1. Tài sản đảm bảo là một căn nhà khác trên đường Nguyễn Sơn, phường Phú Thạnh, quận Tân Phú. Sau khi nhận hồ sơ, Long giao cho Hiếu và chỉ đạo lập báo cáo thẩm định, đề xuất xét duyệt cho công ty Xuân Lan vay 39 tỷ đồng.

Mặc dù hợp đồng mua bán căn nhà trên đường Nguyễn Trãi là không có thực, không có phương án vay vốn, các báo cáo tài chính năm 2007 và 2008 của công ty Xuân Lan đều chưa qua kiểm tra, tiếp nhận của cơ quan thuế hoặc được kiểm tra cùng bộ hồ sơ mua nhà ở đường Nguyễn Trãi. Tuy nhiên, theo chỉ đạo của Long, Hiếu đã không yều cầu khách hàng cung cấp các tài liệu chứng minh tính khả thi của dự án để đảm bảo khả năng thu hồi nợ, không tiến hành kiểm tra thẩm định khả năng tài chính và tình hình hoạt động của công ty này theo quy định. Thực tế, trong hồ sơ vay vốn của công ty Xuân Lan không có bất cứ tài liệu pháp lý nào thể hiện việc đầu tư xây dựng cao ốc văn phòng tại địa chỉ trên.

Thế biết rõ, Hiếu chưa tiến hành kiểm tra, thẩm định khả năng tài chính và tình hình hoạt động của công ty Xuân Lan và biết rõ mục đích vay vốn của công ty này đơn thuần là thanh toán tiền mua căn nhà ở đường Nguyễn Trãi. Tuy nhiên, Thế vẫn ký duyệt đồng ý cho công ty này vay 39 tỷ đồng. Sau đó, gã trình hồ sơ cho Đới Sỹ Thúy (giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng tư vấn tín dụng) ký duyệt đồng ý vay và trình hội đồng tư vấn xem xét.

Trong suốt quá trình phạm tội của mình, Dân thành lập tổng cộng 6 công ty giả và thuê tài xế, công nhân, họ hàng thân thích của mình đứng tên làm giám đốc. Với sự giúp sức của các cán bộ ngân hàng, Dân vay tổng cộng 6 lần với lần cao nhất lên đến 50 tỷ đồng. Mặc dù 6 hợp đồng này là do các giám đốc "rởm" trực tiếp đứng tên vay vốn, nhưng qua quá trình điều tra, công an xác định, kẻ đứng sau chính là Dân. Hậu quả của vụ án là làm thất thoát hơn 112 tỷ đồng. Để "bôi trơn" hoạt động cho vay, Dân đút lót cho Hiếu hơn 3 tỷ đồng, "bồi dưỡng" cho Trần Quốc Dân  4.000 USD. Tương tự, Thế cũng nhận 6.000 USD và Long nhận quà tặng là rượu giá trị hơn 31 triệu đồng.

Bất động sản - Hàng loạt sếp lớn Agribank vào tù vì nhận tiền doanh nghiệp (Hình 2).

Bị cáo Long buồn bã nhận mức án cao.

Trả giá

Vụ án này làm thất thoát số tiền kỷ lục, khiến dư luận quan tâm suốt khoảng thời gian dài. Mới đây, TAND TP.HCM đã mở phiên tòa xét xử vụ án. Do số tiền bị chiếm đoạt lớn, hoạt động tinh vi và có nhiều điểm khúc mắc nên phiên tòa diễn ra trong suốt 6 ngày liên tục. Ngày đầu tiên đứng sau vành móng ngựa, các bị cáo còn tỏ ra khá bình tĩnh, nhưng đến hôm tuyên án, sự mệt mỏi thể hiện trên từng nét mặt của mỗi người.

Tất cả các bị cáo đều thừa nhận hành vi phạm tội của mình, không một lời trốn tránh. Long khai, trong quá trình quen biết, Dân luôn "lòe" mình với khối tài sản kếch xù và quen biết nhiều vị có quyền cao chức trọng. Lúc đề nghị cho mình được vay vốn, Dân bảo mình sẽ đưa tổng giá trị tài sản thế chấp lên đến 150 tỷ đồng. "Cũng vì điều này, bị cáo tin nên mới chấp thuận cho vay. Tuy nhiên, bị cáo không thể ngờ, Dân lại tráo trở, dùng thủ đoạn để lừa đảo ngân hàng, đưa các bị cáo vào tròng", Long lí nhí.

Hiếu và Thế run rẩy cho biết, trong suốt quá trình làm 6 hồ sơ cho Dân vay tiền đều phát hiện có dấu hiệu đảo nợ cho khoản nợ trước đó và đã nhiều lần báo cáo nhưng Long vẫn khẳng định: "Nó là người quen của anh" để chỉ đạo đề xuất cho vay. Có lúc, hai bị cáo này cũng lo sợ khi mọi chuyện bại lộ thì mình sẽ phải tra tay vào còng, nhưng sợ mất lòng cấp trên và không thể chối từ những phong bì dày cộm nên đã nhắm mắt cho qua. Để rồi, giờ đây, những lo sợ đó đã trở thành hiện thực, cả hai đều đứng sau vành móng ngựa.

Riêng nguyên Giám đốc ngân hàng Đới Sỹ Thúy, trong quá trình điều tra, VKSND TP.HCM truy tố về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Với chức vụ Giám đốc kiêm Chủ tịch hội đồng tư vấn tín dụng, hồ sơ vay của các công ty trên đều phải thông qua Thúy duyệt. Tuy nhiên, quá trình điều hành, Thúy đã phân công việc thẩm tra hồ sơ vay, ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, đăng ký thế chấp, giải ngân cho vay và kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay... thuộc trách nhiệm của Long cùng phòng kinh doanh mà cụ thể là Hiếu và Thế.

Ngoài lời khai của Long, không có căn cứ nào khác chứng minh việc Thúy biết và thống nhất với Long việc giải quyết cho các công ty vay trái qui định. Bên cạnh đó, trong suốt 6 ngày diễn ra phiên tòa, Thúy thừa nhận sai phạm là ở mình, nhưng vì chủ quan, tin tưởng cấp dưới dẫn đến sơ suất không kiểm tra kỹ khi ký duyệt một hồ sơ vay vốn. Qua hồ sơ cũng như lời khai của các bị cáo khác, HĐXX chấp nhận lời khai của Thúy, rút tội danh như cáo trạng truy tố, đổi thành tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Các bị cáo Đặng Ngọc Minh (32 tuổi), Trần Hữu Thiện (30 tuổi), Nguyễn Minh Thuần (27 tuổi), Phạm Thị Được (47 tuổi) là những vị giám đốc "trên giấy" được Dân thuê với mục đích riêng. Các bị cáo này là người ký vào các giấy tờ thế chấp tài sản, vay vốn ngân hàng nhưng thực chất chỉ là người làm công ăn lương và không được ăn chia trên số tài sản Dân chiếm đoạt. Dù vậy, họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự và có trách nhiệm bồi thường theo hợp đồng tín dụng mà bản thân đứng tên ký với ngân hàng để Dân lừa dối vay hơn 112 tỷ đồng.

Đối với khoản tiền, quà nhận từ Dân, HĐXX cho rằng, các bị cáo Long, Thế, Hiếu biết rõ Dân là ai, cần gì ở mình nhưng vẫn mặc nhiên nhận các khoản này, cho thấy các bị cáo có dấu hiệu lợi dụng chức vụ, quyền hạn để hưởng lợi.    

Những bản án thích đáng

Sau 6 ngày xét xử, HĐXX phạt bị cáo Nguyễn Hữu Long tổng cộng 10 năm 6 tháng tù, bị cáo Đào Phương Thế 12 năm tù, bị cáo Huỳnh Trung Hiếu bị phạt tổng cộng 22 năm tù đều cùng 2 tội danh vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Ngoài ra, các bị cáo Đặng Ngọc Minh bị phạt 7 năm tù, Trần Hữu Thiện 8 năm tù, Nguyễn Minh Thuần 7 năm tù, Phạm Thị Được bị  tuyên 5 năm tù cùng với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Riêng nguyên giám đốc Agribank CN3 Đới Sỹ Thúy bị phạt 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. 

Huy Linh

Bắt cựu phó giám đốc chi nhánh Agribank

Thứ 3, 02/07/2013 | 10:30
Ngày 1/7, Viện KSNDTC phê chuẩn bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Lợi, nguyên Phó giám đốc ngân hàng Agribank Chi nhánh Bình Chánh, TPHCM về hành vi “vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.

Vụ 3.000 tỷ tại Agribank: Thế chấp ảo, rút ruột thật

Thứ 2, 25/02/2013 | 15:18
Vụ nguyên tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) Phạm Thanh Tân bị bắt hiện chưa đến hồi kết.

Những 'kỷ lục Việt Nam' ở Agribank

Thứ 3, 29/01/2013 | 08:31
Agribank là ngân hàng lớn nhất song số nợ xấu cũng không có đối thủ. Trong khi đó, ghế CEO ở đây đã bị bỏ trống khá lâu.

Nợ xấu của Agribank: Gần 28 nghìn tỷ đồng!

Thứ 6, 25/01/2013 | 11:07
Mặc dù đạt mục tiêu đề ra trong năm 2012 là nợ xấu dưới 6% nhưng tính đến 31/12/2013, nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng này đang là 27.800 tỷ đồng.

Ngân hàng Agribank "không che giấu nợ xấu"

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:57
Ông Nguyễn Ngọc Bảo, chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn (Agribank) tuyên bố với báo giới "không có sự che giấu về nợ xấu" trong cuộc gặp gỡ với các nhà báo cách đây vài hôm.
Cùng chuyên mục

Hà Nội: Cận cảnh dự án Thành An Tower vừa bị chỉ ra nhiều vi phạm

Thứ 6, 26/04/2024 | 20:43
Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” tại dự án Thành An Tower số 21 Lê Văn Lương (Tp.Hà Nội).

Thị trường đất nền: Đã “tan băng” nhưng khó “sốt”

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:30
Các chuyên gia nhận định, giá bán đất nền trong thời gian tới sẽ "ấm" lên nhưng khả năng "sốt đất" sẽ không xảy ra.

Bộ Xây dựng vào cuộc vụ xây 22 biệt thự không phép ở tỉnh Lâm Đồng

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:07
Thanh tra Bộ Xây dựng yêu cầu, Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng cung cấp các thông tin liên quan vụ xây không phép 22 căn biệt thự tại xã Lộc Thành (huyện Bảo Lâm).

Đồng Nai: Hàng loạt cơ sở lưu trú du lịch xây dựng không phép

Thứ 6, 26/04/2024 | 09:00
Nhiều Homestay, Glamping, khu nghỉ dưỡng tại tỉnh Đồng Nai có dấu hiệu xây dựng không phép trên đất nông nghiệp, bất chấp các quy định.

Phân khúc đang dẫn dắt thị trường bất động sản Hà Nội

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:30
Căn hộ chung cư tại Hà Nội liên tục thiết lập mặt bằng giá mới, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.
     
Nổi bật trong ngày

Thị trường đất nền: Đã “tan băng” nhưng khó “sốt”

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:30
Các chuyên gia nhận định, giá bán đất nền trong thời gian tới sẽ "ấm" lên nhưng khả năng "sốt đất" sẽ không xảy ra.

Đồng Nai: Hàng loạt cơ sở lưu trú du lịch xây dựng không phép

Thứ 6, 26/04/2024 | 09:00
Nhiều Homestay, Glamping, khu nghỉ dưỡng tại tỉnh Đồng Nai có dấu hiệu xây dựng không phép trên đất nông nghiệp, bất chấp các quy định.

Hà Nội: Cận cảnh dự án Thành An Tower vừa bị chỉ ra nhiều vi phạm

Thứ 6, 26/04/2024 | 20:43
Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” tại dự án Thành An Tower số 21 Lê Văn Lương (Tp.Hà Nội).

Giá vàng 26/4: Vàng SJC, vàng nhẫn cùng đi lên

Thứ 6, 26/04/2024 | 09:50
Giá vàng SJC tại các doanh nghiệp bật tăng phiên mở cửa sáng nay, cùng với đó, vàng nhẫn cũng đi lên.

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Bùng nổ du lịch tự túc và nguy cơ quá tải ở một số nơi

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:50
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài đến 5 ngày, nhiều du khách có nhu cầu du lịch tự túc khiến nhiều điểm du lịch trên cả nước trong tình trạng quá tải, "cháy" phòng.