Hungary nói gì về gói 100 tỷ Euro của NATO cho Ukraine?

Hungary nói gì về gói 100 tỷ Euro của NATO cho Ukraine?

Thứ 5, 04/04/2024 | 15:39
0
Mục đích của gói viện trợ “khủng” này là làm cho vấn đề hỗ trợ Ukraine ít phụ thuộc hơn vào những biến động chính trị ở các quốc gia thành viên NATO.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đang đề xuất thành lập một quỹ do các đồng minh đóng góp trị giá 100 tỷ Euro trong vòng 5 năm dành cho Ukraine, với hy vọng gói viện trợ này có thể được các nhà lãnh đạo liên minh ký thông qua khi họ tập trung cho Hội nghị Thượng đỉnh NATO tại Washington DC vào tháng 7 tới.

Theo nguồn tin của Bloomberg, đại diện các quốc gia thành viên vẫn đang thảo luận về đề xuất của ông Stoltenberg và cách tính viện trợ, bao gồm cả việc liệu có đưa viện trợ song phương cho Ukraine vào gói trên hay không.

“Chúng ta cần thay đổi động lực hỗ trợ của mình”, ông Stoltenberg nói với các phóng viên trước khi phiên họp của các Ngoại trưởng NATO bắt đầu tại Brussels hôm 3/4. 

“Các Bộ trưởng sẽ thảo luận về cách NATO có thể đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn trong việc điều phối thiết bị quân sự và huấn luyện Ukraine, đưa việc này vào một khuôn khổ vững chắc. Chúng tôi cũng sẽ thảo luận về cam kết tài chính nhiều năm để duy trì sự hỗ trợ của chúng tôi”, người đứng đầu liên minh cho biết.

Như mọi khi, đề xuất cần giành được sự chấp thuận từ toàn bộ 32 thành viên của liên minh xuyên Đại Tây Dương. Nhưng có khả năng trở ngại đến từ Hungary sẽ là rất lớn.

Cam kết dài hơi

Ý tưởng của Tổng thư ký NATO là loại bỏ yếu tố chính trị và sự bất ổn ra khỏi viện trợ quân sự cho Ukraine bằng cách thành lập một quỹ trị giá 100 tỷ Euro cho 5 năm và để liên minh gánh vác nhiều hơn trong việc điều phối chuyển giao vũ khí cho Kiev.

“Chúng ta phải đảm bảo sự hỗ trợ an ninh đáng tin cậy và có thể dự đoán được cho Ukraine trong thời gian dài để chúng ta dựa ít hơn vào những đóng góp tự nguyện và nhiều hơn vào các cam kết của NATO, dựa ít hơn vào những lời đề nghị ngắn hạn và nhiều hơn vào những cam kết nhiều năm”, ông Stoltenberg nói trước cuộc họp.

Nguyên nhân chính cho đề xuất trên có thể là do những gì đang xảy ra ở Washington, nơi dự luật viện trợ quân sự trị giá 60 tỷ USD đã bị đình trệ tại Quốc hội Mỹ do sự phản đối của một số nhà lập pháp Đảng Cộng hòa và ứng cử viên Tổng thống của họ, ông Donald Trump.

Mặc dù ông Stoltenberg tránh nhắc đích danh ông Trump nhưng vị quan chức hàng đầu NATO nói rõ rằng tình hình ở Washington là đáng lo ngại.

“Mỗi ngày trì hoãn trong quyết định của Mỹ về việc hỗ trợ thêm cho Ukraine đều gây ra hậu quả trên chiến trường”, ông Stoltenberg nói và cảnh báo rằng Nga hiện có thể đánh bại Ukraine.

Thế giới - Hungary nói gì về gói 100 tỷ Euro của NATO cho Ukraine?

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (phải) tại cuộc họp của NATO ở Brussels, ngày 3/4/2024. Ảnh: Getty Images

Kế hoạch của Tổng thư ký NATO sẽ nâng cao vai trò hiện tại của liên minh này. Hầu hết trong số 32 thành viên của khối đang cung cấp viện trợ quân sự và tài chính cho Ukraine, thông qua Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine do Mỹ đứng đầu, điều phối việc vận chuyển vũ khí của khoảng 50 quốc gia tới Ukraine.

Để NATO đảm nhận vai trò của tổ chức này có nghĩa là NATO sẽ vượt ra khỏi vai trò trước đây của mình là chỉ tập trung vào việc cung cấp viện trợ phi sát thương cho Ukraine. 

“Vai trò mạnh mẽ hơn của NATO trong việc điều phối và cung cấp hỗ trợ là cách kết thúc cuộc chiến này theo cách mà Ukraine chiếm ưu thế”, ông Stoltenberg nói.

Mục đích là làm cho viện trợ của Ukraine ít phụ thuộc hơn vào các biến động chính trị ở các quốc gia thành viên NATO, trong khi cho phép Kiev lập kế hoạch dài hạn.

Một đề xuất là các thành viên NATO nên đóng góp vào quỹ 100 tỷ Euro tùy theo quy mô nền kinh tế của họ (tức theo % GDP). Điều đó sẽ làm giảm tổng số tiền mà Mỹ phải trả và cũng làm suy yếu lập luận mà ông Trump đưa ra rằng các đồng minh châu Âu làm chưa đủ.

Ông Stoltenberg cũng đồng thời xoa dịu nỗi lo ngại rằng vai trò lớn hơn của NATO sẽ làm suy yếu sự hiện diện của Mỹ. Ông nhấn mạnh vai trò kép của Tướng Christopher Cavoli, chỉ huy Bộ Tư lệnh châu Âu của Mỹ (EUCOM) và Tư lệnh tối cao lực lượng đồng minh của NATO tại châu Âu.

“Tướng Cavoli là tư lệnh Mỹ ở châu Âu, nhưng tướng Cavoli cũng là tư lệnh NATO ở châu Âu”, ông Stoltenberg nói. “Và tất nhiên, Tướng Cavoli phối hợp với Tướng Cavoli – tức đó là cùng một người”.

Phản ứng đa dạng

Như mọi khi, những thay đổi căn bản như vậy trong chính sách của NATO cần nhận được sự chấp thuận từ toàn bộ 32 thành viên của liên minh xuyên Đại Tây Dương. Và từ nay đến Hội nghị Thượng đỉnh NATO, đề xuất cần được thảo luận rất nhiều ở cấp Bộ trưởng.

Nhưng theo Politico, đề xuất của ông Stoltenberg đã thu hút phản ứng trái chiều từ các Ngoại trưởng NATO.

“Chúng tôi ủng hộ những nỗ lực của Tổng thư ký NATO đối với Ukraine trong Liên minh Bắc Đại Tây Dương”, Ngoại trưởng Ba Lan Radosław Sikorski cho biết.

Một quan chức NATO cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ cũng được mô tả là có tham gia vào ý tưởng này.

Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho biết, điều cần thiết là phải tạo ra “các cơ chế lâu dài, đáng tin cậy” để giúp đỡ Ukraine.

Bên cạnh sự ủng hộ, cũng có những nghi ngờ được nêu ra. Sau khi nghe thuyết trình về đề xuất, một số Bộ trưởng đã trợn tròn mắt trước con số 100 tỷ Euro, tự hỏi tiền sẽ đến từ đâu, Politico dẫn lời một nhà ngoại giao giấu tên cho biết.

Ngoại trưởng Bỉ Hadja Lahbib cảnh báo: “Thật nguy hiểm khi đưa ra những lời hứa mà chúng ta không thể giữ được”.

Thế giới - Hungary nói gì về gói 100 tỷ Euro của NATO cho Ukraine? (Hình 2).

Binh sĩ Ukraine chuẩn bị di chuyển một khẩu lựu pháo ở khu vực Kharkiv, tháng 4/2024. Ảnh: NY Times

Một số thành viên NATO ở Tây Âu lo ngại rằng việc trao cho NATO nhiều tiền và quyền lực như vậy sẽ làm suy yếu những nỗ lực của Liên minh châu Âu (EU) nhằm đóng vai trò lớn hơn trong lĩnh vực quốc phòng.

Đề xuất của NATO cũng đặt ra rất nhiều câu hỏi về chi tiết. Vấn đề quan trọng là liệu mục tiêu của đề xuất có phải là các khoản tài trợ mới hay chỉ đơn thuần là gộp các cam kết hiện có mà các thành viên đang gửi riêng cho Ukraine hay không.

Ngoại trưởng Cộng hòa Séc Jan Lipavský cho biết: “Chúng tôi hoan nghênh sáng kiến này và chúng tôi cần xem xét tính thực tế cũng như chi tiết của nó”.

Ngoại trưởng Tây Ban Nha José Manuel Albares nói: “Chúng ta cần tính toán Ukraine cần bao nhiêu để giữ được nền dân chủ, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Và khi có được con số đó, chúng ta phải quyết định làm cách nào để có ngần ấy tiền”.

Hungary, quốc gia NATO được cho là “thân Nga” nhất, có vẻ “bàn lùi”. Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto khẳng định, NATO là một liên minh phòng thủ.

Hungary sẽ bác bỏ bất kỳ đề xuất nào biến tổ chức này thành một liên minh tấn công vì điều này sẽ dẫn đến nguy cơ leo thang nghiêm trọng”, ông Szijjarto nói trước cuộc họp. Nhà ngoại giao hàng đầu của Thủ tướng Viktor Orban bổ sung: “Đây không phải là cuộc chiến của Hungary và cũng không phải là cuộc chiến của NATO”.

Minh Đức (Theo Politico EU, Bloomberg)

Liệu có “bóng dáng” Nga đằng sau thỏa thuận khí đốt mới của Hungary?

Thứ 4, 03/04/2024 | 08:13
Hungary cũng là một trong những thị trường khí đốt rẻ nhất châu Âu vì mua khí đốt từ Nga với giá ưu đãi.

EU đã “đánh bại” Thủ tướng Hungary Viktor Orban như thế nào?

Thứ 3, 06/02/2024 | 11:02
Sau 6 tuần chơi trò “bên miệng hố chiến tranh”, nhà lãnh đạo Hungary đã thực hiện một trong những màn “quay xe” nhanh nhất từng được thấy.

Hungary “dội gáo nước lạnh” vào nỗ lực gia nhập EU của Ukraine

Thứ 5, 09/11/2023 | 14:00
Gia nhập EU sẽ đưa Ukraine ngả về phương Tây hơn. Tuy nhiên, hành trình gia nhập của quốc gia Đông Âu có thể còn dài và có nhiều trở ngại.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.
     
Nổi bật trong ngày

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.