Indonesia tạm dừng xuất khẩu than

Indonesia tạm dừng xuất khẩu than

Thứ 7, 01/01/2022 | 16:52
0
Nhà xuất khẩu than nhiệt hàng đầu thế giới ước tính sản lượng than trong nước sẽ đạt 644 triệu tấn vào năm 2022, với mức tiêu thụ dự báo là 190 triệu tấn.

Indonesia, một trong những nhà xuất khẩu than nhiệt hàng đầu thế giới, đang tạm dừng xuất khẩu loại nhiên liệu này vào tháng Giêng để đảm bảo nguồn cung trong nước do tồn kho tại các nhà máy điện đang cạn kiệt.

Trong một công văn được hãng truyền thông địa phương Kumparan trích dẫn hôm 1/1, Bộ Năng lượng và Tài nguyên khoáng sản Indonesia đã ra chỉ thị yêu cầu các nhà khai thác và xuất khẩu than chuyển hướng than từ các tàu chất hàng tại các cảng đến các nhà máy điện để tránh gián đoạn hệ thống điện quốc gia.

"Lệnh cấm xuất khẩu sẽ được đánh giá và xem xét lại dựa trên thực tế tồn kho than cho các nhà máy điện thuộc công ty điện lực nhà nước Perusahaan Listrik Negara (PLN) và các nhà sản xuất điện độc lập", bức thư viết.

Bộ Năng lượng và Tài nguyên khoáng sản Indonesia và PLN đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận. Hiệp hội khai thác than Indonesia cho biết, họ sẽ đưa ra tuyên bố liên quan đến lệnh cấm xuất khẩu.

Hồi tháng 8/2021, Indonesia đã đình chỉ xuất khẩu than từ 34 công ty khai thác than mà họ cho rằng không đáp ứng được các nghĩa vụ của thị trường trong nước trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 7/2021.

Indonesia là nhà xuất khẩu than nhiệt lớn nhất thế giới, với khách hàng chính là Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Theo chính sách Nghĩa vụ Thị trường Nội địa (DMO) của Indonesia, các công ty khai thác than phải cung cấp 25% sản lượng hàng năm cho công ty điện lực nhà nước Perusahaan Listrik Negara (PLN), với mức giá tối đa 70 USD/tấn, thấp hơn nhiều so với giá thị trường hiện tại.

Các công ty không tuân thủ quy định có thể bị cấm xuất khẩu than hoặc bị phạt, theo Bloomberg.

Indonesia ước tính sản lượng than trong nước sẽ đạt 644 triệu tấn vào năm 2022, với mức tiêu thụ dự báo là 190 triệu tấn. Quốc gia Đông Nam Á này nằm trong số 10 quốc gia phát thải khí nhà kính hàng đầu toàn cầu, và khoảng 60% nguồn năng lượng của nước này đến từ than đá.

Minh Đức (Theo Bloomberg, TRT World)

Indonesia muốn biến Bali thành điểm đến cho du lịch chăm sóc sức khỏe

Thứ 3, 28/12/2021 | 08:42
Sáng kiến này phù hợp với nỗ lực của Chính quyền Tổng thống Widodo nhằm tiếp tục cải thiện các dịch vụ y tế theo tiêu chuẩn quốc tế.

Indonesia tìm cách chuyển đổi ngành sản xuất than đá

Thứ 3, 21/09/2021 | 17:09
Indonesia, nhà xuất khẩu than nhiệt lớn nhất thế giới, có kế hoạch từ bỏ dùng than cho sản xuất điện vào năm 2056, trong khuôn khổ một tầm nhìn kinh tế xanh hơn.

Cách Indonesia xử lý "núi" rác thải y tế từ đại dịch Covid-19

Thứ 2, 06/09/2021 | 07:55
Theo ước tính của bộ Môi trường và Lâm nghiệp Indonesia, mỗi bệnh nhân Covid-19 ở nước này có thể thải ra tới 1,7kg chất thải lây nhiễm mỗi ngày.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Hải quân Mỹ được trang bị tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia mới nhất

Thứ 7, 04/05/2024 | 06:00
Các tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia nói chung có thể được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa chống hạm Harpoon và ngư lôi tùy theo cấu hình và yêu cầu.

Hungary sẽ tăng chi tiêu quốc phòng nếu xung đột Ukraine kéo sang năm sau

Thứ 6, 03/05/2024 | 16:02
Hungary, mặc dù phản đối mạnh mẽ sự hỗ trợ tài chính-quân sự của phương Tây cho Ukraine vì lo ngại xung đột lan khắp Châu âu, cũng đã tăng mạnh chi tiêu quốc phòng.

Tình hình Ukraine: Nga vừa tiến vừa giành thêm lợi ích chiến thuật

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:45
Các thông số hiện có cho thấy Nga đang tăng cường tập trung quân một cách bất thường ở vùng Donetsk.

Quyết đẩy lùi đà tiến của Nga, Ukraine triển khai 4 lữ đoàn, thực hiện 10 đợt phản công

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:01
Lực lượng Kiev quyết đẩy lùi đà tiến của Ukraine bằng việc triển khai 4 lữ đoàn và thực hiện 10 đợt phản công nhưng kết quả đạt được không như kỳ vọng.

Mất thị trường khí đốt châu Âu, Gazprom Nga lần đầu báo lỗ đậm

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:01
Cổ đông chính của Gazprom – Chính phủ Nga – phải đối mặt với căng thẳng tài chính trong bối cảnh chi tiêu quân sự tăng cao và các lệnh trừng phạt của Mỹ, EU.
     
Nổi bật trong ngày

Tình hình Ukraine: Nga vừa tiến vừa giành thêm lợi ích chiến thuật

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:45
Các thông số hiện có cho thấy Nga đang tăng cường tập trung quân một cách bất thường ở vùng Donetsk.

Tên lửa LMUR Nga mạnh mẽ cỡ nào khi phá hủy các mục tiêu của Ukraine?

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:55
LMUR được trang bị cho trực thăng Mi-28NM, Mi-8MNP-2 và Ka-52M. Tại khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, LMUR hoạt động vô cùng hiệu quả.

Hải quân Mỹ được trang bị tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia mới nhất

Thứ 7, 04/05/2024 | 06:00
Các tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia nói chung có thể được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa chống hạm Harpoon và ngư lôi tùy theo cấu hình và yêu cầu.

Mất thị trường khí đốt châu Âu, Gazprom Nga lần đầu báo lỗ đậm

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:01
Cổ đông chính của Gazprom – Chính phủ Nga – phải đối mặt với căng thẳng tài chính trong bối cảnh chi tiêu quân sự tăng cao và các lệnh trừng phạt của Mỹ, EU.

Hungary sẽ tăng chi tiêu quốc phòng nếu xung đột Ukraine kéo sang năm sau

Thứ 6, 03/05/2024 | 16:02
Hungary, mặc dù phản đối mạnh mẽ sự hỗ trợ tài chính-quân sự của phương Tây cho Ukraine vì lo ngại xung đột lan khắp Châu âu, cũng đã tăng mạnh chi tiêu quốc phòng.