Khổ như sinh viên quốc tế đi thi trong bối cảnh chiến sự ở Ukraine

Khổ như sinh viên quốc tế đi thi trong bối cảnh chiến sự ở Ukraine

Thứ 2, 10/04/2023 | 14:19
0
Sinh viên quốc tế ở Ukraine trải qua kỳ thi kéo dài 7 tiếng với 7 lần bị gián đoạn vì báo động không kích.

Một số sinh viên nước ngoài từ các nước châu Phi và châu Á chạy trốn khỏi Ukraine khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đã phàn nàn rằng họ bị buộc phải quay lại đất nước đang chìm trong xung đột để tham gia các kỳ thi quan trọng.

Ước tính có khoảng 76.000 sinh viên quốc tế ở Ukraine vào thời điểm chiến sự nổ ra vào ngày 24/2/2022. Họ bị thu hút bởi các khóa học tương đối rẻ bằng tiếng Anh ở Ukraine. Ngành y khoa đặc biệt phổ biến với sinh viên từ Nam Á và châu Phi.

Tương lai bất định

Những sinh viên nước ngoài này bắt đầu di tản khỏi đất nước từ những ngày đầu xung đột, nhưng việc rời khỏi đất nước Đông Âu là rất khó khăn. Ở biên giới, họ bị từ chối lên các phương tiện giao thông với lý do những phương tiện đó “không dành cho người nước ngoài, chỉ dành cho người Ukraine”.

Một nhóm sinh viên châu Phi bị mắc kẹt tại thành phố Kherson, lúc đó do Nga kiểm soát, đã lên mạng xã hội để cầu xin sự giúp đỡ. Kể từ đó, nhiều sinh viên đã phải vật lộn để tiếp tục học tập, đặc biệt là những người đang theo học các khóa học y khoa.

Thế giới - Khổ như sinh viên quốc tế đi thi trong bối cảnh chiến sự ở Ukraine

Cư dân châu Phi ở Ukraine chờ đợi tại một sân ga của nhà ga xe lửa Lviv, miền Tây đất nước, ngày 27/2/2022 - 3 ngày sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Ảnh AP-NBC News

Trong khi chính phủ Ireland và Morocco thông báo rằng họ sẽ tiếp nhận sinh viên nước họ đang học tập ở Ukraine trở lại các cơ sở giáo dục nội địa, thì chính phủ ở các quốc gia như Ấn Độ, nơi có số lượng sinh viên bị ảnh hưởng lớn hơn nhiều, cho biết họ không có khả năng cho phép sinh viên y khoa tiếp tục học tập ở đó.

“Ngay cả khi họ có một đất nước an toàn để trở về, về cơ bản họ đã bị loại khỏi giáo dục”, ông Matteo Vespa, Chủ tịch Liên minh Sinh viên châu Âu (ESU), cho biết.

Chính phủ Ấn Độ cũng cho biết trình độ của sinh viên y khoa học tập từ xa tại các cơ sở đào tạo của Ukraine sẽ không được công nhận vì họ thiếu kinh nghiệm lâm sàng.

Utkarsh Singh, 23 tuổi, quốc tịch Ấn Độ, là một trong những người chạy trốn khỏi xung đột cùng với những người Ukraine và các sinh viên quốc tế khác. Trước khi chiến sự nổ ra, chàng trai Ấn Độ theo học tại một trong 240 trường đại học của đất nước Đông Âu dành cho người nước ngoài.

Sau 5 năm học đại học ở Ukraine, Singh cảm thấy sốc khi hay tin rằng mình sẽ không thể hành nghề y ở Ấn Độ nếu bỏ dở chương trình học. Sau khi thất bại trong cuộc chiến tìm kiếm cơ hội học tập bên ngoài Ukraine, Singh không có lựa chọn nào khác ngoài việc quay trở lại đất nước đang chìm trong xung đột vào tháng 10/2022, bằng cách bay đến Ba Lan và sau đó di chuyển bằng đường bộ vào Ukraine.

Thế giới - Khổ như sinh viên quốc tế đi thi trong bối cảnh chiến sự ở Ukraine (Hình 2).

Trước khi chiến sự nổ ra, trong số 76.000 sinh viên quốc tế tại Ukraine, có gần 20.000 sinh viên đến từ Ấn Độ. Ảnh: NDTV

Hôm 14/3, một số sinh viên nước ngoài học y khoa đã quay trở lại Ukraine, tham gia kỳ thi Krok 2 để lấy bằng tốt nghiệp.

Trước khi trở lại đất nước Đông Âu, họ đã được đơn vị tổ chức kỳ thi là Đại học Y khoa Kiev thông báo rằng họ phải “tự chịu trách nhiệm về sự an toàn và tính mạng của chính mình”. Nhưng nếu họ bỏ qua kỳ thi này thì bao năm học tập và các chi phí liên quan họ đã bỏ ra sẽ bị “đổ sông đổ biển” hết.

“Chúng tôi phải gián đoạn kỳ thi 7 lần vì báo động không kích. Căn phòng lạnh lẽo và hầu như không có ánh sáng. Kỳ thi kéo dài từ 9h00 đến 16h00 vì những gián đoạn khác nhau, và tất cả 50 người cùng tham gia kỳ thi với tôi đều trượt”, một sinh viên y khoa của Đại học Donetsk đến từ Yemen, người đã làm bài kiểm tra ở Kiev, nói với Euronews.

“Tôi phải thi lại mà không biết một năm nữa tình hình sẽ thế nào”, sinh viên này cho biết thêm.

Theo Hội đồng Kiểm tra của Bộ Y tế Ukraine, những sinh viên không vượt qua kỳ thi Krok 2 có thể thi lại trong vòng 3 năm, nhưng để thi lại thì họ phải đợi ít nhất một năm. Điều này có nghĩa là họ phải học lại năm cuối, và do đó phải trả thêm học phí.

Bị gạt sang bên lề

Liên minh châu Âu (EU) đã kích hoạt Chỉ thị Bảo vệ Tạm thời khi hàng triệu người tị nạn từ Ukraine vượt biên sang các quốc gia thành viên để tìm nơi ẩn náu. Điều này cho phép người Ukraine bỏ qua hệ thống tị nạn truyền thống và đảm bảo quyền sống, làm việc và học tập trên toàn khối.

Tuy nhiên, những sinh viên người nước ngoài ở Ukraine cũng chạy trốn xung đột đã bị từ chối hỗ trợ tiếp cận các trường đại học ở châu Âu. Điều này khiến nhiều người trong số họ không thể tiếp tục học tập và chỉ thấy tương lai mù mịt phía trước.

Mặc dù Hà Lan đang trở thành một trong những điểm đến phổ biến nhất ở châu Âu đối với những sinh viên như vậy, nhưng mọi thứ cũng không dễ dàng.

Anh Michael, quốc tịch Ghana, đang học năm thứ 4 ngành y tại Đại học Sumy ở Ukraine, đã quyết định tiếp tục học từ xa tại thành phố nhỏ Venray ở Đông Nam Hà Lan, nhưng nói rằng đó không phải là một giải pháp bền vững.

“Rất nhiều thứ ảnh hưởng đến cảm xúc, tinh thần và thể chất. Chúng tôi hoàn toàn kiệt sức. Nếu đăng ký học ở đây, tôi phải bắt đầu lại từ đầu”, Michael chia sẻ với Euronews.

“Chi phí rất tốn kém, và chính quyền sở tại không có bất kỳ khoản trợ cấp nào cho chúng tôi, mà chỉ trợ cấp cho người Ukraine. Chúng tôi – những người tị nạn châu Phi – hoàn toàn bị gạt sang bên lề”.

Thế giới - Khổ như sinh viên quốc tế đi thi trong bối cảnh chiến sự ở Ukraine (Hình 3).

Hàng triệu người tị nạn từ Ukraine, trong đó có cả các sinh viên quốc tế học tập ở đất nước Đông Âu, đã vượt biên sang các quốc gia thành viên để tìm nơi ẩn náu kể từ khi chiến sự nổ ra. Ảnh: Al Jazeera

Đối với nhiều sinh viên nước ngoài như Michael, Ukraine được lựa chọn chủ yếu là do học phí hàng năm ở đây thấp. Ví dụ, chi phí học tập tại Đại học Sumy Ukraine là 3.900 Euron/năm, so với 6.000-15.000 Euro/năm cho bằng Cử nhân hoặc 8.000-20.000 Euro/năm cho bằng Thạc sĩ ở Hà Lan.

Các trường đại học Utrecht và Groningen của Hà Lan cung cấp các chương trình “hòa nhập” hoặc “khách mời” cho sinh viên liên kết với các trường đại học ở Ukraine học từ xa. Điều này nghĩa là sinh viên quốc tế có thể học tập với cơ sở vật chất ở Ukraine để tiết kiệm chi phí, nhưng không có quyền chuyển ngang kết quả những năm học đã hoàn thành sang Hà Lan.

Trở lại với câu chuyện của các sinh viên y khoa nước ngoài ở Ukraine. Mặc dù họ đã hoàn thành việc học của mình, nhưng lại không thể vượt qua được kỳ thi Krok 2. Do đó, họ đang trong tình trạng lấp lửng.

“Tôi muốn trở thành bác sĩ phụ khoa trong tương lai vì nhiều phụ nữ vẫn chưa biết nhiều về cơ thể của chính mình, đặc biệt là khi mang thai. Vì vậy, tôi thực sự muốn xem mình có thể giúp được gì”, Amara, hiện là sinh viên y khoa đến từ Nigeria và đang sống ở Ba Lan, nói với Euronews.

Cô đã hoàn thành việc học của mình cách đây 4 tháng tại Đại học Sumy Ukraine và hiện đang tham gia các lớp học trực tuyến trong khi chờ cơ hội tiếp theo để thi lại.

Sau những phản đối của sinh viên quốc tế, Bộ Y tế Ukraine đã ra thông cáo báo chí vào ngày 16/3, trong đó cho biết sẽ trình lên Nội các một dự thảo nghị quyết cho phép sinh viên nước ngoài ở Ukraine “có thể tham gia các kỳ thi” tại các trung tâm được chỉ định”.

“Hoặc trong trường hợp họ sẵn sàng quay trở lại Ukraine, họ có thể tham gia kỳ thi tại các cơ sở giáo dục đại học trong nước”, tuyên bố chính thức cho biết thêm.

Tùy chọn thi từ xa không được đề cập như một giải pháp tiềm năng, và các sinh viên nước ngoài hiện vẫn đang chờ để biết khi nào và ở đâu họ sẽ có thể tham gia kỳ thi.

Minh Đức (Theo Euronews, The PIE)

Ông Macron nói về vai trò của Trung Quốc trong hòa bình cho Ukraine

Thứ 4, 05/04/2023 | 17:54
Ngoài vấn đề Ukraine, nhà lãnh đạo Pháp hy vọng có thể củng cố mối quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc - một đối tác thương mại quan trọng.

[E] Một năm xung đột Nga-Ukraine: Không có người thắng kẻ thua

Thứ 6, 24/02/2023 | 10:00
Kể từ thời điểm ông Putin phát động chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, mọi thứ sau đó không bao giờ có thể trở lại như xưa.

Thị trưởng Kherson: Quân đội Nga ở trên đường phố

Thứ 5, 03/03/2022 | 08:40
Chính phủ Ukraine trước đó đã bác bỏ các tin tức rằng thành phố cảng chiến lược gần Biển Đen này đã rơi vào tay quân Nga.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.
     
Nổi bật trong ngày

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.