'Không phong bì' với dịch vụ bác sĩ gia đình

'Không phong bì' với dịch vụ bác sĩ gia đình

Thứ 5, 11/04/2013 | 15:25
0
Nếu như trước đây, chỉ có “đại gia” mới có khả năng mời bác sĩ đến thăm khám và chữa bệnh tại nhà thì giờ đây những người thuộc tầng lớp trung lưu và bình dân cũng có thể sử dụng đến dịch vụ y tế vốn được coi là xa xỉ này.

Vừa tiện lợi vừa "không tốn phong bì"

Nắm bắt được nhu cầu muốn chăm sóc sức khoẻ tại nhà của người dân, các công ty, phòng khám cung cấp dịch vụ bác sĩ gia đình đã và đang được mở ra ngày càng nhiều. Muốn tìm thông tin về các công ty này không hề khó bởi chỉ cần tra cứu trên mạng internet là có thể dễ dàng tìm thấy một loạt các thông tin quảng cáo, trong đó ghi rõ địa chỉ, cách thức liên lạc và giá cả để tiện cho khách hàng có nhu cầu liên hệ.

Vào website: bacsigiadinhhanoi.vn của công ty Cổ phần trung tâm bác sĩ gia đình Hà Nội có thể thấy giới thiệu rất chi tiết về các loại dịch vụ, bảng giá, cách đăng ký, danh sách các bác sĩ cộng tác ở trung tâm để tạo niềm tin và tính minh bạch cho khách hàng. Giá cả các dịch vụ này dao động từ 150 - 400 nghìn đồng/lần thăm khám và nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ thường xuyên, người bệnh có thể được giảm giá theo sự ưu đãi của trung tâm.

> Muốn nhận máy tính bảng Google Nexus 7 không mất một xu nào, hãy vào đây!

Khác với việc đến khám tại các bệnh viện hay các phòng khám tư nhân, tìm đến dịch vụ bác sĩ gia đình giúp cho người bệnh có lợi thế về thời gian, chi phí và hiệu quả đạt được lại khá cao. Chị Nguyễn Huệ (ở Phố Hoa Bằng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội), người thường xuyên tìm đến dịch vụ này cho biết, bố chồng chị năm nay đã gần 80 tuổi, sức khoẻ rất yếu vì mắc phải nhiều bệnh của người già và chị thường xuyên phải gọi bác sĩ đến tận nhà để khám cho ông.

Chị cho biết: "Bố tôi bị rối loạn tiểu đường, mỡ máu cao, tăng huyết áp lại cả thoái hoá đốt sống cổ, bệnh tật khiến cho sức khoẻ ông suy yếu, cứ trái gió trở trời bệnh lại nặng thêm. Vì ông không thể đi lại được nên tôi phải mời bác sĩ đến tận nhà. Nhà tôi nằm sâu trong ngõ, lại ở tầng 5 nên hơi bất tiện cho việc đi lại, thế mà bác sĩ vẫn rất nhiệt tình đến thăm khám, quan tâm hỏi han và chuyện trò với ông. Thậm chí có hôm thăm khám bác sĩ còn không lấy tiền phí. Bác sĩ đã khám cho cụ hơn một năm nay, có sự theo dõi rất chi tiết tiến triển của bệnh nên gia đình cũng yên tâm hơn nhiều".

Xã hội - 'Không phong bì' với dịch vụ bác sĩ gia đình

Nhân viên y tế đang thăm khám tại nhà bệnh nhân. (Nguồn: internet)

Vì đáp ứng nhu cầu thăm khám của người bệnh, các công ty cung cấp bác sĩ gia đình có thể cung cấp dịch vụ vào nhiều khung giờ khác nhau trong ngày, chỉ cần khách hàng gọi điện đến yêu cầu thì trong khoảng thời gian ngắn nhất bác sĩ sẽ tìm đến tận nhà để khám cho bệnh nhân. Dịch vụ bác sĩ gia đình giờ đây không chỉ dành cho nhà giàu, những gia đình có điều kiện khá giả mà dần hướng đến mọi tầng lớp trong xã hội.

Chị Thu Hương, tư vấn viên của Help Corp (Công ty chăm sóc sức khoẻ cộng đồng) cho biết: "Công ty có bảng giá dịch vụ công khai, chúng tôi không phân ra các gói dịch vụ cao cấp hay bình dân mà chỉ có một giá tuỳ theo dịch vụ khách hàng sử dụng. Giá cho một lần khám là 600 nghìn đồng, đây là tiền công cho bác sĩ đến khám tận nhà. Nếu dùng một gói dịch vụ chung cho cả gia đình thì gói dịch vụ 5 triệu đó sẽ được giảm 40%, tức mỗi lần khám chỉ còn 350 nghìn đồng. Nếu đóng ký quỹ trước thì mỗi lần sẽ giảm 40% còn nếu không vẫn sẽ là 600 nghìn đồng.

Khi hỏi về cách thức thanh toán chị Thu Hương cho biết thêm: "Bệnh nhân không trả trực tiếp cho bác sĩ mà trả qua hệ thống ngân hàng của công ty hoặc là công ty sẽ cử nhân viên thu phí đến sau. Bệnh nhân không phải trả thêm bất kỳ khoản gì cho bác sĩ. Chúng tôi có hoá đơn đầy đủ, rõ ràng nên khách hàng có thể yên tâm về chất lượng dịch vụ.

Cạnh tranh bằng chất lượng chuyên môn

Theo tìm hiểu của PV thì hiện nay có hai dạng bác sĩ gia đình là những công ty chuyên cung cấp dịch vụ bác sĩ gia đình (có chia ra các gói dịch vụ khám tại trung tâm và tại nhà) và những bác sĩ làm việc tự do sẽ đến tận nhà bệnh nhân khi có yêu cầu. Nhân sự ở trong các công ty chuyên tổ chức dịch vụ bác sĩ gia đình bao gồm cả bác sĩ làm việc ở các bệnh viện công và các bác sĩ tư nhân, việc thăm khám cho người bệnh sẽ tuỳ theo lịch sắp xếp nhân sự của công ty nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng về chuyên môn. Mô hình công ty thường được tổ chức bài bản, chuyên nghiệp và nghiêng về tư vấn phòng bệnh nhiều hơn là về thăm khám điều trị trong khi mô hình bác sĩ hành nghề tự do thì ngược lại  nhưng chất lượng vẫn luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu.

Ưu điểm của dịch vụ bác sĩ gia đình là một loạt những lợi thế có thể thấy rõ: Chi phí hợp lý, chăm sóc sức khoẻ toàn diện, liên tục, giảm nguy cơ quá tải cho các bệnh viện và các cơ sở y tế. Yêu cầu và đòi hỏi về chất lượng ngày càng cao nơi người dân cũng khiến cho các công ty, phòng khám cung cấp dịch vụ bác sĩ gia đình phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để giữ sự cạnh tranh và niềm tin nơi khách hàng.

Giám đốc một công ty chuyên cung cấp dịch vụ bác sĩ gia đình tại Trung Văn, Từ Liêm (Hà Nội) cho biết: "Chúng tôi phải hợp tác với các bác sĩ ở các bệnh viện để có nguồn nhân lực hoạt động”.

Điều cần nhất đối với một bác sĩ gia đình là không những cần nắm vững về chuyên môn mà còn phải nắm bắt được tâm lý và giao tiếp tốt với bệnh nhân. Khách hàng có tin tưởng thì công ty mới có thể tồn tại lâu dài được.     

Mở rộng mô hình trên toàn quốc

Mới đây, Bộ trưởng bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã phê duyệt đề án xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình năm 2013 - 2020. Theo đó, từ năm 2013 - 2015, Bộ sẽ thí điểm thành lập tối thiểu 80 phòng khám bác sĩ gia đình tại Hà Nội, TP.HCM, Thái Nguyên, Hải Phòng, Thừa Thiên - Huế, Khánh Hoà, Cần Thơ và Tiền Giang, tiến tới đánh giá và hoàn thiện mô hình chuẩn phòng khám bác sĩ gia đình. Kể từ năm 2015 - 2020, dự án sẽ được nhân rộng trên toàn quốc.    

Loan Thanh  

Tâm lý của người bệnh đang tạo ra 'vấn nạn phong bì'

Thứ 7, 30/03/2013 | 09:39
Trao đổi với PV Người Đưa Tin xoay quanh quy định của bộ Y tế về việc cấm nhận phong bì của bệnh nhân trước và trong quá trình điều trị, GS. Nguyễn Minh Thuyết, Đại biểu Quốc hội Khoá VI, VII cho rằng: "Cần phải quy định cụ thể việc nhận quà của bệnh nhân. Bác sỹ được nhận khi nào, giá trị quà là bao nhiêu chứ đừng đưa ra quy định để rồi tạo tiền lệ xấu".

Bộ Y tế 'mở đường' cho nhận phong bì sau điều trị?

Thứ 6, 29/03/2013 | 14:08
Ngày 25/3, bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tuyến tiếp tục lên tiếng: "Cấm cán bộ y tế nhận phong bì, quà cáp trước và trong quá trình điều trị nhưng không cấm bác sĩ nhận quà sau điều trị, vì đó là tấm lòng của người bệnh..."

Bao giờ doanh nghiệp nói “không” với văn hóa “phong bì”?

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:51
Một kết quả khảo sát tại 270 doanh nghiệp Việt Nam của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mới đây cho thấy, thực trạng tham nhũng trong khu vực doanh nghiệp tại Việt Nam trong thời gian qua đáng báo động.

Vì sao chạy việc, khám bệnh đứng đầu danh sách phải phong bì?

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:49
Bôi trơn công việc bằng phong bì, đi khám chữa bệnh không được quên lót tay cho bác sĩ lâu nay đã được nhiều người coi như "luật bất thành văn". Nó đã trở thành hành vi ảnh hưởng đến lối ứng xử của số đông trong xã hội ngày nay.