Không tiền, gửi mảnh sọ 6 năm trong bệnh viện

Không tiền, gửi mảnh sọ 6 năm trong bệnh viện

Thứ 5, 16/05/2013 | 10:36
0
Đã 6 năm kể từ ngày xảy ra vụ tai nạn tàu lửa kinh hoàng, đến nay, em Võ Thanh Tú (sinh năm 1999) vẫn phải gửi lại một phần hộp sọ của mình tại bệnh viện, vì chưa có tiền ghép trở lại.

Sau 6 năm, gặp lại Tú trong bệnh viện Điều dưỡng và phục hồi chức năng Đà Nẵng khi em đang tập vật lý trị liệu. Dù cao lớn, nhưng tay trái, chân trái Tú không thể cử động bình thường.

Xã hội - Không tiền, gửi mảnh sọ 6 năm trong bệnh viện
Tú là nhân vật được báo chí phản ánh sau vụ tai nạn. Bạn đọc gần xa đã quyên góp giúp đỡ em một khoản tiền nhỏ. Ảnh: Đầu Tú bị lõm sâu do chưa được ghép lại nguyên vẹn hộp sọ.

Mẹ em, chị Huỳnh Thị Kim Thanh, kể: “Lúc khỏe cháu chỉ tự đi được một đoạn, khi trở trời đau nhức nằm một chỗ”. Phần đầu bên trái của Tú bị lõm sâu vào, to bằng miệng bát do chưa ghép lại nguyên vẹn hộp sọ. Vì thế, lúc nào em cũng phải giữ an toàn vùng đầu, chỉ cần một chấn động nhỏ cũng rất nguy hiểm.

Trưa ngày 3/11/2007, trên đường đi học về, Tú xin quá giang xe của một người qua đường nhưng không may bị tai nạn tàu lửa. Người chở Tú tử vong ngay tại chỗ, còn em bị chấn thương sọ não, gãy tay. Theo BS Nguyễn Hữu Hiệu (bệnh viện Điều dưỡng và phục hồi chức năng Đà Nẵng), Tú còn sống sót là kì tích. Muốn hoạt động bình thường trở lại thì phải mất thêm nhiều thời gian và dày công tập vật lí trị liệu.

Ngày Tú được đưa xuống bệnh viện đa khoa Đà Nẵng cấp cứu, bác sĩ cưa lấy một phần hộp sọ của Tú ra để phẫu thuật, hẹn khi bình phục sẽ gắn lại. Nhưng đã chừng ấy năm, gia đình Tú vẫn không dám hỏi bao giờ sẽ gắn lại được, bởi chi phí cho việc ghép lại mảnh sọ lên đến hàng chục triệu đồng, trong khi hoàn cảnh quá khó khăn.

Hai tháng trở lại đây, ba Tú phát hiện bị ung thư hạch cổ giai đoạn cuối, đang nằm điều trị tại bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng. Một mình chị Huỳnh Thị Kim Thanh chăm hai cha con nằm viện.

“Ba cháu nằm viện mỗi ngày tốn gần 700.000 đồng tiền điều trị, tui phải túc trực ở bên. Vài bữa nữa cạn tiền, tôi đành nhắm mắt cõng chồng về. Còn Tú thì ở một mình bên bệnh viện điều dưỡng, năm ba bữa tôi mới ghé thăm con một lần”, chị Thanh nói. Mỗi ngày chị phát cho Tú 40.000 đồng ăn, hôm nào nhà hết tiền thì nhịn buổi sáng.

Tú mới học hết lớp 3 thì bị nạn. Thấy con ham học, sau khi ra viện được một năm, mẹ cho Tú đi học lại. Nhưng di chứng của chấn thương sọ não khiến em mất khả năng tiếp thu, thường đau đầu nên được một thời gian phải ở nhà.

Hỏi sở thích của em là gì, Tú trả lời chỉ thích ra viện để tiền cho ba tia khối u. Chị Thanh ngậm ngùi: “Tôi chỉ mong có điều kiện ghép lại hộp sọ cho con, để nó bình phục đi học lại. Đi học may ra còn có tương lai, chứ lao động tay chân chắc chắn cháu bất lực rồi”.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về chị Huỳnh Thị Kim Thanh (trú tại tổ 5 thôn Đông Hòa, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng (ĐT: 01266596792).

Theo Tiền phong

Cám cảnh những 'phu đá' nữ kiếm bạc lẻ ở bãi đá Cô Tô

Thứ 6, 15/03/2013 | 16:15
Công việc gánh đá nặng nhọc những tưởng chỉ dành cho cánh đàn ông khỏe mạnh với thân thể cường tráng. Thế nhưng, đến với bãi đá Cô Tô (xã Cô Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) không khó để bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ nhỏ bé với gánh đá oằn trên vai, bước đi những bước khó nhọc dưới cái nắng chói chang như thiêu đốt.

Cám cảnh cậu bé câm nhặt rác mưu sinh

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:56
Đã nhiều tháng nay, người dân xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội chẳng lạ gì với hai mẹ con chị Đỗ Thị Thu. Hàng ngày hai con người, hai số phận ấy vẫn lận đận nhặt rác mưu sinh. Càng đặc biệt hơn, cậu bé đã 9 tuổi mà không biết nói, không mảnh vải che thân, bất kể trời nắng, mưa hay mùa đông giá rét vẫn lặn lội nhặt rác cùng mẹ kiếm sống…

Cám cảnh 6 người phụ nữ lấy chung một chồng

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:44
Cả sáu người phụ nữ ấy, mỗi người đến từ một nơi, một công việc khác nhau nhưng điều đặc biệt, họ có chung một người chồng với những cảm nhận về đời sống vợ chồng không giống ai.

Cám cảnh sự sống của hai đứa trẻ mồ côi và tật nguyền

Thứ 4, 24/04/2013 | 14:40
Hai đứa trẻ thiểu năng trí tuệ cứ cười ngặt nghẽo suốt ngày. Chúng cũng không biết mẹ đã bỏ đi, bố đã mất. Chúng sống nhờ bà nội đã ngoài 80 tuổi. Nếu một ngày bà cụ mất đi, không biết chúng có thể sống tiếp?