Cám cảnh những 'phu đá' nữ kiếm bạc lẻ ở bãi đá Cô Tô

Cám cảnh những 'phu đá' nữ kiếm bạc lẻ ở bãi đá Cô Tô

Thứ 6, 15/03/2013 | 16:15
0
Công việc gánh đá nặng nhọc những tưởng chỉ dành cho cánh đàn ông khỏe mạnh với thân thể cường tráng. Thế nhưng, đến với bãi đá Cô Tô (xã Cô Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) không khó để bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ nhỏ bé với gánh đá oằn trên vai, bước đi những bước khó nhọc dưới cái nắng chói chang như thiêu đốt.

Núi Tô là ngon núi nằm trong hệ thống  dải Thất Sơn hùng vĩ ở An Giang. Cuộc sống của người dân ở núi Tô từ xưa chỉ biết trông chờ vào cây lúa, ngoài ra không còn công việc nào khác. Cho đến khi những nhà máy, xí nghiệp khai thác đá đến đây khoan núi lấy đá phục vụ cho nhu cầu xây dựng thì người dân núi Tô mới có thêm công việc mới: Làm phu đá.

Nặng gánh trên đôi vai

Chị Nguyễn Thị Muông (30 tuổi) cùng chồng làm nghề phu đá tính đến nay đã được bảy năm. Vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn không một "mảnh đất cắm dùi" nên không thể cày cấy, quanh năm hai vợ chồng anh chị chỉ biết đi làm thuê làm mướn đắp đổi qua ngày. Trời vừa hửng sáng, khi đứa con trai 8 tuổi vẫn còn đang say ngủ, chị và chồng đã thức dậy. Vợ chồng chị Muông lùa vội chén cơm nguội rồi tất tả chạy đến bãi đá, nhận phần đá của mình rồi bắt đầu một ngày làm việc mệt nhọc. Những bãi đá nằm bên bờ sông Cô Tô được những chiếc xe tải chở về đổ ở đây, chờ những chiếc thuyền đến chở đi các đại lý vật liệu xây dựng.

Công việc của chị là gánh những khối đá này xuống ghe, mỗi m3 khối đá anh chị nhận được 12 ngàn đồng tiền công. Mỗi ngày nếu có đá để gánh, chị cùng chồng có thể gánh được từ 10 - 13m3 khối, anh chị nhận được số tiền công còm cõi 150 ngàn đồng. Trong khi đó, vợ chồng chị Muông phải vắt kiệt sức để làm. Chị Muông tâm sự: "Không làm cái nghề vất vả này thì chúng tôi không biết làm gì trong khi ruộng vườn thì không có, cái nghèo cứ mãi đeo đẳng từ thời cha ông. Đứa con của tôi năm nay đã 8 tuổi mà vẫn chưa được đi học vì nhà chưa có sổ hộ khẩu". Vừa nói chị vừa khiêng những tảng đá nặng trịch xếp vào giỏ rồi khó nhọc nâng lên, bước đi. Mỗi gánh đá trên vai chị nặng gần gấp đôi cơ thể nhỏ bé của chị. Vậy mà, hàng ngày chị phải gánh hàng trăm chuyến đá như thế xuống thuyền.

Gánh đá không chỉ là công việc nặng nhọc mà còn nguy hiểm, nếu không cẩn thận lúc lấy đá xếp vào gánh thì rất dễ bị những hòn đá trên cao lăn xuống rơi trúng vào chân. Với những hòn đá sắc nhọn, nặng hàng chục ký thì không biết rơi vào chân thì hậu quả sẽ ra sao. Mỗi người gánh đá ở đây đều ý thức được sự nguy hiểm đó, nên ngoài gồng vai dưới những đôi quang gánh, họ còn phải hết sức tập trung để phòng tránh được những rủi ro. Nguy hiểm hơn là khi gánh đá qua những tấm ván nhỏ được bắc làm cầu nối xuống thuyền, những tấm ván này với bề ngang rất hẹp, người không quen đi trên đó còn phải ái ngại, còn đối với những phu đá nữ thì đây phải là thói quen, sự tập trung cao độ khi gánh đá xuống thuyền.

Miền nam - Cám cảnh những 'phu đá' nữ kiếm bạc lẻ ở bãi đá Cô Tô

Sau mỗi buổi gánh đá về nhà, cơ thể của chị Muông mỏi nhừ, đau khắp mình mẩy, thế nhưng đối với hoàn cảnh của vợ chồng chị Muông như thế đã là hơn nhiều người. Chị Muông vẫn còn trẻ, vẫn còn sức khỏe để tiếp tục công việc. Cám cảnh hơn là thân phận của những người phụ nữ già nua bệnh tật, nhưng vì miếng cơm manh áo, họ vẫn phải gánh từng gánh, đập từng phiến đá để đổi lấy một cuộc sống tạm bợ. Khi bóng chiều buông xuống, những đống đá đã vơi dần cũng là lúc sức lực cuối cùng trong ngày cũng đã bị vắt kiệt. Những khuôn mặt đờ đẫn vì công việc quá nặng nhọc, họ nhận lấy tiền công của mình và trở về nhà với cơ thể rã rời.

Tuổi già với nghề phu đá

Làm cùng bãi đá với chị Muông là bà Nguyễn Thi Ba, năm nay đã 57 tuổi. Ở độ tuổi này, lẽ ra phải ở nhà hưởng phước cùng con cháu, nhưng bà Ba vẫn hàng ngày miệt mài với đôi quang gánh nặng trĩu trên vai. Con cái của bà Ba nghèo lắm, quanh năm suốt tháng chỉ biết làm thuê làm mướn nuôi thân, bà Ba không muốn là vướng bận của con cháu nên vắt chút sức lực ít ỏi còn lại của đời người để đi làm cái nghề nặng nhọc này. Có tận mắt chứng kiến mới thấy được sức lực có thể gọi là phi thường của những người phụ nữ này. Khuôn mặt, dáng vóc của bà Ba đã lộ rõ vẻ già yếu, thế nhưng dưới lớp vỏ bọc đó là một cơ thể còn khỏe mạnh, dai dẳng mưu sinh.

Bà Ba cười móm mém cho biết: "Trời sinh những người lao động như tụi tui khỏe mạnh lắm, xương cốt cứng lắm. Tôi làm phu đá từ khi còn con gái, đến nay vẫn phải làm, nhà không có "cục đất chọi chim" không làm thì lấy gì ăn. Con cái tui cũng nghèo khổ lắm, không nuôi nổi mình, nên tui cũng phải biết lo cho mình".

Nói thì nói vậy nhưng với sức khỏe của một người phụ nữ gần bước tới tuổi 60 như bà làm công việc nặng nhọc này thì phải hao tổn không ít sức lực. Nhìn ba run run nâng gánh đá lên vai rồi bước đi những bước chông chênh trên cầu gỗ, nhiều người không khỏi xúc động thương cảm. Đổ đá xuống thuyền, bà đưa tay áo quệt mồ hôi rồi quay lại lấy mẻ đá khác, bỗng có tiếng lộc cộc đá đổ xuống, mọi người quay lại nhìn về phía bà Ba thì thấy bà đã nhanh chóng nhảy một bước tránh xa đám đá, bà Ba thở phào rồi lại luôn tay dở đá, xếp lên giỏ. Liệu bà Ba còn có thể làm được công việc này bao lâu nữa, rồi lúc ốm đau về già ai sẽ lo cho bà. Câu hỏi đó cứ day dứt mãi trong lòng người chứng kiến.

Không được may mắn như bà Ba, bà Trần Thị Tính, năm nay đã 59 tuổi không còn sức để gánh đá nữa. Hàng ngày bà ra bãi đá nhận những xe đá để phân loại, những tảng đá hơi to một chút so với những hòn đá khác bà dùng búa đập lại cho cân bằng. Mỗi xe tải đá bà nhận được tiền công 42 ngàn đồng, loay hoay cả ngày trời bà mới làm được xong được một xe.

Bà Tính cho biết, trước đây khi còn sức bà cũng gánh đá, nhưng ba năm trước bà đã không còn khả năng đó nữa, đành phải đập đá kiếm cơm, con cái bà cũng đi tha phương cầu thực tứ xứ, bà phải tự lo cho bản thân mình. "Ở vùng đất này, ngoài trồng lúa ra thì chỉ có công việc đó là kiếm được cơm thôi", bà Tính phân trần. Dưới cái nắng gay gắt của vùng đất biên giới, đá hấp thu sức nóng, giữ lại rồi phả lên những người phu đá càng làm họ mau đuối sức. Trên bãi đá, những phận phu đá âm thầm làm việc, không nói chuyện, chỉ vang lên tiếng đá va chạm vào nhau lạch cạch, những ca nước đá được chuyền tay nhau xua đi cơn khát lúc trưa nắng.

Đội quân phu đá nữ ngày càng nhiều hơn

Không ai muốn lựa chọn cho mình công việc nặng nhọc vất vả này mà cả đời không khá lên được, đó là do cái nghèo dai dẳng cứ đi theo đeo bám người dân ở đây. "Cha truyền con nối", những phu đá vì quá nghèo mà không có tiền cho con ăn học đến nơi đến chốn. Những đứa trẻ lớn lên cũng theo cha anh ra bãi đá thay vì đến trường, rồi chúng cứ tiếp nối cha anh, và cũng vì cuộc sống khó khăn nên đành dấn thân làm phận phu đá. Những phận đời như thế cứ mãi tiếp nối, một vòng lẩn quẩn không dễ dứt ra được. Ở vùng núi Cô Tô, ngoài làm lúa ra không có thêm nghề nào khác. Chính vì vậy, phu đá là một sự lựa chọn cho những người không có ruộng vườn để mưu sinh. Đội quân phu đá ở đây ngày càng nhiều hơn, và những người phu đá nữ cũng đông hơn. Những bãi đá, vơi rồi lại đầy, họ như những con kiến tha mồi về tổ nhưng chiếc tổ đó mãi không bao giờ đầy được.

 Nguyên Việt

Đội dân phòng cơ động toàn các bóng hồng

Thứ 5, 03/01/2013 | 16:19
Từ trước đến nay, nhắc đến đội dân phòng cơ động, người ta thường nghĩ ngay đến công việc dành cho nam giới. Thế nhưng ở xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) lại có một đội dân phòng cơ động là các cô gái dân tộc thiểu số.

Những "bóng hồng" sau vô lăng

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:03
Lái taxi vốn là một công việc vất vả và thông thường người ta nghĩ thuộc về đàn ông. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều phụ nữ lựa chọn nghề này. Họ đến với nghề một phần là vì cuộc

Những bóng hồng trong làng bói toán Sài Gòn xưa

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:46
Trong làng bói toán xưa, rất nhiều bóng hồng đã trở thành "thầy bói", được tin cẩn và được nhiều chàng trai "trồng cây si".

Góc khuất chưa biết về những bóng hồng "lơ xe" bus

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:44
Mỗi ngày, họ phải thức dậy từ lúc 5h sáng đến nhận xe vào ca sáng, 11h 12h đêm mới từ bến trở về nhà. Điều đó đã trở thành thông lệ với những người phụ nữ làm nghề phụ xe trên xe bus

Những 'bóng hồng' xuống phố dẫn đoàn

Chủ nhật, 20/01/2013 | 09:58
Trang phục chỉnh tề, các nữ cảnh sát lên xe chuyên dụng dẫn đường cho đoàn khách nước ngoài tới thăm TP HCM. Sắp tới, họ sẽ được tập huấn điều khiển xe phân khối lớn để làm nhiệm vụ.
Cùng chuyên mục

Kinh hoàng phát hiện người thân chết trong nhà vệ sinh

Thứ 2, 09/12/2013 | 10:44
Không thấy ông Cảnh nên người nhà đi tìm. Tại nhà vệ sinh, họ phát hiện ông Cảnh nằm sóng soài, trên cổ có nhiều vết cứa, chảy nhiều máu.

Ngạt khí trong bồn chứa dịch tôm, 2 cha con chết thảm

Chủ nhật, 08/12/2013 | 15:15
Vào bồn inox chứa dịch tôm để kiểm tra, nhưng do bồn kín, thiếu oxy và chứa nhiều khí độc các công nhân đã bị ngất xỉu. Hậu quả 3 công nhân tử vong, trong đó có hai cha con.

Long An: Gia đình ly tán vì tờ vé số 100 triệu đồng

Thứ 5, 05/12/2013 | 10:37
Từ ngày trúng số, cuộc sống gia đình bà Mai khá hơn, nhưng tình cảm lại tẻ nhạt hơn, bởi bao nhiêu đều tiếng.

Bà chủ quán cơm đốt 4 xe máy giữa phố

Thứ 3, 03/12/2013 | 15:30
4 chiếc xe máy dựng trước một mặt bằng đang sửa chữa chuẩn bị đưa vào kinh doanh đã bị bà chủ quán cơm đốt cháy vào sáng ngày 3/12.

Xe 60 tấn làm gãy đôi cầu, rơi xuống sông ở miền Tây

Thứ 3, 03/12/2013 | 14:35
Chiếc xe kéo theo rơmooc tải trọng đến 60 tấn cố tình chạy qua cây cầu tạm chỉ cho phép xe 30 tấn lưu thông nên cây cầu gãy đôi, chiếc xe "khổng lồ" rơi xuống sông.