Lo ngại nhiều dự án điện mặt trời “sang tay” nhà đầu tư ngoại

Lo ngại nhiều dự án điện mặt trời “sang tay” nhà đầu tư ngoại

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 3, 18/05/2021 | 17:04
0
Các dự án điện mặt trời sau khi đóng điện, hưởng giá bán điện ưu đãi đã được các tập đoàn tư nhân rao bán, sang tên đổi chủ cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Nhà đầu tư ngoại “lướt sóng” điện mặt trời

Thời gian vừa qua, nhiều nhà đầu tư đến từ Thái Lan, Philippines, Nhật Bản, Trung Quốc,... đã trở thành những ông chủ mới của các dự án điện mặt trời có tiếng tại Việt Nam.

Thông qua hình thức liên doanh, chuyển nhượng cổ phần với doanh nghiệp Việt Nam, các tập đoàn nước ngoài đã sở hữu hàng chục dự án điện mặt trời, điện gió và hưởng mức giá ưu đãi khoảng 2.000 đồng một kWh trong 20 năm.

Điển hình như 2 nhà máy điện mặt trời TTC 1 và TTC 2 tại Tây Ninh do tập đoàn Thành Thành Công và tập đoàn Năng lượng Gulf (Thái Lan) hợp tác đầu tư, vận hành từ giữa năm 2019.

Khi đó tập đoàn Thái Lan sở hữu 49% vốn nhưng trong lần thay đổi gần nhất, Gulf đã tăng mức nắm giữ lên 90%. Ông Prasert Thirati - Giám đốc công ty Gulf Việt Nam cũng đồng thời trở thành người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần Đầu tư năng lượng xanh TTC, Công ty cổ phần Gulf Tây Ninh 1, Gulf Tây Ninh 2.

Ngoài các dự án điện mặt trời tại Tây Ninh, tập đoàn Thái Lan còn nắm trong tay các dự án điện gió tại Bến Tre với tỷ lệ sở hữu 95%.

Tiêu dùng & Dư luận - Lo ngại nhiều dự án điện mặt trời “sang tay” nhà đầu tư ngoại

Nhiều dự án điện mặt trời đang được các tập đoàn tư nhân sang tay cho doanh nghiệp nước ngoài.

Công ty Super Energy Corporation cũng đến từ Thái Lan đã mua lại cổ phần và đầu tư vào điện mặt trời Văn Giáo 1, 2 tại An Giang; các dự án điện gió Thịnh Long (Phú Yên), Sinenergy Ninh Thuận. Đến nay, doanh nghiệp này đã tham gia hơn 10 dự án.

Hay công ty năng lượng B.Grimm Power, một nhánh đầu tư của tập đoàn Thái Lan B.Grimm cũng đã sở hữu dự án lớn nhất Đông Nam Á về năng lượng sạch. Ban đầu, công ty này liên danh liên kết với nhà đầu tư trong nước để làm dự án, rồi dần nâng sở hữu lên đa số. Trong đó, phải kể đến việc liên kết với doanh nghiệp trong nước để làm dự án điện mặt trời Dầu Tiếng.

Tuy nhiên, chỉ sau 3 tháng khánh thành, công ty đã đổi người đại diện theo pháp luật và chủ tịch HĐQT. Theo đó, ông Preeyanat Soontornwata - Chủ tịch B.Grimm Power là người đại diện theo pháp luật của công ty và nắm giữ chức Chủ tịch HĐQT.

Mới đây nhất, tập đoàn Trung Nam đã quyết định chuyển nhượng 49% cổ phần tại dự án nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Bắc 204 MW cho đối tác ACIT. Tiếp đó, ngày 14/5, công ty Cổ phần Điện gió Trung Nam tiếp tục ký kết hợp tác chiến lược với công ty Hitachi Sustainable Energy (Hitachi SE), thuộc tập đoàn Hitachi (Nhật Bản) và theo đó đối tác Nhật sở hữu 35,1% cổ phần tại nhà máy điện gió Trung Nam.

Lo ngại về an ninh năng lượng quốc gia

Việc doanh nghiệp tư nhân ồ ạt chuyển nhượng dự án năng lượng tái tạo nói trên, nhất là trong thời gian ngắn khiến các chuyên gia trong ngành bày tỏ sự lo lắng. Bởi, năng lượng là một lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, liên quan đến an ninh năng lượng và ổn định kinh tế xã hội của một quốc gia. Vì thế, hiện tượng bán vốn chi phối cho đối tác ngoại khiến cho nhiều người đặt câu hỏi.

Trao đổi với Người Đưa Tin Pháp Luật, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, quy định phê duyệt xây dựng các dự án năng lượng tái tạo cho các nhà đầu tư trong nước đã có, dẫu vậy, điều dư luận quan tâm là thời gian vận hành dự án của chính doanh nghiệp được Nhà nước phê duyệt phải được thực hiện trong thời gian bao lâu.

Theo bà Phạm Chi Lan, thông thường đối với các dự án quan trọng của các quốc gia thì đều có quy định ưu tiên cho nước chủ nhà được mua lại dự án. 

"Hơn nữa, những dự án năng lượng được chuyển nhượng cho nhà đầu tư nước ngoài hầu như đều mới vận hành, hoặc vận hành giữa chừng. Điều tôi quan ngại là những rủi ro đến từ quá trình chuyển giao, nhất là việc tiếp tục vận hành các dự án năng lượng có đảm bảo được thời gian lâu dài hay không, hay lại tiếp tục bán cho đối tác khác? Nói như vậy, bởi đây không chỉ là vấn đề an ninh năng lượng mà còn cả an ninh quốc gia, không thể xem nhẹ vấn đề này", vị chuyên gia băn khoăn.

“Kể cả đối với nhà đầu tư nước ngoài, Nhà nước Việt Nam nên có quyền từ chối đối tượng được nhà đầu tư chọn chuyển nhượng dự án, nếu đối tượng đó không đủ năng lực hoặc có nguy cơ gây phương hại cho an ninh năng lượng, an ninh quốc phòng của Việt Nam”, bà Lan nói và nhấn mạnh rằng, việc doanh nghiệp chuyển nhượng cổ phần tại dự án năng lượng phải chọn các đối tác có năng lực tài chính và công nghệ vững mạnh.

Tiêu dùng & Dư luận - Lo ngại nhiều dự án điện mặt trời “sang tay” nhà đầu tư ngoại (Hình 2).

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, cần phải đặt vấn đề về an ninh năng lượng quốc gia khi các DN trong nước chuyển nhượng cổ phần cho DN ngoại.

Lý giải về việc các nhà đầu tư nước ngoài phải “đi đường vòng”, bà Lan cho rằng, các tập đoàn năng lượng nước ngoài hiếm khi tự đi phát triển dự án tại Việt Nam để tránh các vấn đề pháp lý, thủ tục.

“Nếu có thể rút ngắn được các vấn đề về thủ tục pháp lý thì nhà đầu tư nào cũng sẽ thích hơn. Đó là lý do khiến nhà đầu tư ngoại lựa chọn như vậy, bởi họ muốn tránh các tránh rủi ro thời gian, chi phí ở giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng hay là việc xin phê duyệt của chính quyền địa phương do nhà đầu tư trong nước am hiểu vấn đề này hơn”, bà Lan bày tỏ.

Hoạt động bình thường theo cơ chế thị trường?

Liên quan đến vấn đề này, ông Hoàng Tiến Dũng - Cục trưởng cục Điện lực và năng lượng tái tạo (bộ Công Thương) cho biết, việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án năng lượng tái tạo như dự án điện mặt trời hay điện gió là điều bình thường theo cơ chế thị trường.

Theo ông Dũng, luật Đầu tư hiện cho phép chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng đủ các điều kiện chuyển nhượng dự án thuộc ngành nghề có điều kiện. Tuỳ quy mô dự án, Sở hoặc bộ Kế hoạch & Đầu tư sẽ thụ lý việc giải quyết chuyển nhượng dự án, thay đổi cổ đông.

Tiêu dùng & Dư luận - Lo ngại nhiều dự án điện mặt trời “sang tay” nhà đầu tư ngoại (Hình 3).

Ông Hoàng Tiến Dũng - Cục trưởng cục Điện lực và năng lượng tái tạo cho biết, việc chuyển nhượng dự án điện mặt trời là điều bình thường theo cơ chế thị trường.

Ở các dự án năng lượng (than, khí) theo hình thức BOT, thường hồ sơ đầu tư yêu cầu có bảo lãnh Chính phủ trong triển khai dự án, nhưng với các dự án năng lượng tái tạo thì hoàn toàn không có bảo lãnh Chính phủ. Theo ông Dũng đánh giá thì đây chính là điểm thu hút đầu tư vào ngành điện.

Ngoài ra, ông Dũng cũng đánh giá các nhà đầu tư nước ngoài thường có kinh nghiệm và năng lực tốt hơn trong đầu tư, quản lý vận hành các nhà máy. Sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài trong các dự án điện sẽ mang lại lợi ích tổng thể tốt hơn cho nhà đầu tư và xã hội.

Tiềm lực doanh nghiệp “ngồi chung mâm” với Trungnam Group tại DA điện mặt trời nghìn tỷ

Thứ 4, 21/04/2021 | 08:00
Công ty cổ phần Kỹ thuật Công nghiệp Á Châu (ACIT) vừa hoàn tất thương vụ mua 49% cổ phần tại nhà máy Điện mặt trời gần 5.000 tỷ của Trungnam Group ở Ninh Thuận.

Bộ Công Thương triển khai rà soát các dự án điện mặt trời trên cả nước

Thứ 4, 10/03/2021 | 14:00
Bộ Công Thương yêu cầu EVN xác nhận các hệ thống điện Mặt trời mái nhà đảm bảo tuân thủ quy định về phát triển, đấu nối, công nhận ngày vận hành...
Cùng tác giả

Nắng nóng gay gắt khiến tiêu thụ điện toàn quốc lên cao kỷ lục

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:39
Theo EVN, hiện mới vào mùa nắng nóng ở miền Bắc nên dự báo nhiều khả năng tiếp tục tăng lên trong những tháng tiếp theo.

Hoà Phát sắp phát hành 581 triệu cổ phiếu, nâng vốn điều lệ lên 64.000 tỷ

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:16
Hòa Phát vừa công bố phương án chi tiết phát hành 581,5 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu năm 2023.

Bình quân mỗi tháng có 20.300 DN thành lập mới và quay lại hoạt động

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:05
Trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động là 81.300 doanh nghiệp, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước.

4 tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất siêu 8,4 tỷ USD

Thứ 2, 29/04/2024 | 09:45
4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 238,88 tỷ USD - tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước.

CPI tháng 4/2024 tăng 0,07% so với tháng trước

Thứ 2, 29/04/2024 | 09:45
Theo Tổng cục Thống kê, bình quân 4 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 2,81%.
Cùng chuyên mục

Nắng nóng gay gắt khiến tiêu thụ điện toàn quốc lên cao kỷ lục

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:39
Theo EVN, hiện mới vào mùa nắng nóng ở miền Bắc nên dự báo nhiều khả năng tiếp tục tăng lên trong những tháng tiếp theo.

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc "chờ sức bật"

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:00
Thời gian qua trong khi nhiều thị trường tăng mua hồ tiêu từ Việt Nam thì thị trường Trung Quốc lại giảm nhập khẩu.

Quảng Nam thêm sản phẩm mới kích cầu du lịch hè 2024

Chủ nhật, 28/04/2024 | 13:48
Dự án bên cạnh tạo điểm đến mới còn tạo công ăn việc làm hơn 1.000 đồng bào người Cơ Tu, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế huyện miền núi.

“Bất ngờ” với hình ảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất dịp lễ 30/4 - 1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:00
Dịp lễ 30/4 - 1/5 kéo dài, người dân di chuyển bằng máy bay khá đông, nhưng tại sân bay Tân Sơn Nhất lại thông thoáng.

Tỉ lệ đặt phòng khách sạn khả quan dịp lễ 30/4 và 1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:40
Theo ghi nhận, đến nay, nhiều khách sạn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng có lượng khách đặt khá khả quan.
     
Nổi bật trong ngày

Siêu thị khuyến mãi rầm rộ hút khách mua sắm dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:31
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày được các nhà bán lẻ kỳ vọng là cơ hội lớn để kích cầu, tăng doanh thu.

Giá vàng 28/4: Vàng thế giới ghi nhận 1 tuần giảm

Chủ nhật, 28/04/2024 | 09:00
Giá vàng thế giới cuối tuần ở mức 2.338,4 USD/ounce, ghi nhận một tuần giảm gần 54 USD. Giá vàng trong nước chốt tuần ở mức cao trước kỳ nghỉ lễ.

Quảng Nam thêm sản phẩm mới kích cầu du lịch hè 2024

Chủ nhật, 28/04/2024 | 13:48
Dự án bên cạnh tạo điểm đến mới còn tạo công ăn việc làm hơn 1.000 đồng bào người Cơ Tu, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế huyện miền núi.

Giá vàng 29/4: Vàng SJC vẫn neo cao trên 85 triệu đồng/lượng

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:26
Sáng nay (29/4), giá vàng miếng SJC vẫn duy trì mức cao trên 85 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn trên 76 triệu đồng/lượng.

Nắng nóng gay gắt khiến tiêu thụ điện toàn quốc lên cao kỷ lục

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:39
Theo EVN, hiện mới vào mùa nắng nóng ở miền Bắc nên dự báo nhiều khả năng tiếp tục tăng lên trong những tháng tiếp theo.