Lo sợ Mỹ, Trung Quốc ráo riết tăng cường sức mạnh hải quân

Lo sợ Mỹ, Trung Quốc ráo riết tăng cường sức mạnh hải quân

Thứ 2, 27/02/2017 | 11:24
0
Lo sợ trước chính quyền Tổng thống Trump khó đoán, Trung Quốc tăng cường sức mạnh hải quân, tiếp tục 'bành trướng' tham vọng trên biển?

Reuters mới đăng tải bài bình luận về hoạt động tăng cường sức mạnh của Hải quân Trung Quốc trong thời gian gần đây. Cụ thể, nhiều tháng qua, Trung Quốc đã tăng cường đáng kể vai trò của Hải quân Quân đội Giải phóng nhân dân (PLA) như đưa đô đốc chủ chốt lên làm Tư lệnh Hải quân, lần đầu tiên cho tàu sân bay đi vòng quanh Đài Loan, đồng thời hiên ngang triển khai tàu chiến trên nhiều vùng biển quốc tế xa xôi khác.

Giới chuyên gia quan sát quân sự của Reuters cho rằng Bắc Kinh đang ráo riết tìm cách thu hẹp khoảng cách tiềm lực hải quân với Mỹ. Động thái này diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump cam kết tăng cường tàu chiến cho Hải quân nước này từ 290 lên 350 chiếc.

Các trợ lý của ông Trump cho rằng đây là chiến lược cần thiết để đối phó, ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc cùng tham vọng vươn lên thành cường quốc quân sự, bành trướng trên khắp các vùng biển quốc tế của Bắc Kinh thời gian qua.

Tiêu điểm - Lo sợ Mỹ, Trung Quốc ráo riết tăng cường sức mạnh hải quân

 Tàu Liêu Ninh của Trung Quốc cùng đội tàu hộ tống trong một lần tuần tra tại Biển Đông. Ảnh: Reuters

Các nhà ngoại giao của Reuters phân tích, trong công bố ngân sách quốc phòng của Trung Quốc năm 2016, nước này không đưa ra chi tiết các chi tiêu dành cho hải quân mà chỉ nêu con số tổng thể, khoảng 139 tỷ USD, mức thấp kỷ lục trong 5 năm trở lại đây. Tuy nhiên giới phân tích cho rằng chắc chắn chi tiêu dành cho hải quân không hề giảm như xu hướng của những con số được công bố.

Nghiên cứu sinh cấp cao tại Viện Nghiên cứu Quốc tế S.Rajaratnam ở Singapore, ông Richard Bitzinger khẳng định: "Chắc chắn Bắc Kinh luôn ưu tiên chi "mạnh" ngân sách cho Hải quân Trung Quốc nhất trong tổng chi tiêu quốc phòng suốt 15 năm qua. Chỉ cần xem xét số lượng những phương tiện được "trình làng" từ các nhà máy sản xuất, xưởng đóng tàu là đủ hiểu".

Số liệu chính thức được các chuyên gia ghi nhận báo cáo rằng năm 2016, Hải quân Trung Quốc được bên chế thêm 18 tàu các loại gồm tàu khu trục, tàu hộ tống, tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường... Tuy nhiên, số lượng này vẫn chưa 'nhằm nhò' gì với Mỹ, Hải quân Mỹ sở hữu 10 tàu sân bay trong khi Trung Quốc chỉ có 1 tàu Liêu Ninh từ thời Liên Xô cũ.

Reuters ghi nhận suốt thời gian qua, Hải quân Trung Quốc đã có nhiều chuyến thăm đến các quốc gia vùng Vịnh, nơi mà Mỹ có truyền thống hiện diện nhằm bảo vệ các tuyến đường biển như biển Đông, Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương.

Nhìn lại diễn biến năm 2016, Mỹ luôn củng cố, triển khai các hoạt động quân sự của Hải quân nước này kết hợp với nhiều đối tác nhằm kiểm soát sự "bành trướng" thường xuyên của Bắc Kinh trên nhiều vùng biển. Không ít lần hải quân nhiều nước trên thế giới bất ngờ phát hiện tàu Trung Quốc xuất hiện trên các vùng biển mà không thông báo trước. Sau đó, việc Bắc Kinh thản nhiên "viện cớ" cho hoạt động hải quân của nước họ đã không còn xa lạ với truyền thông quốc tế.

Nhận định về hoạt động tăng cường tiềm lực hải quân của Trung Quốc, một nhà ngoại giao Châu Á giấu tên tại Bắc Kinh phân tích: "Cơ hội tạo ra trong sự khủng hoảng. Trung Quốc đang xôn xao với nỗi lo sợ ông Trump sẽ chống lại Bắc Kinh vì Tổng thống thứ 45 của Mỹ rất khó đoán".

Với tình hình trên, liệu thế giới sẽ chuẩn bị chứng kiến một cuộc chạy đua vũ trang giữa nhiều cường quốc trong tương lai?

 Hà Nguyễn 

Xem thêm >>> Nga lại 'đi đầu xu thế' với hợp đồng mua dầu 'khủng' từ Iran

Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.

Khoảnh khắc siêu pháo MARS II của Ukraine bị hỏa lực Nga phá hủy

Thứ 5, 25/04/2024 | 13:55
MARS II là hệ thống do Đức sản xuất và được coi là siêu pháo khi được trang bị tới 12 tên lửa dẫn đường M30/M31 hoặc 2 tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS.

Lộ diện quốc gia là điểm đến chính của đầu tư Trung Quốc ở châu Âu

Thứ 5, 25/04/2024 | 06:00
Hungary có thể nằm trong số những nước đi đầu về việc chuyển đổi công nghệ nhờ hợp tác kinh tế và đầu tư chặt chẽ với Trung Quốc.