Lý do các đồng minh cũ 'ngoảnh mặt' với chính quyền của TT Obama

Lý do các đồng minh cũ 'ngoảnh mặt' với chính quyền của TT Obama

Chủ nhật, 15/01/2017 | 12:17
0
Việc Anh, Pháp từ chối đề nghị áp đặt lệnh cấm vận đối với Syria vì cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học từ chính quyền Tổng thống Obama sẽ tiếp tục làm giảm uy tín của ông Obama.

Theo báo Chicagotribune, chỉ vài tuần trước khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhậm chức, các cố vấn an ninh quốc gia của chính quyền ông Obama đã chuẩn bị "đòn cuối" trừng phạt Nga.

Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Samantha Power cũng đề nghị các đồng minh của Mỹ, Anh và Pháp đệ trình lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc bản dự thảo nghị quyết về việc áp đặt các lệnh cấm vận chống Syria vì cáo buộc Chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc xung đột tại nước này. Nhưng Anh và Pháp lại tỏ ra dao động, liên tục trì hoãn lời đề nghị của bà Samantha Power.

Lúc đầu, Anh, Pháp đề nghị đệ trình dự thảo nghị quyết của mình lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sau lễ Giáng sinh, sau đó là qua năm mới, và tiếp tục là đến tháng 1/2017.

Theo tờ AP, Anh và Pháp trì hoãn là nhằm để chờ đợi các tín hiệu rõ ràng hơn trên trường quốc tế sau khi ông Donald Trump chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ.

Tiêu điểm - Lý do các đồng minh cũ 'ngoảnh mặt' với chính quyền của TT Obama

 Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Obama.

Anh và Pháp dường như đang chờ đợi nỗ lực của ông Trump trong việc yêu cầu Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên ông Trump, người luôn mong muốn hợp tác với Tổng thống Putin và Nga, đặc biệt là về vấn đề Syria, thì khả năng để xảy ra sự mâu thuẫn giữa Mỹ với Tổng thống Putin về vấn đề vũ khí hóa học của Syria là khó.

Việc Mỹ kêu gọi các đồng minh của mình đệ trình lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc bản dự thảo nghị quyết chống lại Syria này được xem là động thái hoàn toàn trái ngược với những gì nước này đã làm.

Trước đây, cả Anh và Pháp đã chuẩn bị bản dự thảo nghị quyết về việc áp đặt các lệnh cấm vận chống Syria để đưa ra bỏ phiếu ở Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc từ lâu. Nhưng hồi tháng 8/2016, Washington đã kêu gọi Anh và Pháp ngừng đưa bản dự thảo nghị quyết này ra bỏ phiếu ở Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Lý do Mỹ đưa ra là hành động của Anh và Pháp có thể làm hỏng các nỗ lực của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong việc tiến hành đàm phán với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov về thiết lập ngừng bắn ở Syria.

Nguyên nhân khiến chính quyền Tổng thống Obama bất ngờ có động thái đi ngược lại quan điểm trước đây như vậy là bởi chính quyền Mỹ hiện tại dường như đang bị loại khỏi các tiến trình đàm phán về Syria khi Nga không mời chính quyền đương nhiệm Mỹ tham gia cuộc đàm phán về Syria sẽ được tổ chức tại thủ đô Astana của Kazakhstan trong cuối tháng 1/2017.

Vì lẽ đó nên thông qua động thái này, Mỹ muốn cảnh báo Nga và gửi đi tín hiệu rõ ràng: Trước khi ông Obama rời nhiệm sở, Chính phủ Syria phải chịu trách nhiệm vì đã sử dụng vũ khí hóa học.

Dẫu vậy, Anh và Pháp luôn tỏ ra cứng rắn trong việc trì hoãn lời đề nghị của Mỹ về việc gửi bản dự thảo nghị quyết về việc áp đặt các lệnh cấm vận chống Syria lên Liên Hợp Quốc.

Lý giải về động thái của Anh và Pháp, giới ngoại giao quốc tế đưa ra nhiều nguyên nhân.

Trước hết, đó là việc Anh và Pháp muốn nhận được sự ủng hộ nhiều nhất từ Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đối với văn kiện của mình, trong đó có sự ủng hộ của 5 thành viên mới của Hội đồng Bảo an.

Cuộc đàm phán về Syria sẽ được tổ chức vào ngày 23/1 tới đây tại Astana, Kazakhstan. Vì lẽ đó Anh, Pháp cũng không muốn có động thái nào có thể ảnh hưởng đến cuộc đàm phán này trước khi nó được tổ chức.

Tiêu điểm - Lý do các đồng minh cũ 'ngoảnh mặt' với chính quyền của TT Obama (Hình 2).

 Ông Trump lâu nay bày tỏ mong muốn quan hệ thân thiết với Nga.

Hơn nữa, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã đồng thuận đối với hai nghị quyết về Syria, trong đó nghị quyết ngày 19/12 có đưa ra quy định về việc cử các quan sát viên quốc tế đến thành phố Aleppo của Syria để giúp đỡ dân thường. Anh và Pháp quan ngại rằng nếu họ đệ trình dự thảo của mình thì các tiến bộ đã đạt được sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.

Nhưng quan trọng hơn cả là nỗi lo rằng những hành động mang tính chất đối đầu với Nga tại Liên Hợp Quốc có thể gây ra những phản ứng tiêu cực từ phía chính quyền tới đây của ông Trump.

Ông Trump lâu nay tỏ ý muốn củng cố quan hệ với Nga nên nếu Anh và Pháp có đệ trình lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc dự thảo trừng phạt Syria vì sử dụng vũ khí hóa học, dự thảo của Anh và Pháp cũng sẽ bị bác bỏ.

"Nếu bạn đệ trình lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc dự thảo trừng phạt Syria vì sử dụng vũ khí hóa học, Nga phủ quyết và bạn sẽ phá hủy diễn biến tích cực hiện tại. Bạn được gì chứ?", một nhà ngoại giao giấu tên cho biết.

Theo AP, việc đồng minh của Mỹ từ chối đề nghị từ chính quyền Tổng thống Obama sẽ tiếp tục làm giảm uy tín của ông Obama.


Hành động của Anh và Pháp xem ra cũng không mấy khó hiểu vì ông Trump sắp nhậm chức và đương nhiên, chẳng ai muốn mạo hiểm với chính quyền tới đây của Mỹ.

Xem thêm >> 5 điều khiến lễ nhậm chức của ông Trump trở thành kỳ lạ nhất lịch sử

Thanh Hiền

 

 

Cùng tác giả

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.

Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:23
Ngày 23/4 tới, tại Hà Nội, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. Trước thềm sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Báo Mỹ thừa nhận điểm vượt trội của cường kích Nga Su-25

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:07
Tạp chí National Interest danh tiếng của Mỹ chỉ ra rằng cường kích Sukhoi Su-25 của Nga nhẹ hơn và nhanh nhẹn hơn cường kích “Lợn lòi” A-10 Thunderbolt II của Mỹ.

Gã khổng lồ Lukoil Nga có động thái mới với nhà máy lọc dầu ở Bulgaria

Thứ 7, 11/05/2024 | 06:00
Nhà máy lọc dầu của Lukoil ở Bulgaria có khả năng nhập khẩu và chế biến nhiều loại dầu thô khác nhau, nhưng tối ưu nhất là dầu thô Urals từ Nga.

Giao tranh dữ dội, tuyến phòng thủ của Ukraine bị Nga xuyên thủng

Thứ 6, 10/05/2024 | 08:45
Giao tranh dữ dội những tuần qua đã làm thay đổi tình hình trên chiến trường. Tuyến phòng thủ của Ukraine đã bị sụp đổ ở khu vực chiến lược quan trọng Ocheretino.

Đúng như kế hoạch, quân đội Nga đã nhận lô tiêm kích “sát thủ” Su-35S

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:45
Tập đoàn Chế tạo Máy bay Thống nhất (Nga) thông báo, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đã nhận thêm một lô Su-35S.

Nga có cách mới gom tiền bán dầu bị mắc kẹt ở “quốc gia thân thiện”

Thứ 6, 10/05/2024 | 06:00
Đối với Nga, ngành dầu khí vẫn là “con bò sữa” giúp “hái” ra tiền cho ngân sách quốc gia, vốn bao gồm kế hoạch tăng mạnh chi tiêu quân sự trong năm nay.