Mục đích của Nga khi thử nghiệm đồng rúp kỹ thuật số

Mục đích của Nga khi thử nghiệm đồng rúp kỹ thuật số

Thứ 4, 16/08/2023 | 14:22
0
Việc tạo ra tiền kỹ thuật số là “một phần của cuộc chiến địa chính trị giữa các quốc gia ủng hộ đồng USD và các quốc gia phản đối đồng USD”.

Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) đã bắt đầu thử nghiệm đồng rúp kỹ thuật số (digital ruble) trong thế giới thực với người tiêu dùng từ ngày 15/8.

Giai đoạn thử nghiệm diễn ra khi giá trị đồng rúp ở mức thấp nhất so với đồng USD kể từ tháng 3/2022 – tức vài tuần sau khi Moscow phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Mục tiêu rõ ràng

Mặc dù ý tưởng tạo ra đồng rúp kỹ thuật số đã được nung nấu trong vài năm qua, nhưng quá trình hiện thực hóa ý tưởng chỉ thực sự được thúc đẩy sau khi các lệnh trừng phạt của phương Tây ngăn cản Nga tham gia vào hệ thống ngân hàng toàn cầu.

Mục tiêu của Moscow rất rõ ràng: Làm cho hệ thống tài chính của mình linh hoạt hơn và giảm thiểu tác động của các hạn chế quốc tế.

“Nó sẽ nâng cao khả năng của Nga trong việc né các lệnh trừng phạt của phương Tây”, ông Mikkel Morch, người sáng lập quỹ đầu tư tiền kỹ thuật số ARK36, cho biết.

Theo ông Morch, động thái này sẽ cho phép Nga tránh được các ngân hàng nơi họ phải đối mặt với các hạn chế, và công nghệ blockchain không dễ bị trừng phạt và khó bị tấn công hơn nhiều.

Hầu hết các ngân hàng Nga đã bị cấm tham gia vào hệ thống chính được sử dụng cho các giao dịch quốc tế, buộc Moscow phải tìm những cách khác để “phi đô la hóa”.

Việc tạo ra tiền kỹ thuật số là “một phần của cuộc chiến địa chính trị giữa các quốc gia ủng hộ đồng USD và các quốc gia phản đối đồng USD”, trong đó các quốc gia ở nhóm sau đang cố gắng loại bỏ đồng bạc xanh trong giao dịch, ông Morch cho biết.

Thế giới - Mục đích của Nga khi thử nghiệm đồng rúp kỹ thuật số

Việc Tổng thống Nga Vladimir Putin ký ban hành luật về đồng rúp kỹ thuật số hồi tháng 7/2023 mở ra một kỷ nguyên mới cho bối cảnh tài chính của đất nước: Kỷ nguyên của đồng rúp kỹ thuật số. Việc luật hóa đồng rúp kỹ thuật số thể hiện một bước ngoặt trong chiến lược tài chính của Nga, vì luật cho phép Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) quản lý các tài khoản đồng rúp kỹ thuật số, định vị đồng tiền này cùng với các phương thức thanh toán hiện có. Ảnh: Techopedia

Hơn một nửa số Ngân hàng Trung ương trên thế giới đang xem xét hoặc phát triển các loại tiền kỹ thuật số, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Ít nhất 20 quốc gia đang thực hiện các chương trình thí điểm, bao gồm Ấn Độ, Nhật Bản và Trung Quốc, trong đó dự án ở nền kinh tế số 2 thế giới đang được thử nghiệm với 260 triệu người và trong các lĩnh vực bao gồm giao thông công cộng và thương mại điện tử, một nghiên cứu do Atlantic Council (Hội đồng Đại Tây Dương) công bố cho thấy.

Mặc dù các loại tiền điện tử như Bitcoin sử dụng các hệ thống thanh toán phi tập trung không phụ thuộc vào chính phủ, nhưng các loại tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (CBDC) thì lại khác: Nó được phát hành, kiểm soát và đảm bảo bởi Ngân hàng Trung Ương của một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ.

Về mặt lý thuyết, CBDC tạo ra một cơ chế kỹ thuật số mới để giải quyết thời gian chuyển tiền thực giữa 2 bên và giúp giao dịch xuyên biên giới một cách dễ dàng, loại bỏ vai trò trung gian thanh toán của các ngân hàng thương mại như hiện tại, từ đó tăng hiệu quả thanh toán và giảm chi phí giao dịch. Nhưng những người hoài nghi cảnh báo rằng nó gây ra những lo ngại về quyền riêng tư và rủi ro bảo mật từ các cuộc tấn công mạng.

Nỗ lực để “không bị tụt lại phía sau”

Ở Nga, Tổng thống Vladimir Putin đã ký ban hành luật về đồng rúp kỹ thuật số vào tháng 7, và đồng CBDC của Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) đã bắt đầu được thử nghiệm với 13 ngân hàng và một nhóm khách hàng hạn chế của các ngân hàng này.

“Những người tham gia thí điểm sẽ có thể thanh toán bằng đồng rúp kỹ thuật số tại 30 cửa hàng bán lẻ ở 11 thành phố của Nga, bao gồm thủ đô Moscow”, thông báo hôm 9/8 của CBR cho biết. 

Các giai đoạn thử nghiệm đầu tiên sẽ tập trung vào ví kỹ thuật số, chuyển tiền giữa các công dân, mua hàng hóa và dịch vụ bằng mã QR và thanh toán tự động đơn giản, theo CBR.

Đến cuối năm nay, danh sách những người tham gia thí điểm sẽ được mở rộng tới cả người dân và doanh nghiệp. Và bắt đầu từ năm 2025, người dân và doanh nghiệp ở Nga có thể sử dụng đồng rúp kỹ thuật số theo nhu cầu.

Tuy nhiên, người dân Nga có vẻ vẫn chưa bị thuyết phục bởi ý tưởng sử dụng đồng rúp kỹ thuật số trong đời sống thường nhật, với nhiều người thận trọng về tính hiệu quả và độ an toàn của nó, hãng tin AFP cho biết.

AFP dẫn kết quả một cuộc khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Dư luận Toàn Nga (VCIOM) cho biết, khoảng 6/10 người Nga có “hiểu biết sơ sài” về các mục tiêu của chính phủ và chưa sẵn sàng sử dụng loại tiền tệ mới này.

Thế giới - Mục đích của Nga khi thử nghiệm đồng rúp kỹ thuật số (Hình 2).

Nga thực hiện thí điểm thanh toán bằng đồng rúp kỹ thuật số tại 30 cửa hàng bán lẻ ở 11 thành phố, bao gồm thủ đô Moscow. Ảnh: Tech Times

Nhà kinh tế học Sofia Donets, trưởng nhóm chuyên gia kinh tế tại công ty Renaissance Capital (trụ sở chính tại Nga), cho biết người dân Nga và các công ty bình thường khó có thể cảm thấy nhiều thay đổi trong cuộc sống và hoạt động kinh doanh hàng ngày của họ trong giai đoạn thử nghiệm.

Nhưng dù thế nào chăng nữa, Moscow vẫn đang cố gắng để “không bị tụt lại phía sau trong bối cảnh tài chính toàn cầu”, bà Donets cho biết.

Để thuyết phục những người thận trọng, các nhà chức trách Nga cam kết rằng việc sử dụng đồng rúp kỹ thuật số là tự nguyện, đồng thời lập luận rằng loại tiền mới sẽ làm cho cuộc sống của người Nga dễ dàng và thuận tiện hơn.

Ông Anatoly Aksakov, một nhà lập pháp cấp cao tại Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga, cho biết nó sẽ cho phép cha mẹ kiểm soát tốt hơn cách con cái mình sử dụng tiền tiêu vặt.

“Ví dụ, khi các vị đưa tiền cho con mình và nói rằng số tiền đó chỉ có thể được dùng để mua bữa sáng hoặc sách giáo khoa, thì đứa trẻ sẽ không thể dùng tiền đó để mua thứ gì khác”, ông Aksakov nói với truyền thông nhà nước.

Minh Đức (Theo Digital Journal, CoinDesk, Bloomberg)

Không ngoài dự đoán, Nga mạnh tay nâng lãi suất để củng cố đồng rúp

Thứ 3, 15/08/2023 | 16:18
Lần cuối cùng Nga thực hiện một đợt tăng lãi suất khẩn cấp là vào cuối tháng 2/2022 với mức tăng lên tới 20% ngay lập tức sau khi Moscow đưa quân vào Ukraine.

Đồng rúp rớt giá, nhưng với Nga không phải tất cả đều là “màu xám”

Thứ 3, 15/08/2023 | 12:38
Việc đồng rúp mất giá trong khi dầu Nga tăng giá dẫn đến suy đoán rằng Moscow có thể cố tình cho phép đồng tiền yếu đi để giúp họ đáp ứng các nghĩa vụ ngân sách.

Mặc kệ trần giá, kinh tế Nga vẫn “khỏe” nhờ doanh thu bùng nổ từ dầu

Thứ 6, 11/08/2023 | 13:41
Với doanh thu bùng nổ từ xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch, nền kinh tế Nga đang hoạt động tốt hơn mong đợi, OPEC cho biết.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.
     
Nổi bật trong ngày

Lời chia buồn

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:14
Ban Biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật - Tạp chí Điện tử Người Đưa Tin cùng tập thể cán bộ, Phóng viên, Biên tập viên xin gửi lời chia buồn tới bà Nguyễn Diệu Hương Ly – Nhân viên  Ban Trị sự.

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.