Muốn cứu doanh nghiệp, phải giúp họ tồn tại được qua đại dịch

Muốn cứu doanh nghiệp, phải giúp họ tồn tại được qua đại dịch

Nguyễn Thị Hường
Thứ 4, 01/09/2021 | 08:00
0
Đó là ý kiến của chuyên gia kinh tế Phạm Tất Thắng khi bàn về 3 nhóm giải pháp vừa được các doanh nghiệp đề xuất, nhằm “cứu” họ vượt qua đại dịch.

Giảm những “gánh nặng” đang “đè” lên các doanh nghiệp

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp đã có những kiến nghị đề xuất Chính phủ tiếp tục có những giải pháp hỗ trợ trong bối cảnh khó khăn.

Một số đề xuất được đưa ra như, đối với chính sách liên quan đến người lao động, các doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ bằng cách cho tạm ngừng đóng BHXH ít nhất đến 6 tháng sau khi công bố hết dịch; không áp dụng phạt đối với các doanh nghiệp không có khả năng đóng BHXH trong thời kỳ dịch Covid diễn ra; miễn giảm 100% phí BHXH của doanh nghiệp và người lao động trong thời gian đại dịch phải ngừng hoạt động và giãn cách xã hội, có chính sách hỗ trợ khẩn cấp đối với người lao động đã và đang hoàn thành đầy đủ trách nhiệm đóng BHXH cho đến hiện tại.

Về chính sách thuế và chi phí, các doanh nghiệp mong muốn được miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) trong năm 2021, giảm 50% thuế VAT trong 2 năm kế tiếp 2022 - 2023, giảm 50% thuế Thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2021 và giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp 3 năm liền kể từ khi công bố hết dịch. Đồng thời, các doanh nghiệp đề nghị được chấp nhận tất cả các loại chi phí phát sinh trong đại dịch mà doanh nghiệp phải bỏ ra như xét nghiệm, chi phí chống dịch và chi phí “3 tại chỗ”.

Đối chính sách tài chính - ngân hàng, các doanh nghiệp kiến nghị được hỗ trợ gói ưu đãi lãi suất tối thiểu 4% tương đương gói hỗ trợ năm 2008 - 2009 từ ngày 1/8/2021 đến 12 tháng sau công bố hết dịch.

Trao đổi với Người Đưa Tin xung quanh vấn đề này, PGS.TS Phạm Tất Thắng- Nghiên cứu viên cao cấp của viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương (bộ Công Thương) nhìn nhận: “Ảnh hưởng của đại dịch khiến đa số các doanh nghiệp gặp vô vàn khó khăn, trong đó có những doanh nghiệp đã phải “đầu hàng”, từ bỏ thị trường. Còn lại, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động thì cũng trong tình trạng lao đao. Cho nên giai đoạn này đang rất cần nhiều biện pháp để hỗ trợ doanh nghiệp”.

Kinh tế vĩ mô - Muốn cứu doanh nghiệp, phải giúp họ tồn tại được qua đại dịch

PGS. TS Phạm Tất Thắng - Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương

PGS.TS Phạm Tất Thắng phân tích: “Những giải pháp này đòi hỏi phải sớm đến được “tay” doanh nghiệp và phải rất thiết thực. Theo đó, nó phải giảm tải được các chi phí, giảm tải sức nặng khó khăn cho doanh nghiệp. Quan điểm trong hỗ trợ là phải giúp họ tồn tại được qua đại dịch, rồi từ đó mới gượng dậy được. Muốn như vậy thì các giải pháp phải mang tính chất đồng bộ.

Ví dụ, hiện nay có các chi phí của doanh nghiệp mà Nhà nước có thể hỗ trợ, giảm ngay được, đó là chi phí xét nghiệm; phí đường bộ; giảm, cho nợ hoặc miễn phí BHXH của doanh nghiệp và người lao động, bởi vì thực chất họ không hoạt động mà chỉ muốn “giữ chân” người lao động để chờ vượt qua đại dịch sẽ tiếp tục phát triển kinh doanh, sản xuất… Đây là những “gánh nặng” đang “đè” lên các doanh nghiệp".

Tuy nhiên, theo PGS.TS Phạm Tất Thắng, vẫn cần có thêm các biện pháp hỗ trợ về tài chính và tín dụng. Nhà nước có thể xem xét giảm hoặc miễn một số loại thuế cho các doanh nghiệp, trong đó có thuế giá trị gia tăng.

"Tôi thấy, các doanh nghiệp mong muốn được miễn thuế giá trị gia tăng trong năm 2021, giảm 50% thuế VAT trong 2 năm kế tiếp 2022 - 2023, giảm 50% thuế Thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2021. Có thể nói, những đề xuất này rất cụ thể. Tôi đồng tình với quan điểm này.

Ngoài ra, đối với các khoản thuế khác, Nhà nước cũng nên xem xét, nếu giảm, cho nợ hoặc miễn được cho doanh nghiệp thì nên hỗ trợ sớm, kịp thời”, ông Thắng nêu quan điểm.

Vị chuyên gia kinh tế nhìn nhận thêm: “Về mặt tín dụng, cần tìm ra các gói tín dụng để doanh nghiệp tiếp cận được, với chi phí vốn thấp nhất, lãi tiền vay thấp nhất.

Bởi vì, các ngân hàng cũng phải kinh doanh, cho nên khâu này rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước để giải quyết hài hòa giữa 2 nhóm doanh nghiệp – đó là nhóm doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ (ngân hàng) và nhóm sử dụng tiền tệ”.

Cần huy động nhiều nguồn lực xã hội

PGS.TS Phạm Tất Thắng đặt vấn đề: “Tuy nhiên, cũng cần nói thêm, giai đoạn vừa qua, Nhà nước đã nỗ lực để tìm giải pháp, hỗ trợ cho các doanh nghiệp và người lao động. Trong điều kiện của chúng ta, Nhà nước chưa thực sự dư dả và còn phải chi cho nhiều thứ. Vì thế, cần huy động nhiều nguồn lực xã hội hướng về các doanh nghiệp và người lao động. Nếu làm được điều này thì rất tốt.

Chẳng hạn, các nguồn lực giúp cho người lao động của các doanh nghiệp thì cũng chính là góp phần giúp cho các doanh nghiệp duy trì, giữ được các vị trí việc làm cho người lao động; để sau khi chúng ta đã khống chế được dịch thì các doanh nghiệp đó không “vấp” phải tình trạng thiếu hụt lao động và bắt nhịp ngay vào sản xuất”. 

Kinh tế vĩ mô - Muốn cứu doanh nghiệp, phải giúp họ tồn tại được qua đại dịch (Hình 2).

ĐBQH - GS.TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội.

Cũng trao đổi với Người Đưa Tin về vấn đề trên, ĐBQH - GS.TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội cho biết thời gian qua chúng ta đã có loạt giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp.

Cụ thể, ngày 1/7/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Trong đó, người sử dụng lao động được áp dụng mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong 12 tháng (thời gian từ ngày 1/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022) cho người lao động thuộc đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (trừ cán bộ, công chức, đơn vị sự nghiệp công lập được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước). Người sử dụng lao động hỗ trợ toàn bộ số tiền có được từ việc giảm đóng Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động phòng, chống đại dịch Covid-19…

Trước đó, Quốc hội cũng có Nghị quyết số 116/2020/QH14 ngày 19/6/2020 về việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác. Trong đó quy định, giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với trường hợp doanh nghiệp có tổng doanh thu năm 2020 không quá 200 tỷ đồng.

"Tuy nhiên, hiện nay, việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2021 đang là dự thảo. Tôi cho rằng, việc giảm thuế là nên làm vì hiện nay các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp nhiều khó khăn do chịu tác động của đại dịch Covid-19.

Nếu dịch kiểm soát được thì có lẽ sẽ không thể kéo dài thời gian giảm thuế. Chính sách hỗ trợ vượt qua đại dịch thì chỉ áp dụng trong giai đoạn dịch và thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch. Cần phải cân đối giữa các thành phần kinh tế để có chính sách phù hợp”, ĐBQH Hoàng Văn Cường nói.

Thủ tướng thành lập Tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Thứ 3, 31/08/2021 | 09:59
Sau khi nắm bắt thực tế, Tổ công tác đề xuất hướng xử lý những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, người dân thuộc chức năng, nhiệm vụ của các cấp có thẩm quyền.

Rủi ro bủa vây khi mua trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư cần làm gì?

Thứ 2, 30/08/2021 | 19:19
Theo chuyên gia, để tránh rủi ro, nhà đầu tư nên lựa chọn trái phiếu DN có uy tín, thương hiệu, phát hành đại chúng, xếp hạng tín nhiệm và có ngân hàng bảo lãnh.

Bắt giam nữ “đại gia” ngành khoáng sản Trương Thị Kim Soan

Thứ 2, 30/08/2021 | 12:30
Cơ quan Cảnh sát điều tra bộ Công an vừa khởi tố, bắt giam bà Trương Thị Kim Soan vì liên quan đến vụ án lừa đảo.

Miễn lệ phí môn bài 3 năm cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Chủ nhật, 29/08/2021 | 17:05
Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 3 năm.
Cùng tác giả

Thống nhất chuyển trạng thái mục tiêu trong chống dịch Covid-19

Thứ 7, 25/09/2021 | 19:38
Sẽ chuyển trạng thái từ mục tiêu “không có Covid” sang thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19.

Bộ Công an lý giải về 58 thí sinh đạt từ 29,25 điểm vẫn trượt NV1

Thứ 7, 25/09/2021 | 18:07
Ngày 25/9, Cục Đào tạo (Bộ Công an) đã lý giải về việc 55/58 thí sinh đạt 29,5 điểm trở lên vẫn trượt nguyện vọng vào trường công an.

Thủ tướng yêu cầu Công an xử lý nghiêm vi phạm về phòng, chống dịch

Thứ 5, 23/09/2021 | 13:28
Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh, không để tụ tập đông người nơi công cộng, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm, ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm dịch.

Nóng: Khởi tố, bắt giam Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên

Thứ 5, 23/09/2021 | 12:59
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa phối hợp với Công an tỉnh Điện Biên khởi tố, bắt giam Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên cùng đồng phạm.

Cục Cảnh sát Hình sự rà soát đơn tố cáo bà Phương Hằng

Thứ 5, 23/09/2021 | 10:57
Luật sư đại diện pháp lý cho vợ chồng ca sĩ Thủy Tiên xác nhận, đã nộp đơn tố cáo bà Nguyễn Phương Hằng.
Cùng chuyên mục

Bình Thuận: Dự án kè sông Cà Ty tạo mỹ quan, chỉnh trang đô thị

Chủ nhật, 19/05/2024 | 09:00
Dự án kè sông Cà Ty được triển khai thực hiện sớm, góp phần tạo mỹ quan, chỉnh trang đô thị Tp.Phan Thiết.

Bà Rịa-Vũng Tàu đưa giải pháp để thúc đẩy, thu hút khách du lịch

Thứ 7, 18/05/2024 | 20:00
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sở hữu đường bờ biển dài hơn 300km với bãi cát thoải, nước biển trong xanh, khí hậu ôn hoà có nhiều lợi thế để phát triển du lịch.

Bình Thuận nỗ lực quyết toán dự án bệnh viện tỉnh sau 18 năm hoạt động

Thứ 7, 18/05/2024 | 13:48
Đến nay, dự án bệnh viện đã được phê duyệt quyết toán 37/46 gói thầu, còn lại 9 hạng mục/gói thầu chưa trình đề nghị thẩm tra phê duyệt quyết toán hoàn thành.

Quảng Bình lý giải nguyên nhân 263 dự án chậm tiến độ

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:57
Trong tổng số 662 dự án nhà đầu tư đề nghị giao đất, cho thuê đất đã được UBND tỉnh Quảng Bình chấp thuận đầu tư, hiện có 263 dự án chậm tiến độ.

Hiến kế đưa Cái Mép-Thị Vải thành cảng quốc tế trung chuyển lớn nhất

Thứ 5, 16/05/2024 | 20:00
Cảng quốc tế Cái Mép-Thị Vải là cụm cảng biển nước sâu thuộc thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), đóng vai trò cửa ngõ kết nối giao thương đường thủy quan trọng.
     
Nổi bật trong ngày

Giá vàng 18/5: Vàng thế giới tăng vọt, vàng trong nước đứng im

Thứ 7, 18/05/2024 | 09:07
Sáng nay, giá vàng thế giới tăng vọt lên mức 2.415 USD/ounce trong khi tại thị trường trong nước giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn vẫn đứng im.

Bình Thuận nỗ lực quyết toán dự án bệnh viện tỉnh sau 18 năm hoạt động

Thứ 7, 18/05/2024 | 13:48
Đến nay, dự án bệnh viện đã được phê duyệt quyết toán 37/46 gói thầu, còn lại 9 hạng mục/gói thầu chưa trình đề nghị thẩm tra phê duyệt quyết toán hoàn thành.

Tại sao vàng thế giới bật tăng, SJC lại “đứng im”

Thứ 7, 18/05/2024 | 19:30
Giá vàng trên thị trường thế giới liên tiếp bật tăng, trong khi đó, giá vàng SJC trong nước đi ngang quanh ngưỡng 90 triệu đồng/lượng bán ra. Lý do tại sao?

4 tháng đầu năm, xuất khẩu ớt mang về 12,7 triệu USD

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Tính đến hết ngày 30/4, sản lượng xuất khẩu ớt của Việt Nam đạt 5.076 tấn với kim ngạch đạt 12,7 triệu USD, tăng 18,5% về lượng và tăng 46,8% về trị giá.

Chi hơn 31 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

Chủ nhật, 19/05/2024 | 06:00
4 tháng đầu năm 2024, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng có quy mô kim ngạch nhập khẩu lớn nhất cả nước.