Năm 2022, đang có áp lực lớn về rủi ro lạm phát

Năm 2022, đang có áp lực lớn về rủi ro lạm phát

Thứ 6, 12/11/2021 | 11:03
0
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, nền kinh tế thế giới đã dần phục hồi, giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới có xu hướng gia tăng.

Có giảm tiếp lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp?

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Thị Hồng được yêu cầu trả lời thêm về khả năng giảm lãi suất cho vay, giải pháp của ngân hàng hỗ trợ người dân, phục hồi phát triển kinh tế.

Theo bà Hồng, đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người dân.

Ngay từ đầu năm 2020, khi đại dịch Covid-19 xảy ra, trong tổ chức điều hành về lãi suất Ngân hàng Nhà nước đã giảm 3 lần lãi suất điều hành, với tổng mức giảm từ 1,5 đến 2%. Đây là mức giảm sâu so với các nước trong khu vực.

Ngoài việc điều hành lãi suất của ngân hàng Trung ương, NHNN cũng đã chỉ đạo kêu gọi các tổ chức tín dụng thực hiện giảm các mức lãi suất đối với những khoản cho vay cũ, và cho vay mới.

Tiêu điểm - Năm 2022, đang có áp lực lớn về rủi ro lạm phát

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, NHNN sẽ tiếp tục phối hợp, tính toán gói hỗ trợ lãi suất với quy mô, phạm vi, đối tượng hợp lý trên cơ sở vẫn đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, phòng ngừa rủi ro, lạm phát.

Đối với mặt bằng lãi suất cho vay giảm khoảng 1,66 % so với trước dịch và các tổ chức tín dụng đã giảm từ khi có dịch Covid-19 đến nay, tổng mức giảm lãi suất khoảng 30 nghìn tỷ đồng. Và tiếp tục thực hiện giảm từ nay đến cuối năm.

Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng đã thực hiện giảm phí hơn 2 nghìn tỷ đồng cho khách hàng bằng việc giảm lãi suất đã giúp giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, người dân.

Đối với dư địa chính sách tiền tệ, nhiệm vụ của chính sách tiền tệ là điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương góp phần kiểm soát lạm phát, và hỗ trợ thực hiện tăng trưởng kinh tế. Thứ hai, vai trò huyết mạch của hệ thống kinh tế, phải hoạt động an toàn.

“Chính vì vậy, việc xem xét các chính sách giải pháp trong thời gian tới Ngân hàng Nhà nước luôn luôn đảm bảo đạt được hai mục tiêu trên. Bên cạnh đó, cũng phải đảm bảo các cân đối lớn của vĩ mô như nợ công, bội chi ngân sách”, bà Hồng cho hay.

Thống đốc cho biết để có thể xác định còn dư địa giảm lãi suất nữa hay không, qua đánh giá thực trạng về hoạt động tiền tệ của ngân hàng và kinh tế vĩ mô, NHNN cho rằng mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% năm nay có thể đạt được (lạm phát đến hết tháng 10 là 1,81%).

Tiêu điểm - Năm 2022, đang có áp lực lớn về rủi ro lạm phát (Hình 2).

Toàn cảnh phiên chất vấn sáng 12/11. 

Tuy nhiên, đến năm 2022 rủi ro lạm phát đang có áp lực rất lớn. Nguyên nhân là do nền kinh tế thế giới đã dần phục hồi, giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới có xu hướng gia tăng, một số chỉ số đã tăng trong tháng 9 như xăng dầu đã tăng 55,2% so với cuối năm trước. Với độ mở cửa kinh tế rất lớn như chúng ta sẽ đối mặt với lạm phát nhập khẩu.

Theo Thống đốc, các ngân hàng trung ương trên thế giới cũng dừng nới lỏng chính sách tiền tệ, có 65 lượt tăng lãi suất, nên áp lực với điều hành chính sách tiền tệ thời gian tới là lớn.

Trong khi đó, với thị trường trong nước, nợ xấu của các tổ chức tín dụng gia tăng. Thời gian vừa qua, các ngân hàng giảm lãi suất bằng chính nguồn lực tài chính của mình chứ không phải tiền ngân sách, nên khi nợ xấu gia tăng chắc chắn bản thân các ngân hàng phải sử dụng nguồn lực tự có để xử lý.

 “Nếu tình hình tài chính của ngân hàng suy giảm thì ảnh hưởng đến an toàn hệ thống, cái này có bài học của thời gian trước, khi mà tăng tín dụng cao, thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2008, không tính toán cẩn thận thì có rủi ro lạm phát quay lại năm 2011, có lúc đến 18%”, bà Hồng nói.

Về phía NHNN, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết thời gian tới, cơ quan quản lý tiền tệ sẽ tiếp tục chỉ đạo hệ thống các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí hoạt động để tiếp tục giảm lãi suất. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo an toàn hoạt động của từng tổ chức tín dụng cũng như toàn hệ thống để tránh tác động dây chuyền.

Đồng thời, NHNN sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT tính toán gói hỗ trợ lãi suất với quy mô, phạm vi, đối tượng hợp lý trên cơ sở vẫn đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và phòng ngừa rủi ro lạm phát cũng như phòng ngừa rủi ro đối với an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Có tiền, hấp thụ được không?

Tiêu điểm - Năm 2022, đang có áp lực lớn về rủi ro lạm phát (Hình 3).

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc làm rõ một số vấn đề liên quan.

Giải trình một số vấn đề liên quan đến chính sách tài khoá, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, công cụ để thực hiện chính sách tài khóa là các chính sách về thuế, công cụ nợ, thu chi ngân sách. Kết hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ linh hoạt, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững.

Trong thời gian tới, đối với chính sách thuế, Bộ trưởng Tài chính đề nghị Quốc hội, Chính phủ thực hiện chính sách thuế như năm 2021. Đặc biệt, tiếp tục áp dụng giãn, hoãn thuế, phí, giảm thuế đối với giá xăng dầu lĩnh vực hàng không (giảm 50%).

Ngoài ra, cũng giảm thuế VAT (30%), thuế thu nhập doanh nghiệp (30%), thuế các hộ sản xuất kinh doanh (50%); miễn phạt tiền chậm nộp, doanh nghiệp chậm nộp khi làm ăn thua lỗ.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết Bộ sẽ tập trung thu trên nền tảng số, sàn thương mại điện tử, phát hành hóa đơn điện tử để tránh hóa đơn giả, hoàn thuế, trốn thuế.

Bộ trưởng thông tin, nợ công năm 2021 của nước ta là 56,8% nếu tính theo GDP cũ, vẫn dưới 60% nhưng vượt ngưỡng cảnh báo (55%). Dư nợ Chính phủ là 51,5%, theo GDP mới, dư nợ Chính phủ là 40,5% và dư nợ là 44,7%. Như vậy, năm 2021 nợ công khoảng 3 triệu 750 tỷ đồng và nợ Chính phủ là 3 triệu 397 tỷ đồng.

Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết ông ủng hộ các gói kích cầu để phát triển kinh tế, song các gói này phải phát huy hiệu quả để tăng thu ngân sách và đồng thời không tăng bội chi ngân sách. Từ đây, giữ được sức mạnh kinh tế đất nước.

Trong quá trình thực hiện gói kích cầu, nếu mỗi năm chúng ta bỏ ra mỗi năm 20 ngàn tỷ, năm 2023 là 40 ngàn tỷ thì với lãi suất hỗ trợ cho doanh nghiệp 4% chúng ta huy động được 1 triệu tỷ bỏ vào nền kinh tế.

Đặc biệt, điều này không làm bội chi ngân sách, không làm tăng nợ công vì nguồn này lấy từ nguồn đầu tư chưa phân bổ. Nếu như vậy, mỗi năm tăng bội chi ngân sách khoảng 1%. 2 năm thì huy động 180 nghìn tỷ đồng, 2 năm, mỗi năm bội chi tăng lên 5%/năm. Chúng ta giữ được bội chi ngân sách trong cả giai đoạn.

Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng hết sức băn khoăn, khi có tiền rồi thì tiền này, nền kinh tế có hấp thụ được không? Nếu hấp thụ thì ở những lĩnh vực nào? Tiền này "chỉ ném vào kinh tế khi các đầu tư công để dẫn dắt đầu tư phải được chuẩn bị".

"Rõ ràng, chúng ta phải chuẩn bị mới tiêu được tiền ở các gói kích cầu", ông Phớc nhấn mạnh. 
 
Thứ ba, về công cụ về chi ngân sách, lãnh đạo Bộ Tài chính bày tỏ: “Cần phải tiết kiệm chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển phải có hiệu quả. Còn nếu không hiệu quả kéo dài thì dứt khoát phải sắp xếp lại. Cần lấy nguồn vốn của dự án này, đưa vào dự án khác có hiệu quả hơn”.
 
Bên cạnh đó, dự toán phân bổ cho các địa phương, Bộ trưởng cho biết Bộ cắt giảm 10% so với định mức mà Quốc hội ban hành. Trong quá trình điều hành sẽ tiếp tục cắt giảm 10% nữa. Tiết kiệm 5% chi công tác phí trong và ngoài nước.
 
Về vấn đề giải ngân thấp, Bộ trưởng Tài chính cho biết có mấy nguyên nhân. Cũng có nguyên nhân từ thể chế. Từ Nghị định 59, các Công trình loại A các bộ chuyên ngành phê duyệt, cho nên các địa phương phải đưa hồ sơ lên phê duyệt thiết kế cơ sở rất và việc giải phóng mặt bằng rất khó khăn. Việc lập dự án xác định nguồn vốn cũng khó khăn, phân bổ vốn chậm. Nói chung có nhiều nguyên nhân và có nguyên nhân từ thể chế.

Hoàng Bích - Hồng Bích

5 nhóm giải pháp phục hồi kinh tế

Thứ 5, 11/11/2021 | 18:30
Bộ KH&ĐT đang nghiên cứu tham mưu Chính phủ xây dựng chương trình phục hồi phát triển kinh tế, xã hội để trình Quốc hội trong kỳ họp tới.

Cần mạnh dạn hơn để phục hồi, phát triển kinh tế

Thứ 6, 12/11/2021 | 09:48
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết Bộ đã xây dựng 2 kịch bản, đó là có và không có chương trình phục hồi. Từ đó xác định nợ công, bội chi lạm phát từng kịch bản.

ĐBQH Nguyễn Thiện Nhân nêu giải pháp vận hành lại "đoàn tàu" kinh tế Tp.HCM

Thứ 3, 09/11/2021 | 16:22
Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, "đoàn tàu" kinh tế Tp.HCM còn nguyên "đầu tàu và toa tàu, đường ray, trưởng tàu, lái tàu, trưởng toa và 92% nhân viên”.
Cùng tác giả

Để Luật Đất đai sớm đi vào cuộc sống

Thứ 7, 04/05/2024 | 20:35
Luật Đất đai 2024 đã được xây dựng trên nguyên tắc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt các khâu trung gian...

Bộ Nội vụ thông tin về tiến độ thực hiện cải cách tiền lương

Thứ 7, 04/05/2024 | 18:56
Để thực hiện chính sách cải cách tiền lương, thời gian qua Bộ Nội vụ đã chủ động phối hợp với các Bộ tập trung xây dựng 5 hệ thống thang bảng lương.

Du lịch phục hồi mạnh, khách quốc tế 4 tháng đạt 6,2 triệu lượt

Thứ 7, 04/05/2024 | 18:55
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn thông tin Kkinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 4 tháng tăng 3,93%

Cựu Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái đã khai báo với thái độ thành khẩn

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:44
Trung tướng Tô Ân Xô cho biết, bị can mới nhất trong vụ án liên quan đến Tập đoàn Thuận An là Dương Văn Thái - Nguyên Bí thư tỉnh ủy Bắc Giang.

Bắt nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:39
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng - Nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
Cùng chuyên mục

Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế gửi thư ngỏ tới Tòa phúc thẩm Paris vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga

Thứ 7, 04/05/2024 | 08:33
Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế khẳng định cam kết sẽ sát cánh cùng các nạn nhân bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam cho đến khi họ đòi được công lý.

Thủ tướng: Thanh, kiểm tra ngay thị trường và DN kinh doanh vàng miếng

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:57
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp vàng, cửa hàng mua bán vàng miếng.

Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Thứ 5, 02/05/2024 | 18:16
Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của UBTVQH và Quốc hội. 

Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Thứ 4, 01/05/2024 | 21:57
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả và gửi lời thăm hỏi, động viên gia đình, các nạn nhân vụ nổ lò hơi làm 6 người tử vong tại Đồng Nai.

Ngày 2/5, Quốc hội họp bất thường về công tác nhân sự

Thứ 4, 01/05/2024 | 10:54
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV xem xét nội dung về công tác nhân sự.
     
Nổi bật trong ngày

Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế gửi thư ngỏ tới Tòa phúc thẩm Paris vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga

Thứ 7, 04/05/2024 | 08:33
Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế khẳng định cam kết sẽ sát cánh cùng các nạn nhân bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam cho đến khi họ đòi được công lý.