Năm học mới và lời giải cho bài toán 200.000 cử nhân thất nghiệp

Năm học mới và lời giải cho bài toán 200.000 cử nhân thất nghiệp

Hà Công Luân
Thứ 7, 18/08/2018 | 11:22
0
Theo báo cáo của bộ GD&ĐT, hiện cả nước đang có khoảng 200.00 cử nhân thất nghiệp, không loại trừ khả năng con số ấy lại tăng lên trong bối cảnh chỉ tiêu tuyển sinh của các trường năm sau lại cao hơn năm trước.

Mặc cho số cử nhân, thạc sĩ không có việc làm ngày càng gia tăng, nhưng theo báo cáo từ bộ GD&ĐT hàng năm chỉ tiêu tuyển sinh của các trường đại học vẫn gia tăng. Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, ông Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng bộ GD&ĐT cho rằng việc trước mắt cần thắt chặt lại chỉ tiêu để có thể sử dụng hết 200.000 cử nhân vẫn còn đang trong tình trạng thất nghiệp.

PV: Thưa ông, kỳ thi THPT Quốc gia vừa diễn ra. Bên cạnh tâm trạng sốt ruột, chờ đợi của các thí sinh và gia đình về kết quả thi, xã hội vẫn còn đó lo âu về chất lượng đào tạo và “đầu ra” của những cử nhân đại học, bởi trước đó, con số 200.000 cử nhân, thạc sĩ đang thất nghiệp được phát đi từ Bộ trưởng bộ GD&ĐT trong báo cáo ở Quốc hội. Ông nghĩ sao về con số này?

Ông Trần Xuân Nhĩ: Đây là con số đau lòng. 200.000 nhân lực không có việc làm là một sự lãng phí lớn trong nguồn lực đất nước. Nó phản ánh lên một bức tranh rối ren trong quản lý, xác định nhu cầu nhân lực. Đau lòng hơn, khi hàng năm, những gia đình có tiềm lực tài chính đành chấp nhận bỏ ra khoảng 3 tỷ USD cho con em đi du học - bằng với số tiền của gần 1 triệu người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài chuyển về nước hàng năm. Đã đến lúc chúng ta cần có những giải pháp để ngăn chặn tình trạng này, bởi hệ quả mà nó để lại cho xã hội là rất lớn.

Giáo dục - Năm học mới và lời giải cho bài toán 200.000 cử nhân thất nghiệp

Ông Trần Xuân Nhĩ, Nguyên Thứ trưởng bộ GD&ĐT.

PV: Theo ông đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?

Ông Trần Xuân Nhĩ: Đó là do lỗi của 3 bên: Người học, đơn vị đào tạo và cơ quan quản lý Nhà nước. Trước hết là lỗi của đơn vị đào tạo, lâu nay có một thực tế nhiều trường đào tạo ồ ạt, không đúng nhu cầu thực tế. Có nhiều trường chỉ mải miết tuyển sinh mà không cần biết khả năng đào tạo, cơ sở vật chất của mình đến đâu. Họ vơ vét sinh viên bằng các hình thức hạ chuẩn đầu vào, đưa ra các tổ hợp “lạ” trong tuyển sinh.

Cách đây 8 năm, tôi có cảnh báo về sự khủng hoảng thừa nhân lực ngành Sư phạm nếu như tiếp tục tuyển sinh và đào tạo tràn lan. Khi đó, có rất nhiều trường, đào tạo giáo viên từ hệ thống ĐH Quốc gia, trường trọng điểm, trường địa phương, thậm chí cả trường tư thục và dân lập... Tôi nghĩ không thể cho phép bất kỳ trường nào cũng có thể đào tạo giáo viên, thậm chí cả trường sư phạm trọng điểm cũng cần có đủ tiêu chuẩn mới được đào tạo. Tuy nhiên bộ GD&ĐT đã không lắng nghe các ý kiến cảnh báo, để rồi sự việc năm ngoái như một giọt nước tràn ly (năm trước, có trường tuyển sinh ngành sư phạm với 9 điểm cho 3 môn-PV).

Tiếp theo là cơ quan quản lý Nhà nước, chúng ta đã cho phép mở quá nhiều trường đại học. Hiện có tới 235 trường đại học, đây là con số quá lớn, dẫn đến buông lỏng quản lý, thiếu cơ chế giám sát. Tôi lấy ví dụ, riêng vụ Giáo dục đại học và Thanh tra của Bộ chỉ đi kiểm tra thôi thì cả năm cũng không kiểm tra hết từng đó trường.

Cuối cùng, cũng phải nói đến lỗi của người học. Chất lượng đào tạo kém thì ai cũng đã biết. Trường ấy, lớp ấy, thầy ấy, cách đào tạo ấy mà có được nhân lực chất lượng cao mới là chuyện lạ. Thế nhưng, họ vẫn lựa chọn. Để rồi, khi ra trường, đi loanh quanh tìm việc làm mà vẫn không được.

Có bằng cử nhân trong tay, ai cũng muốn chọn việc nhẹ nhàng, thanh nhã, thu nhập cao. Nhiều khi cũng do “sĩ hão”, vì mình là cử nhân thì phải được làm bàn giấy, ngồi phòng máy lạnh, chấp nhận “ăn bám”, ở nhà để bố mẹ nuôi “báo cô” còn hơn đi bán hàng, chăn gà, thả cá...

PV: Rõ ràng chỉ tiêu đào tạo của các trường năm sau luôn cao hơn năm trước. Đã có nhiều cảnh báo, nhưng tại sao bộ GD&ĐT vẫn không siết chỉ tiêu tuyển sinh?

Ông Trần Xuân Nhĩ: Đó cũng là điều tôi đang băn khoăn, năm nay chỉ tiêu tuyển sinh các trường đại học cao hơn năm ngoái khoảng 2%. Một điểm mới, là Bộ cho các trường tự quyết định chỉ tiêu tuyển sinh của trường dựa vào cơ sở vật chất mình có. Mặc dù Bộ lấy lý do là tự chủ đại học, tuy nhiên tôi cho rằng không phải tự chủ là muốn đào tạo bao nhiêu cũng được.

Cơ chế tự chủ tài chính nửa vời như hiện nay đã dẫn tới đa số các trường đại học chạy theo số lượng quy mô đào tạo để có nguồn tài chính bù đắp các khoản chi thường xuyên. Hệ quả là một số trường đua nhau tuyển giảng viên để tăng số lượng theo quy chế của bộ GD&ĐT mà coi nhẹ chất lượng giảng dạy, để từ đó có điều kiện tuyển số lượng sinh viên mà không quan tâm tới nhu cầu của xã hội và chất lượng đào tạo.

Bộ GD&ĐT nói rằng sẽ hậu kiểm, tuy nhiên với cách làm việc còn thiên về tình như ở ta hiện nay thì việc hậu kiểm ấy có thành công? Kể cả khi hậu kiểm diễn ra nghiêm túc, thì khi đó hậu quả đã có là những lứa sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường.

PV: Vậy theo ông chúng ta cần phải làm gì để giảm con số này?

Ông Trần Xuân Nhĩ: Giải pháp thì có lẽ là rất nhiều, rất rộng, tuy nhiên tôi chỉ nói dưới góc độ đào tạo và định hướng. Trước hết phải có đánh giá một cách tương đối về nhu cầu nhân lực trong tương lai để có phương án đào tạo thực tế. Lâu nay các trường vẫn hay có những câu như “nhu cầu nhân lực lớn”, “cơ hội việc làm lớn”, nhưng mà những cái cơ hội ấy chỉ là câu quảng cáo để thu hút người học, chứ chẳng có một nghiên cứu cụ thể nào.

Khi đã xác định được nhu cầu xã hội rồi, bộ GD&ĐT cần phải đưa ra chỉ tiêu hợp lý để đào tạo. Nếu trường nào chất lượng đào tạo kém thì nhất quyết phải giảm chỉ tiêu tuyển sinh, thậm chí là dừng đào tạo để nâng cao chất lượng.

PV: Xin chân thành cảm ơn ông!

“Mì thất nghiệp”… nức danh Sài Gòn xưa

Thứ 7, 11/08/2018 | 10:22
Chắc hẳn những người cố cựu ở Sài Gòn xưa đều đã thưởng thức món này. Thực chất nó là mì gõ, chỉ dành cho những người lao động nghèo hoặc không có việc làm… thành thử ra mới có tên là mì thất nghiệp. Nhưng nó lại rất ngon, đại đa số người mê và nhiều người giàu có cũng rất thích thưởng thức món này.

75% thí sinh cố vào Đại học để rồi... thất nghiệp

Thứ 3, 12/06/2018 | 11:16
Năm 2018, có đến 75% học sinh tốt nghiệp THPT quốc gia đăng ký thi ĐH trong khi tỷ lệ lao động có trình độ cử nhân thất nghiệp cao nhất, chưa kể có đến 60% “lao động có chất xám” làm trái ngành, trái nghề.
Cùng tác giả

Sợ viễn cảnh độc quyền sách giáo khoa

Thứ 4, 20/07/2022 | 14:26
Độc quyền là nguyên nhân chính dẫn đến giá thành cao và chất lượng thấp của bất kỳ loại hàng hoá, dịch vụ nào, trong đó có sách giáo khoa.

Tướng Tô Ân Xô nói về việc "vây thầu" trong vụ bắt Chủ tịch Vimedimex

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:19
Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, bà Phạm Thị Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty Vimedimex, bị khởi tố do sai phạm liên quan tới đấu thầu đất đai.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Tăng thời hạn vắc-xin không ảnh hưởng chất lượng

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:05
Ông Trần Văn Thuấn cho biết, việc tăng thời hạn vắc-xin thêm 3 tháng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng.

Chuẩn bị cho nhân dân đón Tết an toàn, vui vẻ

Thứ 5, 02/12/2021 | 18:35
Thủ tướng yêu cầu làm tốt công tác dự báo, tính toán, cân đối để bảo đảm không để thiếu hàng hóa, nhất là trong dịp Tết Dương lịch 2022, Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

“Một số địa phương lựa chọn SGK không quan tâm đến ý kiến của cơ sở”

Thứ 3, 09/11/2021 | 18:51
Bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thuý (Đoàn Đà Nẵng) đã có trao đổi với Người Đưa Tin về vấn đề xã hội hoá SGK.
Cùng chuyên mục

Học sinh thủ đô lan tỏa kiến thức tới trẻ vùng cao

Thứ 2, 13/05/2024 | 10:36
“Tựa gió hoạ mây” được tổ chức dưới hình thức buổi hoạt động ngoại khoá kết hợp tân trang thư viện trường đã nhận được sự ủng hộ và đón tiếp nồng nhiệt.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia tại Cần Thơ

Chủ nhật, 12/05/2024 | 13:30
Ngày 12/5, tại Tp.Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ 6.

Hội đồng Anh lên tiếng về việc cấp sai phép hơn 90.000 chứng chỉ IELTS

Thứ 7, 11/05/2024 | 19:40
Hội đồng Anh chính thức lên tiếng về kết luận của Thanh tra Bộ GD-ĐT cho rằng đơn vị này cấp sai quy định hơn 90.000 chứng chỉ IELTS, Aptis trong năm 2022.

Địa phương nào có thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 cao nhất cả nước?

Thứ 7, 11/05/2024 | 07:39
Kết thúc thời gian đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024, đã có hơn 1 triệu thí sinh đăng ký trên hệ thống thi của Bộ GD&ĐT, Hà Nội nhiều nhất 109.078 thí sinh.

Bộ GD&ĐT lưu ý thí sinh sau khi kết thúc đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Thứ 7, 11/05/2024 | 07:30
Kết thúc thời gian đăng ký theo quy định đã có 1.067.391 thí sinh đăng ký dự thi trên hệ thống đăng ký thi của Bộ GD&ĐT.
     
Nổi bật trong ngày

Bão từ mạnh nhất trong vòng 20 năm ảnh hưởng thế nào tới Việt Nam?

Thứ 2, 13/05/2024 | 20:02
Bão Mặt Trời (hay còn gọi là bão từ) có thể tác động đến tàu vũ trụ, lưới điện, sinh vật trên Trái Đất, con người cũng có thể cảm nhận rõ tác động của nó.

Bản tin 14/5: Gần 2.000 trẻ dưới 16 tuổi tử vong do đuối nước mỗi năm

Thứ 3, 14/05/2024 | 06:00
Gần 2.000 trẻ dưới 16 tuổi tử vong do đuối nước mỗi năm; Xe đầu kéo bốc cháy sau va chạm liên hoàn, nhiều người bị thương...

Dự báo thời tiết ngày 14/5/2024: Miền Bắc có nơi trở mưa to

Thứ 3, 14/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (14/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Triệu tập tài xế taxi "chặt chém" khách Tây đi 50m mất 500.000 đồng

Thứ 2, 13/05/2024 | 17:05
Tài xế taxi có hành vi chặt chém du khách nước ngoài được triệu tập đến Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Dự báo thời tiết ngày 13/5/2024: Miền bắc mưa to kéo dài đến khi nào?

Thứ 2, 13/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (13/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.