Nặng nợ Vinachem

Nặng nợ Vinachem

Nguyễn Thị Hà
Chủ nhật, 21/06/2020 | 14:00
0
Vinachem là một trong những tập đoàn kinh tế chủ lực của đất nước, sở hữu nhiều doanh nghiệp lớn, vốn làm ăn có hiệu quả nhưng hiện đang phải chịu những khoản lỗ hàng nghìn tỷ đồng bởi các dự án sa lầy chưa tìm ra lối thoát.

Những “đứa con” phá gia chi tử

Được thành lập từ năm 2009, Vinachem hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con với mục tiêu hoạt động được thể hiện rõ qua 3 tiêu chí: Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu Nhà nước đầu tư tại Vinachem và vốn của Vinachem đầu tư vào các doanh nghiệp khác; Giữ vai trò trung tâm để phát triển một Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đa sở hữu, trong đó sở hữu Nhà nước là chi phối; Tối đa hóa hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.

Thế nhưng, những con số được tiết lộ trong báo cáo mới nhất đã phần nào vẽ nên bức tranh ảm đạm về tình hình đầu tư của tập đoàn này thời gian qua.

Báo cáo riêng lẻ của tập đoàn Vinachem cho thấy: Năm 2019, công ty mẹ Vinachem báo lỗ tới 1.170 tỷ đồng, nâng mức lỗ lũy kế lên 1.845 tỷ đồng so với mức lỗ lũy kế tại thời điểm 31/12/2018 là 675 tỷ đồng.

Vinachem đang đầu tư tổng cộng 12.258 tỷ đồng vào 25 công ty con, trong đó có những doanh nghiệp làm ăn có lãi, nhưng gánh nặng “khủng” nhất lại nằm ở những khoản đầu tư nghìn tỷ, được gọi tên thường xuyên như: Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình (2.313 tỷ đồng), CTCP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (2.658 tỷ đồng), CTCP DAP – Vinachem và CTCP DAP 2- Vinachem…

Tài chính - Ngân hàng - Nặng nợ Vinachem

Nhà máy Đạm Ninh Bình - một trong những dự án thua lỗ, vay nợ lớn nhất của Vinachem

Tính hợp nhất toàn tập đoàn, Vinachem đạt doanh thu bán hàng hơn 40.600 tỷ đồng - giảm 7% so với năm 2018, lợi nhuận sau thuế đạt mức 249 tỷ đồng - giảm tới 44% so với tổng lợi nhuận năm 2018.

Tuy vậy, con số lợi nhuận, lãi lỗ chỉ phản ánh một phần nhỏ so với tình hình khó khăn thực tại ở Vinachem. Gánh nặng nợ vay hàng nghìn tỷ đồng và tăng đều qua các năm, khó có khả năng chi trả ở các công ty con mới là vấn đề được ban lãnh đạo cũng như các bộ, ban, ngành quan tâm nhất thời điểm này.

Tính đến ngày 31/12/2019, Vinachem ghi nhận gần 36.000 tỷ đồng tổng nợ phải trả, bao gồm cả nợ ngắn hạn và dài hạn. Công ty mẹ - Vinachem không có khả năng thanh toán khoản vay đến hạn nợ gốc và lãi quá hạn tại thời điểm 31/7/2019 là 1.000 tỷ đồng.

Trong đó, cơ quan kiểm toán lưu ý hàng loạt ý kiến ngoại trừ về vấn đề vay nợ, tình hình hoạt động tại các doanh nghiệp trực thuộc Vinachem.

Đơn cử, công ty kiểm toán AASC cho biết: Đến nay, một số dự án của tập đoàn như: DA Khai thác và Chế biến muối mỏ tại Nongbok, tỉnh Khammouan (Lào) đã dừng triển khai; DA đầu tư nhà máy sản xuất phâm đạm từ than cám công suất 560.000 tấn/năm; DA Xây dựng công trình nhà máy DAP số 2 và DA Mở rộng nhà máy Phân đạm Hà Bắc đã tạm bàn giao đưa vào sử dụng nhưng đến nay chưa được quyết toán, hoạt động không hiệu quả.

Đặc biệt, công ty Đạm Ninh Bình, DAP số 2 – Vinachem chưa xử lý hết các tồn tại theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước và bộ Công Thương. Thậm chí, Đạm Ninh Bình không có khả năng thanh toán đầy đủ toàn bộ các khoản vay nợ và lãi vay đến hạn.

Những “đứa con” nghìn tỷ của Vinachem như đã nhắc ở trên đang cùng đối mặt với tình trạng nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn, lỗ lũy kế làm âm vốn chủ sở hữu, dẫn đến việc đơn vị kiểm toán nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục tại Đạm Ninh Bình, DAP số 2 - Vinachem và Phâm đạm Hóa chất Hà Bắc.

Tình hình trở nên bi đát hơn khi đầu năm 2020, tác động từ dịch Covid-19 khiến loạt doanh nghiệp yếu kém càng lún sâu trong nợ nần, gia tăng sức ép và nguy cơ đối với Tập đoàn Vinachem. Kết thúc quý I/2020, riêng 4 doanh nghiệp trong danh sách yếu kém lỗ thêm hơn 800 tỷ đồng, tăng 246% so với cùng kỳ năm 2019.

Kiên quyết cho phá sản nếu không có khả năng khắc phục

Chính phủ vừa qua đã có báo cáo gửi các Đại biểu Quốc hội về tình hình và kết quả xử lý tồn tại, yếu kém của 12 dự án, doanh nghiệp yếu kém ngành Công Thương, trong đó nhắc nhiều đến vấn đề thoái vốn, xử lý hợp đồng EPC tại ba “đứa con” của Vinachem.

Báo cáo thể hiện, với số nợ khổng lồ, càng để các dự án dở dang, cầm chừng, thiệt hại của doanh nghiệp càng lớn. Trong các giải pháp xử lý, phương án tái cơ cấu để thoái vốn, bán dự án được xem là khả thi hơn cả. Tuy nhiên, nếu thực hiện theo các thủ tục và quy định hiện hành, việc này được các bên liên quan ví như "gà mắc tóc".

Các bộ ngành liên quan như Ngân hàng Nhà nước, bộ Tài chính, bộ Công Thương… đều đã đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn của các doanh nghiệp như: cơ cấu nợ, khoanh nợ; giãn khấu hao; giảm lãi suất… hay bán dự án theo giá trị thực.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, đã đến lúc cần mạnh dạn để thị trường thực hiện đúng vai trò định đoạt trên nguyên tắc chọn lọc của thị trường, thay vì tiếp tục dùng nguồn lực Nhà nước gia cố thêm, ngay kể cả việc xem xét cân nhắc gỡ khó các khoản vay cũng rất có thể tiếp tục dẫn tới tình trạng tiêu tốn thêm nguồn lực tài chính vào các dự án khó có thể phục hồi.

“Nếu không mạnh dạn chấp nhận các giải pháp mang tính thị trường thì sẽ rất khó có thể xử lý triệt để các vướng mắc. Thậm chí, càng quanh quẩn, loay hoay với các nguồn lực của Nhà nước, nguy cơ sẽ còn thiệt hại thêm” - PGS.TS Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) nhấn mạnh quan điểm xử lý một cách dứt khoát các dự án thua lỗ, yếu kém.

Theo ông Thế Anh, sớm đưa các dự án ra thị trường để chính thị trường thực hiện vai trò thẩm định và định đoạt thì còn có cơ hội cứu vãn. Nếu Nhà nước và doanh nghiệp tiếp tục loay hoay với các giải pháp mang tính thỏa hiệp như kéo dài thời hạn vay, khoanh nợ để có thời gian phục hồi sản xuất, lùi thời gian khấu hao thì rất khó có thể xử lý triệt để các vướng mắc, việc xử lý sẽ rất nan giải.

Quan điểm này cũng được đề cập trong báo cáo Chính phủ gửi Quốc hội về các dự án thua lỗ ngành Công Thương. Cơ quan này cho biết, với các dự án, doanh nghiệp không có khả năng khắc phục sẽ kiên quyết thực hiện phá sản, giải thể để thu hồi tối đa vốn, tài sản của Nhà nước, hạn chế thấp nhất mất vốn Nhà nước; bảo đảm quyền lợi cho người lao động, an ninh trật tự xã hội và ổn định môi trường kinh doanh.

Giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp: Càng gỡ càng rối?

Chủ nhật, 21/06/2020 | 07:15
Nghị quyết giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi Covid-19 vừa được Quốc hội thông qua được đánh giá là sẽ có tác động lớn, gỡ khó cho doanh nghiệp. Tuy vậy, câu hỏi đi tìm sự đồng pha giữa chính sách và thực tiễn, nhìn từ gói hỗ trợ 16.000 tỷ đồng trước đó vẫn là dấu hỏi còn bỏ ngỏ cho các đối tượng được áp dụng.

Chiêm ngưỡng cây sanh "ngọa hổ tàng long" 30 tỷ đồng của đại gia Toàn đôla ở Phú Thọ

Thứ 7, 20/06/2020 | 08:00
Cây sanh có dáng đầu hổ, mình rồng toát lên sự uy quyền, mạnh mẽ nên được đại gia Toàn đôla đặt tên là "ngọa hổ tàng long". Chủ tịch hội Sinh vật cảnh Đài Loan từng trả giá 1,4 triệu USD để sở hữu “siêu cây” quý hiếm này nhưng ông Toàn không bán.

Công ty mẹ Vinachem ngập trong thua lỗ vì gánh 4 "cục nợ"

Thứ 6, 19/06/2020 | 10:46
Đầu tư hàng nghìn tỷ đồng vào 4 dự án thua lỗ, yếu kém, năm 2019, công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam lỗ tới 1.170 tỷ đồng.

Hòa Phát nói gì về tin đồn tỷ phú Trần Đình Long đầu tư bitcoin?

Thứ 5, 18/06/2020 | 06:00
Tập đoàn Hòa Phát đã gửi Công văn tới Cục An ninh Chính trị Nội bộ (Bộ Công An) và Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) đề nghị các Cơ quan Quản lý Nhà nước ngăn chặn thông tin giả mạo trên lan truyền trên mạng internet.

Chuyển hồ sơ vụ việc tại 'đại dự án' thua lỗ Đạm Hà Bắc sang Bộ Công an điều tra

Thứ 3, 26/05/2020 | 10:27
Thanh tra Chính phủ  đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an điều tra, xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật đối với những vi phạm có dấu hiệu hình sự tại Dự án đầu tư cải tạo, mở rộng Nhà máy phân đạm Hà Bắc.

12 dự án thua lỗ của bộ Công Thương bây giờ ra sao?

Thứ 6, 02/11/2018 | 09:00
Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cho biết, Thanh tra Chính phủ nhận thanh tra 6 dự án thì 4 dự án có dấu hiệu vi phạm pháp luật đã được chuyển hồ sơ sang bộ Công an, 2 dự án đang hoàn thiện dự thảo kết luận. 6 dự án còn lại cũng đã có kết luận điều tra.
Cùng tác giả

Nhìn lại đà tăng 14 lần của cổ phiếu VND

Thứ 4, 26/10/2022 | 09:20
VND là mã đại chúng có mức tăng mạnh nhất trong 2 năm vừa qua, xen giữa là các đợt tăng vốn liên tục, với biên độ cũng nằm trong Top đầu.

Động thái tái cơ cấu của Him Lam ở Postef

Thứ 3, 26/04/2022 | 08:25
Theo đuổi suốt 11 năm và bỏ ra gần 1.000 tỷ đồng, Him Lam Group có nhiều động lực để phát triển tổ hợp 61 Trần Phú, đồng thời duy trì, tăng tỉ lệ sở hữu tại Postef.

"Thế kẹt" của Thành Công Group ở Eximbank

Thứ 6, 18/02/2022 | 11:11
Động thái chấp thuận bà Lương Thị Cẩm Tú làm Chủ tịch Eximbank của nhóm Thành Công - Âu Lạc ít nhiều mang tới những kỳ vọng về tầm nhìn chung giữa các nhóm cổ đông.

Làm dâu ngày Tết

Thứ 4, 02/02/2022 | 13:25
Tôi từng líu ríu tay chân, sợ bình hoa đặt sai chỗ, sợ món ăn không hợp khẩu vị nhà chồng... Rồi tôi nhận ra, mâm cỗ nào cũng sẽ ngon, nếu Tết có hương vị đoàn viên.

Doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội: Ranh giới giữa tốt và vĩ đại

Thứ 2, 04/10/2021 | 10:19
Nếu chọn thu lợi 1.000 tỷ đồng từ 25 triệu kit test nhanh Covid-19 hay đánh đổi chữ Tín của một tập đoàn sở hữu khối tài sản 420.000 tỷ đồng, bạn sẽ chọn cách nào?
Cùng chuyên mục

SHB hoàn thành hơn 1/3 chặng đường lợi nhuận 2024

Thứ 3, 30/04/2024 | 13:17
Năm 2024, SHB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 11.286 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc quý I/2024, SHB đã thực hiện 35,6% mục tiêu đặt ra.

Nợ xấu nhích lên 1,35%, VietinBank gia cố bộ đệm dự phòng rủi ro

Thứ 3, 30/04/2024 | 13:17
Trong quý I/2024, để gia cố tấm khiên xử lý nợ xấu, VietinBank đã tăng chi phí dự phòng rủi ro lên 8.049 tỷ đồng, tăng 19,7% so với cùng kỳ.

Đề xuất quy định việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng USD

Thứ 3, 30/04/2024 | 11:27
Theo dự thảo, tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất tiền gửi bằng đô la Mỹ không vượt quá mức lãi suất tối đa do Thống đốc NHNN quyết định trong từng thời kỳ.

TGĐ VPBank: Nợ BĐS có khả năng xử lý cao nhất, tỉ lệ mất thật rất thấp

Thứ 2, 29/04/2024 | 13:00
Đánh giá về tiềm năng cho vay BĐS trong năm 2024, Tổng Giám đốc VPBank cho biết đây là nhóm ngành tiềm năng, mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng.

Hệ thống KRX: Những băn khoăn đằng sau kỳ vọng

Thứ 2, 29/04/2024 | 12:59
Sau 12 năm triển khai, hệ thống KRX đã có tới 8 lần lỡ hẹn và hiện tại vẫn chưa thể giao dịch được, dường như việc vận hành là bài toán không hề đơn giản.
     
Nổi bật trong ngày

Doanh nghiệp chủ động chuyển đổi để đón nguồn vốn xanh

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:35
Nguồn vốn là cốt yếu với doanh nghiệp trong chuyển đổi xanh. Để giải bài toán này, ngoài sự hỗ trợ từ các cấp quản lý, doanh nghiệp cũng cần chủ động chuyển đổi.

Giá vàng 29/4: Vàng SJC vẫn neo cao trên 85 triệu đồng/lượng

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:26
Sáng nay (29/4), giá vàng miếng SJC vẫn duy trì mức cao trên 85 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn trên 76 triệu đồng/lượng.

Giá vàng 30/4: Biến động khó lường

Thứ 3, 30/04/2024 | 09:48
Giá vàng hôm nay biến động khó lường khi thị trường tập trung vào cuộc họp chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu vào ngày 30/4.

TGĐ VPBank: Nợ BĐS có khả năng xử lý cao nhất, tỉ lệ mất thật rất thấp

Thứ 2, 29/04/2024 | 13:00
Đánh giá về tiềm năng cho vay BĐS trong năm 2024, Tổng Giám đốc VPBank cho biết đây là nhóm ngành tiềm năng, mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng.

Hệ thống KRX: Những băn khoăn đằng sau kỳ vọng

Thứ 2, 29/04/2024 | 12:59
Sau 12 năm triển khai, hệ thống KRX đã có tới 8 lần lỡ hẹn và hiện tại vẫn chưa thể giao dịch được, dường như việc vận hành là bài toán không hề đơn giản.