Nếu không muốn hỏng dạ dày, nên ăn rau cùng mì tôm

Nếu không muốn hỏng dạ dày, nên ăn rau cùng mì tôm

Thứ 2, 12/10/2020 | 09:17
0
Ăn nhiều mì tôm không hề tốt nhưng nếu biết cách ăn, đó lại trở thành món ăn khó quên nhất.

Bận rộn, không có thời gian cắm cơm, rất nhiều người trong chúng ta thực hiện món ăn 3 phút thần thánh – mì ăn liền (mì tôm).

Không phủ nhận, ăn nhiều mì tôm không tốt, nếu bạn ăn mỳ tươi sau thời gian này đã được tiêu hóa, nhưng với mỳ tôm vẫn còn nguyên sợi trong dạ dày. Điều đó chứng tỏ món ăn thông dụng này rất nguy hiểm với cơ thể.

Trong một thí nghiệm đặc biệt của tiến sỹ Braden Kuo, công tác tại bệnh viện cộng đồng Massachsetts (Mỹ) cho biết, việc tiêu thụ mỳ tôm trên 3 lần mỗi tuần có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường và tim mạch. Nó còn được cho là một đối thủ "khó xơi" đối với hệ tiêu hóa bởi sau nhiều giờ vào cơ thể, những sợi mì này không dễ gì phân hủy.

Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được ảnh hưởng khi chế biến đúng cách.

Sức khỏe - Nếu không muốn hỏng dạ dày, nên ăn rau cùng mì tôm

 

Không sử dụng gói dầu gia vị

Bởi mì tôm được làm theo cách chiên nên bước đầu tiên chúng ta cần làm là trần qua nước sôi để trôi bớt lớp mỡ ban đầu.

Và dĩ nhiên hãy vứt bỏ luôn gói dầu giàu chất béo không tốt cho cơ thể này.

Thêm rau xanh

Việc bổ sung nhiều rau xanh vào món mỳ ăn liền sẽ làm giảm tối đa lượng chất béo thừa.

Việc thêm rau vào bữa ăn sẽ làm cho lượng lớn các chất béo được cuốn theo rau ra ngoài cơ thể. Từ đó sẽ hạn chế được thấp nhất những tác hại chính mà vắt mỳ gây ra.

Ngoài ra, để bữa ăn có thêm dinh dưỡng, mỗi vắt mỳ nên bổ sung từ 25-30gr chất đạm như thịt bò, thịt lợn hoặc tôm...

Tuyệt đối không ăn "mỳ úp"

Thay vì tiết kiệm thời gian bằng cách cho vắt mỳ vào tô, đổ nước nóng, đậy nắp đợi chín, bác sĩ Lâm khuyên nên đun sôi, đổ ra để ráo; tiếp tục nấu nước lần 2 và cho mỳ đã chín sơ vào chế biến. Bằng cách này, lượng chất béo và một số chất dinh dưỡng không tốt đã bị biến đổi trong vắt mì sẽ giảm được phần nào. Đối với rau và thịt, cần nấu chín trước khi thêm vào mỳ.

Ăn mì tôm quá thường xuyên

Cái gì nhiều cũng không tốt. Ăn mì tôm thường xuyên, đặc biệt là ăn thay bữa chính có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng, gây nóng trong, nổi mụn.

Bạn không nên ăn mì tôm quá 2 lần/tuần và nên ăn kèm rau xanh, thịt, trứng để cân bằng dinh dưỡng. Uống nhiều nước, ăn thêm trái cây để thanh nhiệt cho cơ thể, hạn chế nóng trong, nổi mụn.

Bên cạnh đó, việc chú trọng tới hàm lượng muối trên nhãn của mì tôm cũng là điều vô cùng quan trọng. Nhờ đó, người dùng có thể dễ dàng kiểm soát lượng gia vị. Việc chấm hay bổ sung gia vị mặn khác khi ăn mì tôm là hành động không được khuyến khích.

Nghiên cứu thực hiện trên hơn 10.700 người ở Hàn Quốc cho thấy ăn nhiều mì ăn liền có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đặc biệt là phụ nữ.

Phụ nữ ăn nhiều mì ăn liền cũng dễ bị hội chứng chuyển hóa hơn. Đây là tình trạng mà cùng lúc cơ thể xuất hiện nhiều yếu tố có nguy cơ gây bệnh như béo phì, huyết áp cao, cholesterol cao, đường huyết bất ổn. Tất cả đều làm tăng nguy cơ bị tim mạch, đột quỵ và tiểu đường.

Hàm lượng natri cao trong mì ăn liền không có lợi cho sức khỏe là điều đã biết từ lâu. Nhưng thủ phạm chính gây hại lại là mì. Trong một nghiên cứu khác của đại học Harvard (Mỹ), các nhà khoa học đã phát hiện những kết quả đáng lo ngại sau khi kiểm tra quá trình tiêu hóa mì ăn liền.

Chất bảo quản hay còn gọi là TBHQ (t-butylated hydroxy quinone), là chất chống ô xy hóa hòa tan trong dầu mỡ. Chúng giúp kéo dài tuổi thọ thực phẩm và làm khó tiêu hơn bình thường. Không ít loại thực phẩm hiện nay có dùng chất bảo quản – trong đó có mì tôm.

Trang Dung (Tổng hợp)

Tại sao khi bẻ khớp tay lại có âm thanh?

Chủ nhật, 11/10/2020 | 18:10
Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao mỗi lần "bẻ khục tay" lại có âm thanh tách tách vui tai hay không?

3 cách rời xa trạng thái suy nghĩ tiêu cực

Chủ nhật, 11/10/2020 | 17:39
Bạn đã bao giờ rơi vào trạng thái khó chịu, suy nghĩ vẩn vơ về một chuyện nào đó đã xảy ra trong cuộc sống của mình hay chưa?

Thần dược hoa chuối dễ thấy dễ tìm

Chủ nhật, 11/10/2020 | 17:37
Không chỉ lấy lòng chị em phụ nữ, hoa chuối còn đảm nhiệm tốt vai trò của một liều thuốc y dược.

Gặp bệnh khó chữa vì ăn bột yến mạch sai cách

Chủ nhật, 11/10/2020 | 08:15
Để giảm mỡ máu như tin đồn trên mạng, người đàn ông đối mặt với tình trạng tăng acid uric trong máu do ăn bột yến mạch sai cách.
Cùng tác giả

Chỉ vì chuyện mua sắm Tết mà vợ chồng tôi cãi nhau

Thứ 6, 10/01/2020 | 14:09
Với vợ tôi, cả năm có một cái Tết, cứ mua sắm, quà cáp hoành tráng vào. Tôi đi làm về tiền lương, tiền thưởng tôi đều đưa hết cho vợ chi tiêu mua sắm. Nhưng đưa bao nhiêu cũng không đủ với cô ây.

Mẹ chồng chăm cháu kiểu tuỳ hứng, con dâu bị mắng "trứng khôn hơn vịt"

Thứ 2, 25/11/2019 | 08:52
Mẹ chồng chăm cháu cũng xuất phát từ tình thương yêu, tuy nhiên cách chăm phản khoa học của bà khiến mình rất lo lắng. Mình nên làm gì với tính cách thương cháu mà hóa hại cháu của mẹ chồng đây?

Đàm Vĩnh Hưng từng "cạch mặt" Bằng Kiều suốt một thập niên

Thứ 6, 06/09/2019 | 22:03
Đàm Vĩnh Hưng cho biết giữa anh và Bằng Kiều từng nam ca sĩ thừa nhận từng có một khoảng thời gian anh và nam ca sĩ Bằng Kiều không nhìn mặt nhau.

“Vị hoàng đế” đa tình trong Hoàn Châu Cách Cách từng phải đi tu và ruồng bỏ vợ con

Chủ nhật, 26/05/2019 | 15:00
Ít ai biết rằng vị vua Càn Long trong phim “Hoàng Châu Cách Cách” ngoài đời lại có lịch sử tình trường đầy tai tiếng. Khác với hình ảnh "Hoàng A Mã" hết mực yêu thương các con trên phim, Trương Thiết Lâm ở đời thường được biết đến là một người cha vô trách nhiệm.
Cùng chuyên mục

Bệnh viện Trung ương Huế tri ân những người “làm dâu trăm họ” ngành y

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:26
Bệnh viện Trung ương Huế vừa tổ chức toạ đàm nhằm tri ân những đóng góp quan trọng của đội ngũ điều dưỡng -những người vẫn được ví “làm dâu trăm họ” của ngành y.

Bộ Y tế: Đã tiêm vắc-xin AstraZeneca không cần xét nghiệm D-dimer

Thứ 6, 10/05/2024 | 11:00
Từ tháng 7/2023, Việt Nam đã sử dụng hết loại vắc-xin AstraZeneca, nên hiện tại không còn rủi ro phát triển huyết khối kèm theo hội chứng giảm tiểu cầu sau khi tiêm.

Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam nói gì về vụ chẩn đoán một đằng phẫu thuật một nẻo?

Thứ 5, 09/05/2024 | 20:31
Lãnh đạo Khoa Phụ sản, phẫu thuật viên và các cá nhân có liên quan nhận thấy còn thiếu sót, nên cần phải trực tiếp xin lỗi người bệnh.

Vụ 19 SV tại Tp.HCM nhập viện: Xác minh nguồn gốc gây ngộ độc thực phẩm

Thứ 5, 09/05/2024 | 20:25
19 sinh viên có độ tuổi trung bình là 20, đều ngụ tại ký túc xá Đại học Quốc gia Tp.HCM. Tất cả các em đều ăn tối cùng một căng tin tại ký túc xá.

Tp.HCM: 4 công nhân bị phỏng điện khi sửa đường dây cáp ngầm

Thứ 5, 09/05/2024 | 19:04
Trong lúc sửa đường dây cáp ngầm, nhiều nhân viên Công ty điện lực Chợ Lớn đã bị phỏng điện, một người tiên lượng xấu.
     
Nổi bật trong ngày

Anh nông dân kiếm hàng trăm triệu đồng nhờ nuôi loại cá "sống ở trên cạn"

Thứ 5, 09/05/2024 | 07:30
Loài cá này sống ở dưới nước, đến lúc hạn hán, chúng sẽ tự trát bên ngoài cơ thể một lớp bùn cho cứng lại, sau đó đánh một giấc ngủ dài cho đến khi mưa xuống...

Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam nói gì về vụ chẩn đoán một đằng phẫu thuật một nẻo?

Thứ 5, 09/05/2024 | 20:31
Lãnh đạo Khoa Phụ sản, phẫu thuật viên và các cá nhân có liên quan nhận thấy còn thiếu sót, nên cần phải trực tiếp xin lỗi người bệnh.

Kinh hoàng khoảnh khắc cần thủ đánh đổi cả tính mạng chiến đấu với cá khổng lồ

Thứ 5, 09/05/2024 | 15:40
Đoạn video ghi lại cuộc chiến giữa một cần thủ dũng cảm và con cá khổng lồ, cùng với sức mạnh dữ dội của thiên nhiên, đang lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội.

Bộ Y tế yêu cầu thu hồi lô thuốc điều trị ung thư vi phạm mức độ 3

Thứ 5, 09/05/2024 | 15:53
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa có văn bản thông báo thu hồi lô thuốc điều trị ung thư não, nhập khẩu từ Đức vì những sai phạm liên quan đến hướng dẫn sử dụng.

Ca ghép thận thành công đầu tiên ở đồng bằng sông Cửu Long

Thứ 5, 09/05/2024 | 13:09
Ê-kíp bác sĩ vừa thực hiện thành công ca ghép thận cùng huyết thống cho bệnh nhân 34 tuổi. Đây được xem là ca ghép thận thành công đầu tiên ở đồng bằng sông Cửu Long.