Nga "đáp trả" bằng tên lửa, sau khi rút khỏi Thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc

Thứ 3, 18/07/2023 | 22:22
0
Truyền thông đưa tin, Nga đã tấn công một số cảng của Ukraine chỉ một ngày sau khi rút khỏi một thỏa thuận bảo hộ ngành xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine.

Trong thứ Ba, Nga đã tấn công một số cảng của Ukraine chỉ một ngày sau khi rút khỏi một thỏa thuận bảo hộ ngành xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine do Liên Hợp Quốc trung gian. Bên cạnh đó, lực lượng chính quyền Moscow đã tuyên bố đã đạt được nhiều thành công tại các khu vực mà theo các quan chức Ukraine cho biết, lực lượng Nga đang dần chiếm lại thế tấn công.

Thế giới - Nga 'đáp trả' bằng tên lửa, sau khi rút khỏi Thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc

Mảnh vỡ từ tên lửa hành trình Kalibr của Nga trong một tòa nhà đổ nát sau một cuộc không kích của Nga tại thành phố cảng Odesa, Ukraine ngày 18/7/2023. Ảnh: Bộ phận Truyền thông thuộc Bộ Chỉ huy Chiến dịch miền Nam của Lực lượng Vũ trang Ukraine/Thông qua REUTERS.

Chính phủ Nga cho biết, cuộc không kích đã phá hủy một kho nhiên liệu và một nhà máy sản xuất phương tiện đường biển không người lái tại Odesa. Cuộc không kích này là một phần trong “loạt tấn công trả đũa hàng loạt”, là câu trả lời cho những cuộc tấn công của Ukraine đã phá hủy cầu nối từ Nga tới bán đảo Crimea.

Chỉ trong một thời gian ngắn sau khi con cầu này bị tấn công vào thứ Hai, chính quyền Moscow đã rút khỏi thỏa thuận bảo hộ xuất khẩu ngũ cốc do LHQ trung gian vào một năm trước. Đây là một quyết định mà LHQ tin rằng sẽ mang lại rủi ro gây ra nạn đói trên toàn thế giới.

Theo bộ chỉ huy chiến dịch quân sự miền Nam của Ukraine, những mảnh vỡ và các đợt sóng xung kích từ các vụ nổ đã làm hư hại nhiều nhà dân và nhiều cơ sở vật chất khác tại cảng chính của Ukraine, cảng Odesa. Các cơ quan chức năng địa phương tại Mykolaiv, một cảng khác, cũng đã báo cáo đã có cháy lớn.

Andriy Yermak, Chánh Văn phòng Chính phủ của Ukraine khẳng định cuộc không kích của Nga lên các cảng này đã mang lại “càng nhiều bằng chứng cho thấy Nhà nước này muốn gây hại tới cuộc sống của 400 triệu người tại nhiều quốc gia phụ thuộc vào ngành xuất khẩu lương thực của Ukraine”.

Không quân Ukraine cho biết 6 tên lửa Kalibr và 31 trong tổng số 36 máy bay không người lái đã bị bắn hạ. Về phía mình, chính quyền Moscow cho biết họ đã gián đoạn một cuộc không kích bằng máy bay không người lái của Ukraine hướng vào Crimea, và không nhận phải hư hại nào, cũng như đã mở lại một làn đường giao thông qua cầu Crimea.

Sáu tuần sau, khi Ukraine tổ chức cuộc phản công trên chiến trường miền Đông và Nam, Nga cũng đã bắt đầu thực hiện một cuộc tiến công trên bộ tại miền Đông Bắc Ukraine.

Bộ quốc phòng Nga cho biết, lực lượng nước này đã tiến thêm 2km xung quanh Kupiansk, một trung tâm đường sắt mà Ukraine đã chiếm lại trong năm 2022. Chính quyền Kyiv thừa nhận về tình hình “phức tạp” tại khu vực này. Reuters chưa thể xác minh thông tin về tình hình chiến trường.

Kể từ khi Ukraine tổ chức cuộc phản công vào tháng 6 vừa rồi, chính quyền Kyiv đã chiếm lại một số làng tại miền Nam và một số khu vực xung quanh thành phố Bakhmut miền Đông, nhưng vẫn chưa tổ chức một cuộc tấn công đột phá trên khắp tuyến phòng thủ của quân đội Nga.

“Ảnh hưởng tới những người trong tình cảnh khó khăn”

Thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc tại Biển Đen là một thỏa thuận được Thổ Nhĩ Kỳ và LHQ đứng ra trung gian vào năm 2022, là một trong những thành công ngoại giao duy nhất trong cuộc chiến, dỡ bỏ một hàng rào phong tỏa xung quanh các cảng của Ukraine dẫn tới thiếu thốn lương thực toàn cầu mà Nga thiết lập.

Ukraine và Nga đều nằm trong nhóm các nước xuất khẩu ngũ cốc và các loại lương thực lớn nhất thế giới. Nếu như ngũ cốc của Ukraine bị phong tỏa khỏi thị trường thế giới, giá ngũ cốc có thể tăng vọt trên toàn thế giới, và gây ảnh hưởng lớn nhất tới các quốc gia nghèo.

Thế giới - Nga 'đáp trả' bằng tên lửa, sau khi rút khỏi Thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc (Hình 2).

Ảnh minh họa: AP/Andrew Kravchenko 

Trong thứ Hai vừa rồi, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres nhận xét: “Quyết định của Liên Bang Nga trong ngày hôm nay sẽ gây ảnh hưởng tới những người trong tình cảnh khó khăn trên toàn thế giới”.

Chính quyền Moscow đã gạt bỏ những kêu gọi từ phía Ukraine yêu cầu cho phép tiếp thực hiện xuất khẩu ngũ cốc mà không có sự xuất hiện của Nga trong thỏa thuận. Điện Kremlin cũng công khai phát biểu những tàu di chuyển vào khu vực này mà không có sự cho phép của Nga sẽ có thể gặp nguy hiểm.

Phát ngôn viên của điện Kremlin, ông Dmitry Peskov cho biết: “Đây là một khu vực nằm sát biên chiến trường. Nếu không có những đảm bảo an ninh phù hợp, nhiều nguy cơ có thể xảy ra tại khu vực này. Vì vậy, bất kỳ thỏa thuận nào được chính thức hóa mà không có sự thông qua của Nga đều nên cân nhắc về các rủi ro trên”.

Chính phủ Nga cho biết nước này có thể tham gia thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc trở lại, nhưng chỉ trong điều kiện nhưng yêu cầu về nới lỏng các luật xung quanh khả năng xuất khẩu lương thực và phân bón của Nga được thỏa mãn. Các quốc gia phương Tây đánh giá đây là một quyết định lợi dụng đòn bẩy kiểm soát nguồn cung cấp lương thực để ép nới lỏng các lệnh trừng phạt tài chính, mặc dù các lệnh trừng phạt này đã cho phép Nga xuất khẩu lương thực.

Tổng thống Ukraine ông Volodymyr Zelensky đã kêu gọi thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc tiếp tục được ký kết mà không có sự tham gia của Nga, gián tiếp kêu gọi sự hậu thuẫn của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm loại bỏ các phong tỏa của Nga. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, người trung gian cho thỏa thuận này, cho biết ông tin rằng có thể thuyết phục được chính quyền Moscow trở lại bàn đàm phán.

Những nỗ lực mở lại các đợt xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine mà không có sự tham gia của Nga đều phụ thuộc vào khả năng các công ty bảo hiểm đồng ý cung cấp hợp đồng bảo hiểm. Các nguồn tin nội bộ trong ngành công nghiệp trước Reuters cho biết họ đang cân nhắc những khả năng này.

Cuộc phản công từ từ

Những tuyên bố đã tiến quân xung quanh Kupiansk của Nga vào thứ Ba là một dấu hiệu hiếm hoi cho thấy chính quyền Moscow đang dần chiếm lại thế tấn công kể từ khi chính quyền Kyiv tổ chức phản công trong tháng 6 vừa rồi.

Cả hai phe đều đã chịu nhiều tổn thất nặng nề trong cuộc chiến đẫm máu nhất tại châu Âu kể từ khi Thế Chiến II kết thúc, tuy nhiên chiến tuyến giữa hai phe chỉ di chuyển phần nhỏ kể từ tháng 11/2022, mặc cho cuộc tiến công dữ dội vào mùa đông của Nga và cuộc phản công của Ukraine sau đó.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine bà Hanna Maliar trên kênh Telegram đã cho biết: “Trong hai ngày vừa qua, phe [Nga] đã liên tục chủ động tấn công tại khu vực Kupiansk tại vùng Kharkiv”.

“Chúng tôi vẫn tiếp tục phòng thủ. Chiến sự căng thẳng vẫn đang diễn ra và vị trí cả hai phe đều đã thay đổi liên tục nhiều lần mỗi ngày”.

Oleksander Syrskyi, chỉ huy lực lượng trên bộ của Ukraine, đã mô tả tình hình tại khu vực này là “rất phức tạp nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát”. Serhiy Cherevatyi, phát ngôn viên của lực lượng miền Đông Ukraine cho biết quân đội Nga đã tập trung hơn 100 ngàn binh lính và 900 xe tăng tại khu vực này.

Cuộc phản công của Ukraine đã đạt được phần nhỏ thắng lợi tại khu vực xung quanh Bakhmut và dọc hai trục phía Nam, nhưng lực lượng chiến đấu trang bị vũ khí và đạn được từ phương Tây trị giá hàng tỷ USD vẫn chưa đối đầu với hàng phòng thủ chính của Nga.

Chính quyền Kyiv cho biết lực lượng của họ đang cố tình tiến quân từ từ nhằm tránh gặp phải thương vong nặng nề trên lằn ranh phòng thủ đầy mìn, và hiện tại đang tập trung vào bào mòn đường dây hậu cần và chỉ huy của Nga. Chính quyền Moscow khẳng định cuộc phản công của Ukraine đã thất bại.

Nguyễn Quang Minh (Theo Reuters)

Ukraine tăng cường nhân lực và khí tài, đẩy mạnh phản công

Thứ 2, 17/07/2023 | 14:00
Trong những tuần qua, lực lượng Kiev tăng cường phản công ở nhiều khu vực nhằm tạo lợi thế trên tiền tuyến. Tuy nhiên, thành quả mang lại là chưa nhiều.

Nga không kích, xe tăng Ukraine trúng đòn, bốc cháy dữ dội

Thứ 2, 17/07/2023 | 10:00
Quân đội Nga tiếp tục gây thêm tổn thất về người và khí tài của lực lượng Kiev, đồng thời đẩy lùi các cuộc tấn công từ nhiều hướng khác nhau.
Cùng chuyên mục

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.

Thống đốc Ngân hàng Nga hành động sau chỉ đạo “nóng” của ông Putin

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:10
Lãi suất ở Nga được duy trì ở mức cao để chống lại áp lực lạm phát gia tăng và chống đỡ đồng Rúp khỏi bị chao đảo trước các đòn trừng phạt của Mỹ và EU.

Yêu cầu của Nga đe dọa dòng chảy dầu thô sang Đức

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Đức dù không còn mua dầu của Moscow vẫn phải dựa vào cơ sở hạ tầng đường ống của Nga để nhận hàng từ nước thứ 3.
     
Nổi bật trong ngày

Lời chia buồn

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:14
Ban Biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật - Tạp chí Điện tử Người Đưa Tin cùng tập thể cán bộ, Phóng viên, Biên tập viên xin gửi lời chia buồn tới bà Nguyễn Diệu Hương Ly – Nhân viên  Ban Trị sự.

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.

Tuyên Quang: Níu chân du khách bằng sắc màu thổ cẩm

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:43
Vừa qua, chương trình trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch, làng nghề đã được tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:37
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.