Nga nêu điều kiện gia hạn chuyển khí đốt cho châu Âu qua Ukraine

Nga nêu điều kiện gia hạn chuyển khí đốt cho châu Âu qua Ukraine

Thứ 5, 14/07/2022 | 07:00
0
Quan chức ngoại giao Nga cho biết, Nga sẽ cân nhắc tiếp tục chuyển khí đốt đến châu Âu qua lãnh thổ Ukraine sau khi thỏa thuận hiện tại hết hiệu lực vào năm 2024.

Vụ trưởng Vụ hợp tác kinh tế Bộ Ngoại giao Nga Dmitry Birichevsky ngày 13/7 cho biết, Nga sẽ cân nhắc tiếp tục chuyển khí đốt đến châu Âu qua lãnh thổ Ukraine sau khi thỏa thuận hiện tại hết hiệu lực vào năm 2024, nếu các nước châu Âu yêu cầu điều này và hệ thống trung chuyển của Ukraine vẫn hoạt động.

Hãng thông tấn RIA Novosti dẫn lời ông Birichevsky nêu rõ, mặc dù xảy ra xung đột ở Ukraine, Nga đang thực hiện tất cả các nghĩa vụ theo hợp đồng, theo đó tiếp tục chuyển lượng lớn khí đốt đến châu Âu qua Ukraine.

Trong khi đó, cùng ngày, Thứ trưởng Tài chính Đức Joerg Kukies tuyên bố nước này sẽ chấm dứt hoàn toàn việc mua than đá Nga vào ngày 1/8 và dầu mỏ Nga vào ngày 31/12, đánh dấu sự thay đổi lớn trong nguồn cung năng lượng của Đức, theo Reuters.

Ông Kukies đưa ra tuyên bố trên tại Diễn đàn Năng lượng Sydney ở thành phố Sydney của Úc hôm 13/7, do chính phủ Úc và Cơ quan Năng lượng quốc tế chủ trì.

“Chúng tôi sẽ dừng mua than đá Nga trong vài tuần tới”, ông Kukies nhấn mạnh và cho hay thách thức chính phía trước sẽ là việc lấp khoảng trống khổng lồ khi Liên minh châu Âu (EU) dừng nhập khẩu 158 tỉ m3 khí đốt do Nga cung cấp.

Thứ trưởng Kukies cho biết thêm, Nga trước đó đã cung cấp 40% số lượng than đá của Đức và 40% lượng dầu của Đức. Việc thoát khỏi sự phụ thuộc nguồn năng lượng Nga không phải vấn đề đơn giản, nhưng họ sẽ làm được "trong vài tháng tới".

Đức hiện đang nhanh chóng triển khai các trạm nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) để giúp lấp những thiếu hụt về nguồn cung khí đốt. Nhưng, ông Kukies nhấn mạnh, dù Mỹ và Qatar có thể cung cấp khoảng 30 tỷ m3 LNG cho châu Âu thì vẫn không đủ.

Thứ trưởng Kukies cho biết thêm, gần đây, Đức đã ban hành luật để đẩy nhanh các dự án năng lượng tái tạo. Tháng 6 vừa qua, Đức đã kích hoạt giai đoạn hai trong kế hoạch khẩn cấp gồm ba giai đoạn để đối phó với tình trạng sụt giảm nguồn cung từ Nga trong thời gian gần đây.

Chính phủ Đức kích hoạt "giai đoạn báo động" khi nhận thấy nguy cơ cao về tình trạng gián đoạn nguồn cung khí đốt trong dài hạn. Về lý thuyết, việc kích hoạt giai đoạn hai cho phép các công ty năng lượng tăng giá đối với ngành công nghiệp và các hộ gia đình, từ đó giúp giảm nhu cầu tiêu thụ.

Đức là nền kinh tế lớn nhất và được xem là nước có ảnh hưởng hàng đầu trong EU, nhưng lại phụ thuộc rất nhiều vào năng lượng từ Nga. Do đó, những động thái của Berlin trong vấn đề này đang được theo dõi sát sao.

Minh Hoa (t/h)

EU “dội gáo nước lạnh” Ukraine về việc Canada trả lại tuabin của Nga

Thứ 3, 12/07/2022 | 18:55
Các lệnh trừng phạt Nga của Liên minh châu Âu (EU) không ảnh hưởng đến các công nghệ có liên quan đến việc vận chuyển khí đốt tự nhiên, người phát ngôn của Ủy ban châu Âu (EC) về hoạt động khí hậu và năng lượng, Tim McPhie nói ngày 11.7.

EU đóng băng gần 14 tỷ USD tài sản của Nga, "rót" 1 tỷ USD cho Kiev

Thứ 4, 13/07/2022 | 10:49
Cao ủy Tư pháp của Liên minh châu Âu (EU), ông Didier Reynders, ngày 12/7 cho biết, EU đã đóng băng 13,8 tỷ USD tài sản của Nga kể từ khi chiến sự Ukraine nổ ra.

EC tăng viện trợ cho doanh nghiệp chịu tác động từ lệnh trừng phạt Nga

Thứ 4, 13/07/2022 | 07:00
Khoản viện trợ cho các công ty châu Âu chịu ảnh hưởng từ lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt lên Nga có thể tăng 25%, lên mức 500.000 euro.

Áp dụng "nguyên tắc vàng" ngoại giao, Nga không muốn bỏ "tất cả trứng vào một giỏ" ở Lybia?

Thứ 3, 16/04/2019 | 15:30
Mục tiêu của Nga là trở thành một trung gian hòa giải thiết yếu ở Libya. Định vị bản thân theo cách khiến mình trở thành tiếng nói có thể quyết định cho tất cả các bên.
Cùng chuyên mục

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.
     
Nổi bật trong ngày

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.