Ngày Tết vong hồn, những 'ẩn ức tâm linh' ở châu Á

Ngày Tết vong hồn, những 'ẩn ức tâm linh' ở châu Á

Thứ 2, 19/08/2013 | 16:38
0
Tại nhiều nước châu Á, ngày Rằm tháng 7 âm lịch được coi là ngày dành cho người âm và tháng 7 cũng được coi là tháng âm (còn được gọi là tháng cô hồn), vì vậy người ta thường tránh làm việc đại sự vào tháng này...
Người ta tin rằng, trong suốt tháng 7 và đặc biệt vào ngày Rằm tháng 7, những linh hồn từ dưới âm phủ, gồm cả linh hồn của tổ tiên và những cô hồn phiêu dạt sẽ từ dưới địa phủ quay về dương thế.
 
Xã hội - Ngày Tết vong hồn, những 'ẩn ức tâm linh' ở châu Á
 
Rằm tháng 7, hay còn được gọi là lễ “xá tội vong nhân”, là một ngày lễ lớn, quan trọng trong phong tục của nhiều nước Á Đông. Lễ này trùng với lễ Vu Lan, vốn là lễ báo hiếu, cũng là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo.
 
Không giống như những ngày lễ khác trong năm, khi người sống nhớ về người chết, người ta tin rằng Rằm tháng 7 là dịp để người chết quay về thăm người sống và thụ hưởng những lễ vật mà người thân cúng cho.
Xã hội - Ngày Tết vong hồn, những 'ẩn ức tâm linh' ở châu Á (Hình 2).
 
Bản chất của ngày Rằm tháng 7 cũng giống như lễ Vu Lan, vốn là để tỏ lòng hiếu thảo với tổ tiên. Người ta quan niệm, vào ngày 15/7 âm lịch, những linh hồn người chết ở dưới âm phủ sẽ được xóa bỏ mọi tội lỗi. Theo tín ngưỡng dân gian, đây là ngày mở cửa âm phủ, “xá tội vong nhân” (bỏ qua mọi tội lỗi cho người chết).

Vào ngày này, bên cạnh mâm cúng gia tiên, nhiều gia đình còn có lễ cúng cô hồn (thường vào buổi chiều) dành cho các vong linh không nhà cửa, không nơi nương tựa, không có thân nhân thờ cúng.

Xã hội - Ngày Tết vong hồn, những 'ẩn ức tâm linh' ở châu Á (Hình 3).

Theo truyền thuyết, ngày Rằm tháng 7 bắt đầu được biết tới trong nhân gian từ khi Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu cứu mẹ ra khỏi kiếp ngạ quỷ (quỷ đói). Chính từ truyền thuyết này mà ngày lễ Vu Lan cũng được sinh ra, trở thành ngày để tưởng nhớ công ơn cha mẹ.

Mục Kiền Liên vốn là một vị cao tăng, tu luyện được nhiều phép thần thông. Mẫu thân ông là bà Thanh Đề khi đó đã qua đời, ông nhớ mẹ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên đã dùng mắt thần nhìn khắp trời đất để tìm.

Ông thấy mẹ mình vì gây nhiều nghiệp ác khi còn sống nên phải làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên, mỗi khi bà đưa thức ăn lên miệng thì thức ăn đều hóa thành lửa đỏ.

Mục Kiền Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: "Chỉ có một cách là nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày Rằm tháng 7 là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó".

Xã hội - Ngày Tết vong hồn, những 'ẩn ức tâm linh' ở châu Á (Hình 4).

Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Kiền Liên đã được giải thoát trong ngày Rằm tháng 7 để quay về thăm con và được hưởng những lễ vật mà con dâng lên. Phật cũng dạy rằng: chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ hãy theo cách này. Từ đó, ngày lễ Vu Lan ra đời.

Về bản chất, Rằm tháng 7 và lễ Vu lan rất giống nhau. Rằm tháng 7 là cách gọi dân dã trong nhân gian còn lễ Vu lan là ngày lễ lớn của Phật giáo.

Ở nhiều nước Á Đông, ngày Rằm tháng 7 là dịp để người sống tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ, ông bà đã mất, cũng là dịp để giúp đỡ những linh hồn đói khát.

Xã hội - Ngày Tết vong hồn, những 'ẩn ức tâm linh' ở châu Á (Hình 5).

Số liệu thống kê cho thấy, mỗi năm, chỉ riêng thành phố Hà Nội đã tiêu tốn xấp xỉ… 400 tỷ đồng cho việc đốt vàng mã. Điểm qua thị trường tháng 7 năm nay, các mặt hàng công nghệ đời mới nhất đã xuất hiện với nhiều thương hiệu như iPhone 5, iPad 4, Samsung Galaxy Tab, Samsung Galaxy S4… Có người phải thốt lên: "Việc mua sắm cho người cõi âm như thế này, có lẽ chỉ có ở Việt Nam!").

Ở Việt Nam, Rằm tháng 7 là dịp lễ lớn, cả nhà chùa và các gia đình đều làm lễ. Lễ này thường được làm vào ban ngày, tránh làm vào xẩm tối vì lúc này mặt trời đã lặn, cửa âm phủ đã đóng. Vào ngày này, những gia đình có điều kiện đều cúng hai mâm: một mâm cúng tổ tiên tại bàn thờ và một mâm cúng chúng sinh (cúng cô hồn) đặt ở sân trước nhà hoặc trên vỉa hè.

Trên mâm cúng tổ tiên, gia đình bày một mâm cỗ mặn, tiền vàng và những vật dụng cá nhân dành cho người cõi âm làm bằng giấy (vẫn gọi là đồ hàng mã) những mong người cõi âm có được một cuộc sống tiện nghi, đầy đủ giống như người dương thế.

Xã hội - Ngày Tết vong hồn, những 'ẩn ức tâm linh' ở châu Á (Hình 6).
Trên mâm cúng chúng sinh, lễ vật gồm có: quần áo chúng sinh bằng giấy nhiều màu, các loại bỏng gạo, ngô khoai, bánh kẹo, cháo trắng hoặc cháo hoa, tiền vàng, nước lã hoặc rượu, cốc gạo trộn lẫn với muối (cốc này sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà khắp tứ phía sau khi cúng xong) và còn có thể cài thêm cả chút tiền lẻ.

Cô hồn thực ra là ma đói, không nơi nương tựa, không người thờ cúng, khi cúng chúng sinh xong người ta thường gọi những đứa trẻ xung quanh đến rồi cho chúng cùng nhảy vào tranh cướp mâm cúng, hình ảnh đó tượng trưng cho những cô hồn đang cướp cỗ.

Xã hội - Ngày Tết vong hồn, những 'ẩn ức tâm linh' ở châu Á (Hình 7).

Ngoài ra, vào ngày này, ở chùa cũng hay có lễ phóng sinh, thả chim, thả cá về với môi trường sống của chúng.

Ngoài ra, ở một số vùng miền của Việt Nam, trong ngày lễ Vu Lan, vốn được coi là ngày dành cho mẹ, những người có mẹ còn đang sống sẽ cài một bông hồng đỏ lên áo và sẽ báo hiếu mẹ trong ngày này. Những người không còn mẹ nữa sẽ đeo một bông hồng trắng, tới chùa cầu kinh để linh hồn mẹ được an lành, siêu thoát.

Xã hội - Ngày Tết vong hồn, những 'ẩn ức tâm linh' ở châu Á (Hình 8).

Ở Nhật Bản, ngày lễ này thường được tổ chức vào Rằm tháng 7 hoặc Rằm tháng 8. Trong ngày này, để bày tỏ những ước nguyện của mình với gia tiên đã khuất, người ta viết ước nguyện ra giấy rồi treo lên cây trúc với hy vọng điều ước đó sẽ trở thành hiện thực.

Ngày lễ Rằm tháng 7 ở Nhật Bản qua nhiều đời đã dần mang thêm một nét nghĩa mới, trở thành dịp để gia đình đoàn tụ, khi đó, những người đi làm ở xa cũng sẽ quay về nhà để cả đại gia đình thăm viếng mộ tổ tiên.

Xã hội - Ngày Tết vong hồn, những 'ẩn ức tâm linh' ở châu Á (Hình 9).

Vào dịp này, ở Nhật cũng thường tổ chức những hoạt động văn hóa - văn nghệ, những điệu múa truyền thống là không thể thiếu. Tục lệ này đã được duy trì trong suốt hơn 500 năm.

Ở Trung Quốc, các tục lệ có nhiều nét tương đồng với người Việt Nam. Thêm vào đó, người Trung Quốc còn có tục thả thuyền giấy hoặc đèn hoa đăng trên sông vào buổi tối như một cách để chỉ đường dẫn lối cho những linh hồn phiêu dạt khỏi bị lạc, biết đường trở về âm phủ trước khi cửa đóng hẳn.

Xã hội - Ngày Tết vong hồn, những 'ẩn ức tâm linh' ở châu Á (Hình 10).

Vào dịp này, ở Trung Quốc cũng thường tổ chức văn nghệ quần chúng, mời người dân địa phương đến xem, hàng ghế đầu tiên luôn là hàng ghế trống, để dành cho các linh hồn tới cùng chung vui.

Ở Singapore và Malaysia, những buổi văn nghệ quần chúng là nét văn hóa nổi bật trong dịp lễ này. Những sân khấu dựng tạm là nơi để các ca sĩ, vũ công nghiệp dư biểu diễn. Tiền dựng rạp và thuê người biểu diễn sẽ do người dân địa phương cùng nhau quyên góp.

Theo Tiến sỹ Triết học Nguyễn Văn Vịnh, từ cô hồn xuất hiện chưa lâu lắm, người ta cho rằng vào tháng 7, âm khí dưới đất bốc mạnh lên trên cao và suy luận những âm khí này chính là vong hồn người âm đã khuất. Do đó, dân gian quan niệm, rằm tháng 7 là ngày mở cửa địa ngục, các linh hồn sẽ từ đó thoát ra.

Mở rộng ra, khái niệm vong hồn ở đây không chỉ là con người nữa mà gồm tất cả các loại chúng sinh. Chúng ta sẽ thấy, rằm tháng 7 cũng là ngày người sống dành cho người đã khuất, thậm chí, không chỉ vong hồn con người mà còn là vong hồn mọi chúng sinh tồn tại trên thế gian này.

Cũng theo TS Vịnh, tháng cô hồn có thể hiểu theo cách, nếu những gia đình có ông bà tổ tiên, gia phả rõ ràng thì dễ cúng bái, thờ tự, nhưng những biến đổi xã hội dẫn đến chuyện có nhiều trường hợp, người mất không có ai cúng tế, không biết tên tuổi, địa chỉ, ngày mất… nên con người dành ra một ngày để tưởng nhớ về họ, cúng tế, phóng sinh và giải thoát cho người âm.

Về mặt văn hóa, tháng cô hồn cũng mang nét nhân văn lớn, khái niệm cô hồn không mang ý nghĩa xấu, đáng sợ.

Ngọc Trà

P.Sang (t/h)

Người đàn ông hơn 60 năm cởi trần đi đào rễ chuyển cây

Thứ 7, 06/07/2013 | 10:09
Dù trời rét mướt hay nắng chói chang, ông Lữ Tấn Hồng (66 tuổi, ngụ đường Quang Trung, Gò Vấp, TP.HCM) vẫn không bao giờ mặc áo, chỉ độc mỗi cái quần ngắn. Nhưng lạ thay, ông chưa bao giờ biết đến mùi vị của bệnh tật, thuốc men.

Rồng rắn mang trẻ sơ sinh đến nhờ phun rượu đuổi vong hồn

Thứ 3, 16/07/2013 | 16:33
Hiện mỗi ngày có hàng trăm người từ khắp nơi kéo đến am bà Mười để được khám chữa bệnh và ban phép. Bùa phép chỉ là những tờ giấy lộn vẽ ngoằn ngoèo nhưng ai cũng tin có thể chữa được bách bệnh và biến mọi ước muốn thành sự thật.

Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng hé lộ những bí ẩn về cõi âm và vong hồn thai nhi

Thứ 4, 26/06/2013 | 22:18
Thực sự là có sự tồn tại của thế giới tâm linh. Thế giới ấy nhiều khi có ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống của chúng ta mà người thường (không có khả năng ngoại cảm) không nhìn thấy, nghe thấy.

Ngày Tết vong hồn trong tín ngưỡng người Việt

Thứ 2, 19/08/2013 | 13:59
"Tháng cô hồn" - khái niệm không còn xa lạ với hầu hết người Việt Nam, tháng 7 luôn được người dân quan tâm đặc biệt - với những quan niệm, tục lệ, cách hành xử... khác nhau, còn gây nhiều tranh cãi; Người Đưa Tin có cuộc trò chuyện với tiến sỹ Triết học Nguyễn Văn Vịnh về nguồn gốc cũng như những hệ lụy xã hội từ những tập tục, hành vi của người Việt trong tháng mưa ngâu mà vô cùng "nóng" này!

Rằm tháng 7 và tội ác 'chim phóng sinh' ngay cửa chùa

Thứ 5, 15/08/2013 | 09:48
Người bán chim cắm cúi cắt cánh chim, để khi được phóng sinh, chim không thể bay xa hoặc không cất nổi cánh. Sau khi nghi lễ phóng sinh hoàn tất, những người này lại bắt lại những con chim nhốt vào lồng để... bán cho khách khác.

Đầu 'tháng cô hồn', hàng loạt thanh niên tự tử ở Sài Gòn

Thứ 5, 15/08/2013 | 10:12
Chỉ trong vòng hai ngày, hàng loạt vụ tự sát khiến ba thanh niên tử vong liên tiếp xảy ra trên địa bàn TP HCM đã gây xôn xao dư luận.

Cần chấn chỉnh sự thái quá trong thờ cúng tâm linh

Thứ 6, 16/08/2013 | 10:49
Xung quanh xu hướng xây dựng những nhà thờ, bàn thờ tiền tỷ, PV đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Lê Quý Đức, nguyên phó viện trưởng, viện Văn hóa Phát triển (học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh).