'Nghẹt thở' cuộc chạy đua vũ khí của các cường quốc ở Syria

'Nghẹt thở' cuộc chạy đua vũ khí của các cường quốc ở Syria

Thứ 7, 01/06/2013 | 07:34
0
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu mới đây tuyên bố, để đáp trả quyết định của Liên minh Châu Âu (EU) về việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí cho phe nổi dậy Syria, điện Kremlin có thể sẽ hủy bỏ cam kết không bán vũ khí tấn công cho chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad.

Diễn biến này báo hiệu khả năng bùng nổ một cuộc đua vũ khí nghẹt thở giữa các cường quốc hàng đầu thế giới ở chiến trường Syria.

Tiêu điểm - 'Nghẹt thở' cuộc chạy đua vũ khí của các cường quốc ở SyriaSyria là thị trường nhập khẩu vũ khí truyền thống lâu đời của Nga

Nga sẵn sàng “bấm nút dừng” và có thể khởi động lại việc cung cấp các loại vũ khí tấn công cho chính quyền của Tổng thống Assad nhằm đáp trả quyết định của EU trong việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với phe nổi dậy Syria, Bộ trưởng Shoigu đã nói như vậy với các phóng viên hôm 29/5.

Lời tuyên bố gây giật mình trên của vị quan chức quân sự hàng đầu nước Nga được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Assad vừa bất ngờ tiết lộ trên đài truyền hình Li-băng rằng, nước ông đã nhận được chuyến hàng tên lửa phòng không tối tân S-300 đầu tiên. Đây là thứ vũ khí thiện chiến hàng đầu thế giới, có thể làm “thay đổi cuộc chơi” ở Syria. Với tên lửa S-300 trong tay, đội quân trung thành của ông Assad sẽ làm cho Mỹ và Israel trở nên khó khăn hơn rất nhiều trong việc tìm cách can thiệp vào Syria bằng không lực như đã làm ở Libya trước đây.

Giới chuyên gia, phân tích cho rằng, nếu thông tin trên được chứng minh là xác thực thì nó sẽ tạo ra một tương lai phức tạp hơn và đẫm máu hơn rất nhiều cho cuộc nội chiến kéo dài hơn 2 năm qua ở đất nước Syria. Theo Liên Hợp Quốc, cuộc chiến này đã cướp đi sinh mạng của hơn 80.000 người.

Tuy nhiên, tổn hại lớn nhất trước mắt của động thái trên có thể sẽ là sự sụp đổ của hội nghị hòa bình do Mỹ và Anh đề xuất nhằm đưa chính quyền của ông Assad và phe đối lập ngồi vào bàn đàm phán ở Geneva vào tháng 6 tới để tìm kiếm một giải pháp mà cả hai có thể chấp nhận được.

"Triển vọng của hội nghị hòa bình quốc tế đã trở nên mù mịt ngay khi nó còn chưa được bắt đầu", ông Alexander Konovalov, Chủ tịch Viện Đánh giá Chiến lược ở Moscow, nhận định.

"EU đã có bước đi đầu tiên bằng cách hủy bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Syria. Họ thậm chí còn chẳng đợi được đến lúc hội nghị hòa bình quốc tế diễn ra. Điều đó cho thấy, họ làm việc này một cách cố tình. Đó chắc chắc cũng sẽ là bước đi mà Moscow áp dụng. Như vậy, diễn biến tình hình thật sự đang rất khích động. Hiện tại, sau những bước đi đó, sẽ khó để thấy có ai đó lùi bước”, ông Konovalov nói.

Bộ trưởng Quốc phòng Shoigu khẳng định, Moscow cho đến thời điểm này vẫn kiềm chế không cung cấp vũ khí ‘tấn công” cho Syria như tên lửa chiến thuật, máy bay chiến đấu và xe bọc thép. Tuy nhiên, lựa chọn này có thể sẽ bị “hủy bỏ”.

"Mọi quyết định đều từ hai phía. Nếu một bên dỡ bỏ lệnh cấm vận thì bên kia cần phải xem xét để tự giải phóng mình khỏi những cam kết trước đó", ông Shoigu phát biểu tại một cuộc họp báo ở Helsinki, Phần Lan, hôm 29/5.

Khi cuộc nội chiến ở Syria bùng nổ, Nga đang có các hợp đồng cung cấp vũ khí cho đất nước Trung Đông với trị giá lên tới 5 tỉ USD. Giới quan chức Nga luôn khẳng định, họ sẽ thực hiện nghiêm túc các hợp đồng cung cấp vũ khí phòng vệ cho Syria nhưng sẽ tạm hoãn bán vũ khí “tấn công” cho nước này trong thời gian xảy ra cuộc nội chiến.

Các chuyên gia Nga cho biết, nước này đã tạm hoãn một số hợp đồng cung cấp vũ khí cho chính quyền Syria trong đó có một hợp đồng trị giá 550 triệu USD cung cấp 36 máy bay chiến đấu Yak-130, một hợp đồng bán 100 tên lửa chiến thuật Iskander-E và cả những hợp đồng nhỏ hơn như xe tăng, xe bọc thép.

Tuy nhiên, sau khi xảy ra sự kiện phương Tây hủy bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Syria và nhiều nước Châu Âu đang thể hiện mong muốn cung cấp vũ khí cho phe nổi dậy Syria, Nga đe dọa sẽ thay đổi lập trường, quay lại cung cấp vũ khí tấn công cho chính quyền của ông Assad.

Nga cùng với Trung Quốc từ lâu đã phản đối gay gắt việc các nước phương Tây can thiệp vào công việc nội bộ của Syria. Hai nước này tuyên bố sẽ không để Syria biến thành Libya thứ hai. Vì thế, Moscow chắc chắn sẽ không để xảy ra tình trạng phương Tây cung cấp vũ khí cho phe nổi dậy Syria, làm thay đổi “cuộc chơi” ở đất nước Trung Đông theo hướng bất lợi cho đồng minh Assad của họ.

Nga “chĩa mũi tấn công” vào phe nổi dậy Syria

Trong một diễn biến có liên quan, Moscow hôm qua (30/5) cáo buộc Liên minh Quốc gia Syria (phe nổi dậy) đang tìm cách phá vỡ các nỗ lực tìm kiếm hòa bình của cộng đồng quốc tế bằng cách đưa ra điều kiện buộc ông Assad phải từ chức thì lực lượng này mới tham gia hội nghị hòa bình.

Hãng tin Interfax dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov phát biểu, Liên minh Quốc gia Syria đang tạo cho người ta cảm giác, họ sẽ “làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn tiến trình chính trị được khởi động và tìm kiếm một sự can thiệp quân sự từ bên ngoài”.

Liên minh đối lập trước đó hôm 29/5 tuyên bố, họ chỉ tham gia vào các cuộc đàm phán hòa bình do Nga và Mỹ đề xuất nếu các nước ấn định được thời hạn đưa ra một giải pháp chính trị trong đó buộc Tổng thống Assad phải từ chức.

Đáp lại, Moscow – đồng minh thân thiết và quyền lực nhất của ông Assad, khẳng định, nước này không tìm cách chống đỡ cho Nhà lãnh đạo Syria nhưng sẽ không cho phép phe nổi dậy lấy sự ra đi của ông này làm điều kiện tiên quyết cho một giải pháp chính trị.

Theo Vnmedia

Cuộc chạy đua vũ trang mới ở châu Á: Đông đối Đông

Thứ 2, 08/04/2013 | 16:36
Không chỉ có Triều Tiên, giờ đây cả khu vực đang giàu lên này đổ tiền của vào vũ khí.

Trung Quốc châm ngòi chạy đua tên lửa tại châu Á?

Thứ 4, 29/05/2013 | 07:34
Theo mạng tin ipolitics.ca ngày 27/5, Đài Loan đang đối mặt với những lựa chọn khó khăn về quyết định quốc phòng trong tương lai khi mạng lưới phòng không của Trung Quốc tiếp tục vươn xa hơn.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.

Khoảnh khắc siêu pháo MARS II của Ukraine bị hỏa lực Nga phá hủy

Thứ 5, 25/04/2024 | 13:55
MARS II là hệ thống do Đức sản xuất và được coi là siêu pháo khi được trang bị tới 12 tên lửa dẫn đường M30/M31 hoặc 2 tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS.

Lộ diện quốc gia là điểm đến chính của đầu tư Trung Quốc ở châu Âu

Thứ 5, 25/04/2024 | 06:00
Hungary có thể nằm trong số những nước đi đầu về việc chuyển đổi công nghệ nhờ hợp tác kinh tế và đầu tư chặt chẽ với Trung Quốc.