Người nhập cư mưu sinh trong hẻm vắng

Người nhập cư mưu sinh trong hẻm vắng

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:54
0
Khi màn đêm buông xuống là lúc người dân nhập cư vào Sài Gòn bắt đầu công việc mưu sinh.

Sài Gòn là một trong hai thành phố lớn nhất của nước ta. Với dân số lên tới khoảng gần 10 triệu. Người dân mọi miền trên đất nước tập chung về đây làm ăn buôn bán đã tạo nên một Sài Gòn sầm uất, nhưng cũng hối hả, xô bồ. Ban ngày là vậy nhưng bức tranh ban đêm ở Sài Gòn lại là cuộc sống hoàn toàn trái ngược. Đây là thời điểm sinh sống của một số bộ phận người nhập cư chuyên bán hàng về khuya, mưu sinh để kiếm sống qua ngày. Với rất nhiều hình thức khác nhau nhưng chung quy lại tất cả cũng vì miếng cơm manh áo.

Màn đêm bắt đầu buông xuống, chúng ta dễ dàng bắt gặp những người chuyên đi bán vé số dạo. Họ thường vào các quán nhậu, quán ăn, những nơi có đông người để chào mua. May mắn thì có người mua cho một hai tờ còn nếu không thì có khi đi mỏi chân cũng không bán được tờ vé số nào. Không chỉ bán ban ngày mà còn cả ban đêm, thậm chí đến tận 12h khuya mới về tới nhà ngủ. Công việc thì vất vả nhưng thu nhập lại chẳng đáng là bao.

Pháp luật - Người nhập cư mưu sinh trong hẻm vắng

Những người làm nghề mua bán ve chai, sống chủ yếu nhờ công việc thu lượm bao bì, túi nilon, đồ nhựa cũng lang thang khắp thành phố. Họ đi khắp nơi các ngóc ngách, các điểm tập kết rác để kiếm tìm sự sống cho những ngày tiếp theo. Thậm chí những ngày mưa to gió lớn họ vẫn miệt mài với công việc của mình. “Ngày mưa gió không ai đi thì mình đi. Những cái bì ướt, bẩn không ai nhặt thì mình nhặt, giặt, phơi rồi gom lại bán. Miễn sao là có tiền mua gạo thôi”, một người nhặt ve chai nói.

Những người bán hàng rong với nhiều loại mặt hàng cũng đi từng con đường ngõ hẻm để rao bán hàng, chủ yếu là đồ ăn như đậu hủ, bắp rang, bánh chưng, bánh giò... không có một con đường ngõ phố nào mà họ chưa từng đi qua. Nhiều người đã vào Sài Gòn bán bánh cả chục năm liền. Cô Thu, cô Hoài lặn lội từ Phú Yên vào Sài Gòn từ ngày vừa mới sinh đứa con thứ nhất. Sáng ra các cô dậy thật sớm, chuẩn bị hàng rồi rong ruổi khắp Sài Gòn. Đêm đến, họ thường tụ tập ở công viên 30-4, quanh khu vực nhà thờ Đức Bà hoặc khu vực trước cổng Trường ĐH KHXH &NV TP.HCM, đường Nguyễn Thị Minh Khai... để bán cho khách đi chơi khuya. Sau đó các cô về nhà trọ tập thể ở chân cầu nghỉ ngơi, cũng có khi nằm ngay tại vỉa hè chờ đến sáng.

Một nhóm người hành nghề xe ôm trước cổng bệnh viện Ung Bướu ở quận Bình Thạnh vẫn ngồi chờ khách. Họ tụ tập lại nhâm nhi những ly café vừa mua được từ một người bán café dạo, hút điếu thuốc rồi trò truyện cho tỉnh táo để chờ khách. Mặc dù biết là chở khách ban đêm là rất nguy hiểm, nhưng vì miếng cơm manh áo nên vẫn phải làm. Một người hành nghề xe ôm cho biết: “Khách đi ban đêm không nhiều, hôm nào may mắn lắm thì chở được 2 đến 3 khách nhỡ đường, nhưng nhiều hôm cũng không có khách. Những lúc như thế, tôi ngả lưng luôn trên xe của mình cho đỡ mệt”.

Khi đêm đã về khuya, mọi người đang chìm trong những giấc ngủ say, những người bán hàng dong, đồ ăn khuya cũng lục tục dọn hàng về. Lúc này, công việc của những người làm sạch đường phố cũng bắt đầu. Họ là những công nhân vệ sinh chuyên làm sạch đường phố. Dù nắng hay mưa họ vẫn miệt mài để sáng hôm sau mọi người bước ra đường khoan khoái đón chào ngày mới.

Chị Phan Thị Thanh, một công nhân vệ sinh ở phường 7, quận Bình Thạnh, tâm sự: “Cả hai vợ chồng chị đều làm nghề lao công hơn 10 năm nay. Nghề này tuy thu nhập thấp, rủi ro cao, lại ít có thời gian chăm sóc gia đình, nhất là trong dịp lễ Tết, nhưng bù lại chúng tôi thấy rất vui vì là những người giữ bộ mặt đô thị xanh sạch đẹp”.

Một ngày nữa trôi qua, một ngày với bao bộn bề của cuộc sống lại bắt đầu. Mọi người nơi đây lại quay về với nhịp sống hối hả như thường ngày của nó. Nhưng ở một góc nào đó tại thành phố này, vẫn còn có những con người không kể ngày đêm, không kể nắng mưa, có mặt trên mọi con đường ngõ hẻm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời mưu sinh kiếm sống để có từng bữa ăn sống qua ngày.

Thế Quyết


Cùng chuyên mục

Án Tây-Luật Ta: Bị kiện vì chơi đàn… quá nhiều

Thứ 6, 26/04/2024 | 20:15
Laia Martin một nghệ sĩ dương cầm người Tây Ban Nha bị người hàng xóm cũ của cô kiện vì chơi đàn quá nhiều.

Kiên Giang: Khởi tố Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Hiệp

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:08
Ông Trần Minh Vũ, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang bị khởi tố để điều tra về hành vi Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Đồng Nai: Phát hiện nhóm thanh niên sử dụng ma tuý trong quán karaoke

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:04
Công an huyện Xuân Lộc đang tạm giữ hình sự 6 đối tượng tham gia tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, tại một quán karaoke.

Hà Nội: Hàng loạt ô tô bị tạt sơn, xử lý hành vi này như thế nào?

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:02
Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) đang phối hợp cùng Công an phường Định Công xác minh, điều tra vụ việc 6 chiếc ô tô bị tạt sơn đỏ trên địa bàn.

Bắt nhóm đối tượng dàn cảnh đánh ghen để cướp tài sản của 2 nữ sinh

Thứ 6, 26/04/2024 | 18:57
Sau khi đạp xe nạn nhân ngã xuống đường, Đại và Đạt chạy đến ngồi lên xe cảnh giới để Giàu và Vương đến dàn cảnh đánh ghen rồi cướp dây chuyền vàng và điện thoại.
     
Nổi bật trong ngày

Án Tây-Luật Ta: Bị kiện vì chơi đàn… quá nhiều

Thứ 6, 26/04/2024 | 20:15
Laia Martin một nghệ sĩ dương cầm người Tây Ban Nha bị người hàng xóm cũ của cô kiện vì chơi đàn quá nhiều.

Bắt nhóm đối tượng dàn cảnh đánh ghen để cướp tài sản của 2 nữ sinh

Thứ 6, 26/04/2024 | 18:57
Sau khi đạp xe nạn nhân ngã xuống đường, Đại và Đạt chạy đến ngồi lên xe cảnh giới để Giàu và Vương đến dàn cảnh đánh ghen rồi cướp dây chuyền vàng và điện thoại.

Hải Dương: Tiêu hủy 10.000 con vịt giống

Thứ 5, 25/04/2024 | 22:47
Cục QLTT tỉnh Hải Dương đã phát hiện, bắt giữ, xử lý nhiều vụ việc vi phạm kinh doanh gà, vịt giống không có xuất xứ, không thực hiện kiểm dịch theo quy định.

Hà Nội: Hàng loạt ô tô bị tạt sơn, xử lý hành vi này như thế nào?

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:02
Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) đang phối hợp cùng Công an phường Định Công xác minh, điều tra vụ việc 6 chiếc ô tô bị tạt sơn đỏ trên địa bàn.