Nhà văn Nam Cao: Viết văn và làm người

Nhà văn Nam Cao: Viết văn và làm người

Thứ 7, 22/10/2016 | 08:14
0
Suốt cuộc đời cầm bút, Nam Cao luôn trăn trở về Sống và Viết. Ông đòi hỏi nhà văn phải có nhân cách xứng với nghề và cho rằng sự cẩu thả trong văn chương chẳng những là bất lương mà còn là đê tiện.
Tin cũ - Nhà văn Nam Cao: Viết văn và làm người

Nam Cao (1915-1951) là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất thế kỷ 20 của Việt Nam.

Tin cũ - Nhà văn Nam Cao: Viết văn và làm người (Hình 2).

Lúc mới cầm bút, nhà văn Nam Cao chịu ảnh hưởng của trào lưu văn học lãng mạn đương thời. Tuy nhiên, ông đã đoạn tuyệt với thứ văn chương ấy khi nhận ra nó thoát li hiện thực, hoàn toàn xa lạ với đời sống lầm than của những người chung quanh.

Tin cũ - Nhà văn Nam Cao: Viết văn và làm người (Hình 3).

Nam Cao nhận thức nghệ thuật phải gắn bó với đời sống, nhìn thẳng vào sự thật "tàn nhẫn", phải nói lên nỗi khốn khổ, cùng quẫn của nhân dân và vì họ mà lên tiếng.

Tin cũ - Nhà văn Nam Cao: Viết văn và làm người (Hình 4).

Qua các tác phẩm của mình, Nam Cao đã chỉ cho người đọc thấy cái xã hội trong nô lệ và lạc hậu cái xã hội phân chia đẳng cấp, bất công và phi nhân thủa trước đã làm tha hóa, biến dạng, biến chất con người ta như thế nào.

Tin cũ - Nhà văn Nam Cao: Viết văn và làm người (Hình 5).

Với những cống hiến cho nền văn học Việt Nam hiện đại, ông đã được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học, Nghệ thuật (đợt 1, 1996) cho các tác phẩm: Nhật ký ở rừng, Đôi mắt (truyện ngắn), Sống mòn (tiểu thuyết), Truyện ngắn chọn lọc (xuất bản năm 1964), Chí Phèo (truyện ngắn), Nửa đêm (truyện ngắn).

Ngân Hà (Tổng hợp)