Nhiều doanh nghiệp xây dựng có nguy cơ phá sản vì nợ đọng

Nhiều doanh nghiệp xây dựng có nguy cơ phá sản vì nợ đọng

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:44
0
Nhiều doanh nghiệp (DN) đang đứng trước nguy cơ phá sản vì tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại các địa phương. Sự việc khiến Thủ tướng Chính phủ phải có văn bản chỉ đạo nhanh chóng khắc phục...

90% doanh nghiệp xây dựng phá sản

Tỉnh Phú Yên trong thời gian gần đây được nhắc đến như một sự trỗi dậy mạnh mẽ trong việc hoàn thiện cơ sở vật chất hệ thống hành chính địa phương. Thế nhưng, phía sau những tòa nhà đồ sộ được hoàn thiện là sự oằn lưng "gánh" nợ của các DN xây dựng trên địa bàn tỉnh, khi thủ tục thanh toán chưa... thông. Đáng nói, nhiều công trình đã bàn giao đưa vào sử dụng đến 3, 4 năm mà khoản hỗ trợ bù giá nguyên vật liệu xây dựng vẫn còn nằm... trên giấy.

Bất động sản - Nhiều doanh nghiệp xây dựng có nguy cơ phá sản vì nợ đọng

Nhiều dự án BĐS dang dở vì thiếu vốn

Điển hình cho chuyện lạ trong ngành xây dựng phải kể đến công trình trụ sở Huyện ủy Đông Hòa (tỉnh Phú Yên), mặc dù đã được hoàn thiện, bàn giao và đi vào hoạt động gần 3 năm với đầy đủ cơ sở thiết bị hoành tráng. Vậy mà, nhà thầu thi công vẫn mòn mỏi chờ khoản tiền bù giá công trình (theo Thông tư 05 và 09 của Bộ Xây dựng - PV) với giá trị hàng tỷ đồng mà phía chủ đầu tư (BQL Các công trình Đầu tư và Xây dựng cơ bản, thuộc UBND huyện Đông Hòa) chây ì không chịu thanh toán.

Sau rất nhiều lần kiến nghị của nhà thầu, UBND tỉnh Phú Yên đã có thông báo về việc chấp thuận bù giá và yêu cầu chủ đầu tư khẩn trương hoàn tất các thủ tục, thanh quyết toán công trình. Xem ra, chỉ đạo trên của UBND tỉnh Phú Yên vẫn chưa đến được tay UBND huyện Đông Hòa, mặc dù văn bản được ký từ giữa năm 2011.

Cùng chung cảnh ngộ, trên địa bàn tỉnh Phú Yên còn có hàng loạt dự án như: Công trình Trường THPT bán công Nguyễn Trãi; công trình Trường cấp 2, 3 Sơn Thành; Trường cấp 2, 3 Xuân Phước... Đáng nói, hầu hết những công trình này đã được đưa vào sử dụng từ 3, 4 năm nhưng chủ đầu tư vẫn không chịu thanh toán cho nhà thầu.

Trong bản kiến nghị mới nhất được gửi đến đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên, Hội Công thương tỉnh đưa ra con số khiến nhiều người phải giật mình, có đến 90% DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng phải phá sản và trên thực tế chỉ có 3 - 4 DN còn hoạt động (so với 60 DN trước đây). Một trong những nguyên nhân chính được Hội Công thương tỉnh này chỉ rõ là do chủ đầu tư các công trình thanh toán chậm.

Không riêng Phú Yên, nhiều DN trên cả nước cũng đang "dở khóc, dở cười", bởi dự án đã được hoàn thiện, nghiệm thu còn "tiền đâu" thì chưa thấy.

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, tính đến hết tháng 4/2012, đã có hơn 80.000 DN giải thể, có đến 69,4% DN cho biết nguyên nhân phá sản, giải thể là do sản xuất kinh doanh thua lỗ; 28,4% DN cho biết là do thiếu vốn để sản xuất kinh doanh... Các DN rơi vào thảm cảnh này chủ yếu thuộc về lĩnh vực xây dựng, vật liệu xây dựng và bất động sản.

Chờ đợi từ động thái mới

Theo ông Nguyễn Cao Khoa, chủ tịch Hội Công thương Phú Yên, một trong những nguyên nhân cốt lõi khiến nhiều DN xây dựng lâm vào tình trạng phá sản là do chủ đầu tư các công trình còn dây dưa trong việc thanh toán. Việc này đã "chôn vốn" nhà thầu, hàng tháng, DN phải trả lãi vay ngân hàng với lãi suất cao, do vậy khó khăn càng thêm chồng chất.

Vì thế, để "cứu" các DN thoát khỏi tình trạng này, ông Khoa cho rằng, chủ đầu tư các công trình phải tính bù giá kịp thời trong thời gian sớm nhất cho nhà thầu và thanh toán dứt điểm những khoản nợ đối với các công trình đã thi công hoàn thành, đã bàn giao và đưa vào sử dụng.

Quay trở lại với hàng loạt dự án đang bị đình trệ về khoản thanh toán ở Phú Yên, mặc cho các DN vật vã sống, chủ đầu tư vẫn ung dung thoái thác trách nhiệm hay thậm chí là sợ trách nhiệm khi được PV Người đưa tin đặt câu hỏi. Ông Nguyễn Tài, trưởng BQL Các công trình Đầu tư và Xây dựng cơ bản (UBND huyện Đông Hòa, Phú Yên) vô tư nói: "Đang tích cực giải quyết cho nhà thầu" mà quên rằng sự tích cực đó đã kéo dài... hơn 3 năm qua.

Trong khi đó, ông Võ Cao Thắng, phó GĐ Ban QLDA Đầu tư xây dựng công trình (Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Phú Yên) thì tuyên bố thẳng thừng: "Không thể đề xuất thanh toán vì không quy được trách nhiệm cho ai, nhất là những lãnh đạo phụ trách dự án nay đã nghỉ hưu"???

Trao đổi với PV Người đưa tin, TS. Lê Đăng Doanh, chuyên gia cao cấp kinh tế cho rằng: Đây là một tình hình hết sức khó khăn cho DN khi Nhà nước chậm thanh toán, có thể họ sẽ chết oan vì chuyện này. Nhiều DN đã 6 tháng qua công nhân chưa nhận được lương với một cuộc sống hết sức khó khăn. Việc chống đỡ của các DN xây dựng hiện nay rất yếu vì nguồn tín dụng rẻ không còn nữa, thậm chí có tiền cũng chẳng dám vay vì nguồn vốn đầu tư bị đình trệ quá dài.

Trước tình trạng nợ đọng trong xây dựng kéo dài, mới đây Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản yêu cầu các bộ, ngành tập trung triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp để xử lý, khắc phục tình trạng này. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu từng địa phương phải kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm của từng cấp, từng cơ quan (gắn với trách nhiệm cá nhân) trong việc để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản trong thời gian qua. Đồng thời, phải tự cân đối các nguồn vốn để xử lý dứt điểm tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản. Hết năm 2015, phải hoàn thành xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản.

Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, địa phương phải chủ động đánh giá, xác định hiệu quả, mức độ hoàn thiện, khả năng khai thác của từng dự án, công trình để thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại đối với những công trình đầu tư dở dang do nợ đọng xây dựng cơ bản. Đối với những công trình thật sự có hiệu quả, mức vốn hoàn thiện không lớn thì tập trung bố trí vốn đầu tư dứt điểm để đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả.

Còn đối với những công trình có khả năng khai thác từng phần thì hoàn thiện đưa vào sử dụng từng hạng mục theo khả năng nguồn vốn cho phép, các hạng mục còn lại phải kiên quyết đình hoãn. Với những công trình dở dang khác cần có giải pháp xử lý phù hợp hoặc kiên quyết tạm dừng thực hiện.

Các địa phương có trách nhiệm định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo tình hình và kết quả xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản về Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch & Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Đã phẫu thuật thì phải chịu đau

"Có thể thấy rằng, vấn đề nợ xây dựng cơ bản phải được cả Trung ương và địa phương phải cùng nhau giải quyết cho DN. Bây giờ phải sắp xếp lại kế hoạch, những gì đã thực hiện xong thì phải tìm mọi cách thanh toán cho đơn vị thi công giúp họ vượt qua thời điểm khó khăn. Còn với những công trình chưa cần thiết do nguồn vốn hay nhà thầu không đáp ứng được thì nên tạm dừng hoặc có thể bỏ để ưu tiên cho những cái đã thực hiện và cần thiết hơn. Đã phẫu thuật thì phải chịu đau, chứ không ai vui vẻ cả", TS. Lê Đăng Doanh nhấn mạnh.

Trần Quyết


Cùng chuyên mục

Thị trường khách sạn tại Hà Nội đang trong trạng thái tốt

Thứ 3, 30/04/2024 | 20:22
Du lịch khởi sắc đã tạo đà cho thị trường khách sạn. Theo ông Matthew Powell, hoạt động của các khách sạn ở Hà Nội đã về gần mức trước đại dịch Covid-19.

Hà Nội: Hiện trạng tuyến đường dài 325m được khởi động lại sau 12 năm

Thứ 2, 29/04/2024 | 16:55
Tuyến đường Phương Mai - sông Lừ (quận Đống Đa, Tp.Hà Nội) dài 325m với mức đầu tư 225 tỷ đồng đang khởi động lại sau 12 năm.

Thanh Hóa: Thu ngân sách những tháng đầu năm tăng mạnh

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:31
Các khoản thu từ đất chiếm tỷ trọng lớn, và có mức tăng ấn tượng đã giúp thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thanh Hóa đạt kết quả ấn tượng.

Toàn cảnh dự án của Tân Hoàng Minh bỗng dưng đổi tên

Chủ nhật, 28/04/2024 | 10:06
Dự án D’.Palais de Louis được Tập đoàn Tân Hoàng Minh với quy mô 27 tầng cao và 4 tầng hầm, tổng cộng có 242 căn hộ cao cấp bất ngờ đổi tên thành Hanoi Signature.

Tp.HCM: Mặt bằng bán lẻ nhộn nhịp trở lại, kỳ vọng hồi phục kinh tế

Chủ nhật, 28/04/2024 | 07:00
Sự đổ bộ của các thương hiệu xa xỉ đã giúp giá cho thuê mặt bằng bán lẻ ở các trung tâm thương mại tại Tp.HCM ngày càng tăng.
     
Nổi bật trong ngày

4 tháng đầu năm, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

Thứ 6, 03/05/2024 | 07:00
Trong 4 tháng đầu năm 2024, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 34,1 tỷ USD.

Tp.HCM: Doanh thu du lịch dịp lễ 30/4 và 1/5 ước đạt 3.235 tỷ đồng

Thứ 5, 02/05/2024 | 05:56
Ngày 30/4, Sở Du lịch Tp.HCM cho biết doanh thu dịp lễ 30/4 - 1/5 của ngành du lịch thành phố ước đạt 3.235 tỷ đồng, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Giá vàng 3/5: Vàng trong nước đi ngang

Thứ 6, 03/05/2024 | 10:48
Giá vàng thế giới giảm trở lại xuống 2.304,4 USD/ounce, thấp hơn hôm qua 21 USD. Tại thị trường trong nước, vàng SJC chủ yếu đi ngang.

Giá vàng 2/5: Vàng SJC giảm về 84,7 triệu đồng/lượng

Thứ 5, 02/05/2024 | 10:17
Sáng 2/5, giá kim loại quý trong nước đồng loạt giảm từ 200 - 600 ngàn đồng/lượng, ngay sau kỳ nghỉ lễ dài ngày kết thúc.